Bài 2: Chất lượng nông sản nội địa: Khi không ai dám chịu trách nhiệm cuối cùng
06:25 | 25/04/2025
DNTH: Trên kệ siêu thị, trái cây Việt Nam được đóng gói sạch sẽ, dán nhãn mã vạch, có nơi thậm chí kèm theo tem truy xuất nguồn gốc. Nhưng bước ra khỏi siêu thị...
... Thì tại hàng trăm chợ đầu mối, chợ dân sinh trải dài từ Bắc vào Nam, người tiêu dùng vẫn đang mua nông sản một cách “tin vào mắt”, “tin vào miệng”, chứ không có bất kỳ bằng chứng hay kinh nghiệm nào cho thấy loại rau củ ấy sạch hay bẩn, an toàn hay không. Câu hỏi cũ lại lặp lại: Ai chịu trách nhiệm về chất lượng nông sản nội địa?
Trên thực tế, không thiếu quy định pháp luật. Nghị định 109/2018/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn đã quy định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng có danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép và cấm sử dụng, yêu cầu ghi chép nhật ký canh tác, thời gian cách ly trước thu hoạch…
Đặc biệt, Thông tư 50/2016/TT-BYT của Bộ Y tế đã ban hành danh mục giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm (MRLs), quy định cụ thể đối với gần 200 hoạt chất, áp dụng cho hơn 350 loại thực phẩm khác nhau, bao gồm rau, củ, quả, trà, gạo, thịt… Đây là văn bản quan trọng nhằm kiểm soát tồn dư hóa chất ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, do cơ chế giám sát và thực thi thiếu chặt chẽ, Thông tư này phần nhiều vẫn nằm trên giấy.
Nông dân – mắt xích đầu tiên trong chuỗi – nhiều khi không được tiếp cận đầy đủ thông tin về chế tài nếu vi phạm. Việc sử dụng thuốc vượt liều, sử dụng sai hoạt chất, thậm chí dùng thuốc cấm vẫn diễn ra âm thầm ở nhiều địa phương. Một phần do thiếu kiến thức, một phần do áp lực sâu bệnh và thời gian thu hoạch. Khi được hỏi nếu bị phát hiện dư chất BVTV vượt ngưỡng thì bị xử lý thế nào, một hộ trồng bưởi ở huyện Cai Lậy (Tiền Giang) trả lời: “Nếu không xuất khẩu thì ai kiểm tra đâu mà lo. Cùng lắm bị thương lái ép giá.”
Trong khi đó, các thương lái – người gom hàng từ hàng trăm nông hộ – lại không bị ràng buộc bởi một chế tài cụ thể về kiểm tra chất lượng. Họ không có trách nhiệm pháp lý rõ ràng đối với dư lượng hóa chất trong hàng hoá mình phân phối, miễn sao hàng không bị trả lại, không gây ngộ độc cấp tính. Ở cấp độ thị trường, trách nhiệm của họ gần như tan biến trong mối quan hệ thu mua – bán lại. Thậm chí, ở nhiều nơi, thương lái chính là người tư vấn nông dân phun thêm thuốc để hàng “đẹp mã”, “giữ lâu”, “bóng trái”. Chuỗi cung ứng nội địa vì thế trở thành một hành trình mà rủi ro chất lượng luôn được truyền đi, nhưng không ai giữ lại.
Những hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ kinh doanh nông sản cũng lâm vào thế khó: kiểm tra chất lượng đầu vào thì tốn chi phí, không kiểm tra thì mang tiếng là “trôi nổi”. Phần lớn cơ sở chỉ kiểm tra cảm quan, số rất ít có điều kiện xét nghiệm dư chất – bởi một lần xét nghiệm đủ 40 hoạt chất phổ biến hiện nay có thể tốn 2 – 3 triệu đồng, vượt quá lợi nhuận của nhiều lô hàng nhỏ. Việc lấy mẫu ngẫu nhiên của nhà quản lý cũng hiếm khi chạm tới các cơ sở buôn bán nhỏ lẻ. Câu chuyện “giao khoán trách nhiệm cho thị trường” đã không tạo được hệ thống tự điều chỉnh, mà chỉ làm mờ ranh giới trách nhiệm.
Còn các cơ quan quản lý, với năng lực hiện có, đang tập trung nhiều hơn vào tuyến xuất khẩu. Cục Bảo vệ Thực vật, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm thủy sản có đầy đủ chức năng pháp lý để kiểm tra, giám sát, thậm chí xử phạt. Nhưng với hàng triệu điểm bán lẻ, chợ tạm, sạp vỉa hè trên cả nước, họ gần như bất lực nếu không có hệ thống kiểm tra định kỳ bài bản, phối hợp với lực lượng quản lý thị trường và chính quyền địa phương. Vậy nên, hễ có sự cố dư chất BVTV, việc xác định trách nhiệm rất khó. Nhiều nơi lúng túng đến mức chỉ có thể “rút kinh nghiệm”, thậm chí đổ lỗi cho… “tập quán canh tác”.
Một trường hợp gần đây cho thấy rõ lỗ hổng này: vào cuối năm 2024, lô sầu riêng gần 18 tấn từ Đắk Lắk bị Hải quan Trung Quốc trả về do phát hiện tồn dư hoạt chất Tricyclazole vượt mức quy định. Đây là hoạt chất đã bị Trung Quốc cấm sử dụng. Sau khi về lại Việt Nam, lô hàng có bị tiêu hủy không hay quay lại tiêu thụ trong nước?. Câu hỏi đặt ra là: nếu hoạt chất ấy không được chấp nhận với người Trung Quốc, tại sao lại "được phép" với người Việt? Và khi hàng quay lại nội địa, ai là người có trách nhiệm kiểm tra lại? Ai có quyền ngăn chặn, hay tất cả đều… lặng lẽ cho qua?
Một số địa phương đã bắt đầu thí điểm cơ chế kiểm tra ngẫu nhiên dư chất BVTV tại các chợ đầu mối. Ví dụ, TP.HCM trong năm 2024 đã lấy 540 mẫu rau củ và trái cây, trong đó có 4 mẫu vượt ngưỡng cho phép. Tại chợ đầu mối Thủ Đức, từng phát hiện mẫu cải xanh chứa hoạt chất Chlorpyrifos vượt 1,6 lần mức cho phép, nhưng sau đó không truy được nguồn gốc, cũng không xử lý ai cụ thể. Những kết quả kiểm tra này lại không dẫn đến truy xuất hay xử phạt răn đe mà chỉ dừng lại ở việc “thống kê và khuyến cáo”.
Tình trạng này nếu không được cải thiện sẽ khiến người tiêu dùng ngày càng mất niềm tin vào nông sản trong nước – và điều đó cực kỳ nguy hiểm. Trong dài hạn, sức khỏe cộng đồng sẽ là người trả giá. Trong ngắn hạn, uy tín hàng Việt bị bào mòn ngay trên sân nhà. Khi không thể xác định rõ trách nhiệm cuối cùng, toàn bộ chuỗi nông sản trở nên lỏng lẻo, dễ tổn thương và khó có thể phát triển bền vững.
Hệ thống pháp lý hiện tại chưa xác định rõ đơn vị nào chịu trách nhiệm truy vết, thu hồi hay cảnh báo người tiêu dùng kịp thời – khiến cho những con số kiểm tra chỉ có tính mô phỏng rủi ro chứ không giải quyết được bản chất vấn đề.
Nếu không thiết lập được một hệ thống chịu trách nhiệm rõ ràng từ gốc đến ngọn, với các chế tài cụ thể và khả thi, thì người tiêu dùng nội địa sẽ mãi là “chuột bạch” trong một cuộc thí nghiệm kéo dài. Đã đến lúc đặt lại câu hỏi: vì sao chúng ta quản lý rất chặt hàng xuất khẩu nhưng lại buông lỏng với hàng bán trong nước? Phải chăng người tiêu dùng trong nước đang bị xem là lựa chọn thứ yếu trong chiến lược nông nghiệp?
- Bài 1: Từ câu chuyện lô sầu riêng bị trả lại đến câu hỏi quản lý chất BVTV
(Còn tiếp)
Trung Thành
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- tin nong nghiep /
- BVTV /
- an toàn thực phẩm /
- nông sản /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Xuất khẩu thủy sản lần đầu lép vế trước cà phê
DNTH: Theo Cục Hải quan, trong quý 1, xuất khẩu cà phê đạt 496 nghìn tấn, trị giá 2,8 tỷ USD, giảm 15,3% về lượng nhưng tăng tới 45,8% về kim ngạch so với cùng kỳ 2024. Cũng trong quý 1, xuất khẩu thủy sản đạt 2,3 tỷ USD, tăng 19,2% so với...

