Bà Nguyễn Phương Thảo Vietjet Air: Doanh nghiệp tư nhân cần được ứng xử công bằng

09:53 | 18/01/2019

DNTH: Đây là một trong những kiến nghị của bà Nguyễn Phương Thảo, CEO của Hãng hàng không Vietjet Air tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2019 với chủ đề Củng cố nền tảng để tăng trưởng nhanh và bền vững do Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương tổ chức chiều 17/1.

Bà Nguyễn Phương Thảo, CEO của Hàng hàng không Vietjet Air phát biểu tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2019.
Đánh giá về vai trò của kinh tế tư nhân đối với nền kinh tế, bà Nguyễn Thị Phương Thảo cho biết, với khoảng  hơn 750 nghìn DN tư nhân, mỗi năm, khu vực này  tạo ra 1,2 triệu việc làm, đóng góp 43% GDP.  Hiện nay, ngành hàng không Việt Nam có 21 cảng hàng không trên cả nước đã phản ánh sức sống mạnh của nền kinh tế. Dẫn thống kê cứ 1% tăng trưởng của hàng không sẽ đóng góp 0,4-0,5% GDP, bà Thảo cho biết tại Việt Nam, ngành hàng không tăng trưởng bình quân 14-15% qua các năm qua còn GDP đạt trên dưới 7%. 

Theo bà Nguyễn Thị Phương Thảo, trong năm 2018, Vietjet thực hiện 66 đường bay quốc tế, doanh thu năm 2018 là 53 nghìn tỷ đồng, đóng góp tiền thuế 6.100 tỷ đồng và hiện đang tập trung phát triển dịch vụ cung ứng, mua sắm thiết bị mà không làm tăng nợ quốc gia. 

Tại diễn đàn, khuyến nghị tới Chính phủ, đại diện Vietjet Air đề xuất 4 nội dung. 

Trước hết, tốc độ tái cơ cấu, CPH DNNN, ngân hàng cần nhanh hơn để hạn chế ảnh hưởng tới tài chính vĩ mô, giảm triển vọng tăng trưởng quốc gia trong đó có khu vực kinh tế tư nhân. 

Khuyến nghị thứ 2, theo bà Thảo, Thủ tướng đã khẳng định, những gì tư nhân làm tốt thì cần tạo điều kiện cho tư nhân làm. Theo đó, Chính phủ cần có chính sách tốt, cơ chế tốt  để khai thác nguồn lực từ khu vực tư nhân, cho phát triển cơ sở hạ tầng, trong đó có hạ tầng hàng không, sân bay, tận dụng tốt thành tự của cách mạng 4.0 để nâng cao năng suất lao động của toàn xã hội. 

Tuy nhiên, theo bà Thảo, hiện nay toàn bộ cơ sở hạ tầng sân bay, bảo dưỡng máy bay, nhà ga, các dịch vụ cung ứng như suất ăn…  đều hoàn toàn phụ thuộc vào DN độc quyền của Nhà nước. 

“Chúng tôi vẫn nói đùa, DN tư nhân không có “tấc đất cắm dùi” tại các sân bay lớn, dù chúng tôi hoàn toàn có năng lực có thể đầu tư hiệu quả”, bà Nguyễn Thị Phương Thảo nói. 

Một kiến nghị khác của đại diện Vietjet Air là “Mong được ứng xử bình đẳng công bằng, bình đẳng, theo đó hướng tới xây dựng các tập đoàn tư nhân đầu tàu mang thương hiệu quốc gia của Việt Nam như Samsung của Hàn Quốc… 

Nhắc lại câu chuyện hai hãng hàng không của Việt Nam đều vướng sự số hạ cánh nhầm xuống đường băng chưa được đưa vào khai thác tại sân bay Cam Ranh (Khánh Hòa) nhưng giữa DN tư nhân và DN nhà nước lại nhận được những phản ứng khác nhau, đại diện Vietjet Air cho biết: 

“Chúng tôi mong muốn được đưa tin, tuyên truyền một cách khách quan, bình đẳng, không để hình ảnh của DN tư nhân xấu xí, ảnh hưởng đến tinh thần khởi nghiệp của toàn xã hội”.

Khuyến nghị thứ 4 được lãnh đạo DN này đề xuất, đó là cần có quy định mở cửa cho các cán bộ, chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam để thu hút chất xám nhân lực toàn cầu. 

Theo đó, cần tháo gỡ về luật pháp, chính sách, cơ chế về visa, quy định về việc làm của người nước ngoài để có thể hội nhập mạnh mẽ hơn đối với lao động quốc tế. 

Trước đó, tháng 12/2018, chuyến bay VJ689 của hãng hàng không Vietjet bay từ Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh đi TPHCM đã gặp sự cố, tổ bay xin quay lại hạ cánh tại Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh và đã hạ cánh xuống đường băng chưa đưa vào khai thác.

Trong khi đó, vào cuối tháng 4, chuyến bay mang số hiệu VN 734  của hãng hàng không Vietnam Airlines cũng hạ nhầm vào đường băng chưa khai thác ở sân bay Cam Ranh.

Theo Hoài Anh/Báo HQ

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

ROX Key đặt mục tiêu doanh thu 1.000 tỷ đồng

DNTH: Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2025 của ROX Key đã thông qua kế hoạch kinh doanh với doanh thu ở mức 1.000 tỷ đồng, tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ổn định trong bối cảnh kinh tế đầy thách thức.

Làn sóng doanh nghiệp mới trong nông nghiệp đang dâng cao

DNTH: Giới trẻ không còn rời quê để lập nghiệp. Trái lại, ngày càng nhiều doanh nghiệp mới – phần lớn do những người trẻ sáng lập – đang chọn nông nghiệp làm bệ phóng phát triển lâu dài. Công nghệ, đổi mới tư duy và khát vọng...

Nghị định thư là chìa khóa, nhưng doanh nghiệp nhỏ cần phải tự mở

DNTH: Nhiều nghị định thư xuất khẩu nông sản được ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đã mở ra nhiều cơ hội. Nhưng không ít doanh nghiệp nhỏ và hợp tác xã nông nghiệp vẫn đứng ngoài cuộc chơi xuất khẩu...

Doanh nghiệp Việt ứng phó trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ

DNTH: Trong bối cảnh thương mại toàn cầu biến động, đặc biệt là áp lực từ các chính sách thuế quan của Hoa Kỳ, nhiều doanh nghiệp Việt Nam không còn chọn cách “đứng yên chờ đợi”. Thay vào đó, các doanh nghiệp chủ động mở...

Tín dụng nông thôn: SME “khát vốn” giữa lúc ngân hàng siết room

DNTH: Trong khi dòng vốn tín dụng bị kiểm soát để ổn định lạm phát, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) khu vực nông thôn đang gặp bế tắc nghiêm trọng về tiếp cận nguồn vốn. Những chương trình tín dụng ưu đãi tuy đã được ban...

Quý I, 36.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới

DNTH: Theo báo cáo của Cục Thống kê, Bộ Tài chính mới công bố, quý I/2025, cả nước có 36.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký đạt gần 356.800 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, số doanh nghiệp giảm 4%,...

XEM THÊM TIN