Áp dụng công nghệ tiên tiến để cảnh báo sớm, giảm thiểu thiên tai
16:31 | 07/10/2024
DNTH: Xung quanh vấn đề cảnh báo sớm thiên tai, phóng viên báo Tin tức đã có cuộc phỏng vấn PGS.TS Trần Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam về các giải pháp công nghệ phục vụ công tác phòng ngừa, cảnh báo sớm.
Sau bão, mưa lớn thường xảy ra những vụ lũ quét, sạt lở đất, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người dân. Vậy, các địa phương đang gặp những khó khăn như thế nào trong công tác cảnh báo sớm thiên tai, thưa ông?

Hàng năm cứ đến mùa mưa bão, các địa phương, nhất là các tỉnh miền núi Việt Nam thường hứng chịu hậu quả của các tai biến địa chất, như sạt lở đất, lũ quét, lũ bùn đá, gây thiệt hại nặng nề về người, tài sản của nhân dân và Nhà nước.
Hiện nay, để cảnh báo thiên tai, ngành khí tượng vẫn đang sử dụng các bản đồ cảnh báo nguy cơ do các nhà khoa học nghiên cứu, xây dựng. Đây là giải pháp căn cơ, có tác động lâu dài, phục vụ quy hoạch lãnh thổ bền vững, xây dựng các chiến lược phòng chống thiên tai, các kịch bản ứng phó khi thiên tai xảy ra.
Đến nay, Việt Nam đã đạt được tiến bộ trong việc xây dựng các bản đồ cảnh báo nguy cơ thiên tai ở tỷ lệ nhỏ (cả nước) và tỷ lệ trung bình (các tỉnh). Trên các bản đồ này chỉ ra các khu vực có khả năng xảy ra thiên tai ở các cấp độ khác nhau. Nhưng, để cảnh báo sớm thiên tai vẫn gặp nhiều khó khăn như: Bản đồ cảnh báo nguy cơ thiên tai chưa dự báo, cảnh bảo được thời gian khi nào xảy ra, các bản đồ đánh giá nguy cơ thiên tai mới ở tỷ lệ nhỏ và vừa 1:1.000.000, 1:500.000 hoặc 1:250.000, có nghĩa 1 cm trên bản đồ tương đương 10 km, 5 km hoặc 2,5 km ở hiện trường.
Do vậy, trên những bản đồ này không thể hiện được những mái dốc, những sông suối có nguy cơ sạt lở hoặc lũ quét khi mưa xuống để địa phương cảnh giác; chưa thể chủ động dự báo các đợt mưa lớn kéo dài, thời gian mưa và lượng mưa gây sạt lở đất, lũ quét ở từng khu vực cụ thể... gây bất ngờ và bị động cho địa phương.
Bên cạnh đó, các phương pháp và công nghệ tiên tiến nhằm cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét, lũ bùn đá đạt kết quả cao, nhưng thường có tác dụng tốt ở quy mô hẹp, không thể lắp đặt đại trà trên diện rộng, bởi vì khu vực miền núi Việt Nam tồn tại vô vàn mái dốc, sườn núi có nguy cơ sạt lở; không đủ kinh phí và nhân lực thực hiện công việc này.
Mặt khác, ở nhiều nơi không có sóng điện thoại di động, không có internet, không có hệ thống điện, công tác truyền tín hiệu về trung phân tích cảnh báo không thể thực hiện được. Vấn đề cảnh báo sớm thiên tai do có cơ chế hình thành phức tạp, gồm nhiều thành phần tham gia và thường xảy ra nhanh, bất ngờ, nên việc cảnh báo sớm không dễ thực hiện...
Vậy những giải pháp công nghệ nào có thể làm tốt hơn các hoạt động phòng ngừa cũng như công tác cảnh báo sớm, giúp giảm thiểu hậu quả thiên tai không, thưa ông?
Để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, các cơ quan liên quan nên áp dụng tổng thể các giải pháp và công nghệ tiên tiến, phù hợp trong công tác cảnh báo sớm và phòng ngừa thiên tai; cần khẩn trương nghiên cứu và xây dựng các bản đồ đánh giá nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, lũ bùn đá ở các khu vực miền núi Việt Nam ở tỷ lệ lớn 1:5.000 hoặc 1:10.000. Trên bản đồ này sẽ chỉ ra được từng mái dốc, từng sông suối có nguy cơ xảy ra thiên tai. Dựa vào đó có thể lựa chọn các vị trí thích hợp để lắp đặt các thiết bị cảnh báo sớm thiên tai. Đồng thời, cần thiết xây dựng và ban hành quy định về quy hoạch các vùng dân cư tránh sạt lở đất, lũ quét ở các tỉnh miền núi.