Cam xanh nghĩa tình 'giải cứu' nông sản bền vững
DNTH: Hiện các tỉnh miền Tây đang vào vụ thu hoạch cam sành, thế nhưng đầu ra gặp nhiều khó khăn, chương trình “Cam xanh nghĩa tình” ra đời với một cách tiếp cận mới: chuyển từ “giải cứu” ngắn hạn sang giải pháp tìm đầu ra...

Xuất khẩu sắn, cần đề cao phương thức chế biến
DNTH: Ngành sắn Việt Nam đang đứng trước ngã rẽ quan trọng khi xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt kim ngạch gần 1 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2024, nhưng lại giảm 7,7% so với cùng kỳ năm trước. Sự phụ thuộc vào Trung...

Ớt chỉ thiên giá 68.000đ/kg, nông dân lãi to dù mất mùa
DNTH: Năm nay do ảnh hưởng thời tiết mưa lạnh kéo dài khiến năng suất ớt giảm, nhưng giá ớt đang rất cao nên nông dân vẫn lãi to.

Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sẽ chịu thiệt hại vì thuế đối ứng của Mỹ
DNTH: Chính quyền Donald Trump áp thuế nhập khẩu chung và thuế đối ứng với từng đối tác thương mại, trước mắt sẽ gây tổn thất cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản.

Tìm hướng đi cho sàn giao dịch nông sản
DNTH: Các sàn giao dịch nông sản đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối nông dân với thị trường, giúp nâng cao giá trị nông sản và đảm bảo tính minh bạch trong giao dịch. Tuy nhiên, để các sàn này hoạt động hiệu quả và thực sự...
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Sống khỏe
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
-
"3 nhớ 2 không" phục hồi sức khoẻ, nạp năng lượng sau kỳ nghỉ Tết
-
Giá trị sống từ không gian xanh
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...