Giải pháp hiệu quả và kinh tế trong phòng tránh thiên tai là quy hoạch không gian sống an toàn cho các cụm dân cư miền núi. Ví dụ, đối với thiên tai sạt lở: Nên quy hoạch lựa chọn vị trí xây dựng các khu dân cư cách xa ảnh hưởng của mái dốc. Nếu khu dân cư bắt buộc sống gần mái dốc, mái dốc cần được gia cố bằng tường chắn kiên cố và lắp đặt hệ thống cảnh báo sớm thiên tai sạt lở.
Đối với thiên tai lũ quét, lũ bùn đá: Lựa chọn vị trí xây dựng đảm bảo dòng chảy không hướng thẳng vào khu dân cư. Ở đó, có thể xây dựng công trình bảo vệ bờ, dải đất bên bờ thấp không xây dựng, tận dụng làm quỹ đất để sản xuất canh tác và tạo không gian thoát lũ, nhằm giảm năng lượng dòng lũ khi thiên tai xảy ra.
Các địa phương nhất là các địa phương miền núi cần xây dựng các kịch bản kịch bản rủi ro thiên tai đến cấp thôn bản, trong đó chỉ ra hướng rủi ro thiên tai đến, hướng thoát hiểm và phương án tìm kiếm cứu nạn khi thiên tai xảy ra. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho người dân sống ở miền núi hiểu được mức độ nguy hiểm của thiên tai, hướng dẫn những kỹ năng ứng phó khi thiên tai xảy ra.
Trân trọng cảm ơn ông!
Theo TTXVN
Nguồn: https://baotintuc.vn/khoa-hoc-cong-nghe/ap-dung-cong-nghe-tien-tien-de-canh-bao-som-giam-thieu-thien-tai-20241006144241758.htm
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- Cảnh báo sớm /
- năm 2024 /
- Lũ lụt /
- Lũ quét /
- thiên tai /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Thử nghiệm triển khai ứng dụng “AI Hải Phòng”
DNTH: Vừa qua, Sở Khoa học và Công nghệ Hải Phòng phối hợp Công ty Cổ phần Công nghệ HeyU tổ chức Hội nghị thử nghiệm triển khai ứng dụng “AI Hải Phòng”.

Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phòng tránh tác hại do dòng chảy xiết gây ra tại một...
DNTH: Vừa qua, tại Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Hải Phòng diễn ra Hội nghị tư vấn, đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện Đề tài: “Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phòng tránh tác hại do dòng chảy...
.jpg)
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản trị doanh nghiệp
DNTH: Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) từ tự phát trong nhân viên giờ đã trở thành nhu cầu của doanh nghiệp để nâng cao hiệu suất, giảm chi phí.

Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn về AI và bán dẫn
DNTH: Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn trong phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) và bán dẫn. Đó là nhận định mà Tiến sĩ Christopher Nguyễn, nhà sáng lập công ty Aitomatic, đưa ra tại Hội nghị Quốc tế về Trí tuệ Nhân tạo và Bán...
Hà Nội sẽ có Trung tâm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
DNTH: Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Kế hoạch số 73/KH-UBND về việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2030.

Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến...
DNTH: Vừa qua, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Hội nghị tư vấn, đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN cấp thành phố: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hải Phòng...
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Sống khỏe
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
-
"3 nhớ 2 không" phục hồi sức khoẻ, nạp năng lượng sau kỳ nghỉ Tết
-
Giá trị sống từ không gian xanh
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...