Bắt đầu hành trình xây dựng thương hiệu thành phố sáng tạo từ ẩm thực
09:44 | 01/05/2024
DNTH: Việt Nam đã có 3 thành phố ghi danh vào Mạng lưới thành phố sáng tạo UNESCO.
Đầu tiên là Hà Nội - thành phố sáng tạo trong lĩnh vực thiết kế vào năm 2019. Tiếp đó là Đà Lạt (Lâm Đồng) lĩnh vực âm nhạc; Hội An (Quảng Nam) lĩnh vực thủ công và nghệ thuật dân gian vào năm 2023. Còn Huế (Thừa Thiên – Huế) đang tích cực hành động để sớm trở thành thành viên của Mạng lưới này với định hướng là thành phố sáng tạo trong lĩnh vực ẩm thực - vốn được coi là “kho báu” của đất cố đô.
Tinh tế, thanh nhã ẩm thực Huế

Tuần lễ ẩm thực truyền thống Huế 2024 với chủ đề “Ẩm thực Huế với bốn phương” diễn ra dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 với sự tham gia của Hạ Long (Quảng Ninh), Đà Nẵng, Nha Trang (Khánh Hòa), các tỉnh Tây Nguyên, Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu), Kiên Giang, Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh... Đây là chương trình hấp dẫn, hứa hẹn mang đến cho du khách, người dân trải nghiệm mới, thú vị về ẩm thực truyền thống và đương đại.
Sự kiện do UBND thành phố Huế tổ chức nhằm tôn vinh, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa ẩm thực Huế, hướng đến tổ chức thường niên. Quan trọng hơn cả là Huế đang vận động để đưa thành phố trở thành thành viên của Mạng lưới thành phố sáng tạo UNESCO trong lĩnh vực ẩm thực vào năm 2025.Tại đây sẽ có không gian “Ẩm thực truyền thống Huế” trưng bày và trình diễn ẩm thực truyền thống Huế; không gian “Ẩm thực Huế với bốn phương” quy tụ tinh hoa, đặc sắc ẩm thực 3 miền Bắc - Trung - Nam. Cùng với đó là chương trình “Đêm kinh đô Huế - Thơ, áo dài và ẩm thực”, trải nghiệm chế biến ẩm thực… Nghệ nhân ẩm thực Phan Tôn Tịnh Hải và ca sỹ Nguyễn Phi Hùng được mời làm đại sứ Tuần lễ Ẩm thực truyền thống Huế 2024...
Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên - Huế Phan Thanh Hải chia sẻ: Món ngon xứ Huế có sự kết hợp ẩm thực Champa với món ngon của người Việt, món ngon dân gian cả nước hòa quyện với món ăn cung đình. Món ăn Huế rất phong phú, có thể giản dị, mang hương vị đồng ruộng, đầm phá, núi sông song cũng không kém phần sang trọng, tinh tế với cách bài trí món ăn mang đậm tính chất cung đình.
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu khảo sát của các nhà nghiên cứu, trong kho tàng ẩm thực Việt có khoảng 1.700 món thì Huế chiếm đến hơn 1.300 món ăn và thức uống, chia làm 3 dòng chính: Cung đình, dân gian và chay. Ẩm thực Huế được đánh giá là ẩn chứa nét tinh tế, thanh nhã, vượt khỏi nhu cầu vật chất tầm thường và tiến đến một loại hình nghệ thuật cao mang đặc trưng phong cách riêng. Nhiều nhà nghiên cứu cũng đánh giá: Ẩm thực được xem là “kho báu” của cố đô Huế với hàng nghìn món ăn từ cung đình đến dân gian, các món chay, bánh, bún, chè đặc sản..., đều được du khách đánh giá cao.
Hiệp hội Văn hóa Ẩm thực Việt Nam (VCCA) đang thực hiện Đề án “Xây dựng và phát triển văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia, giai đoạn 2022 – 2024” nhằm xây dựng “Tổng tập 1.000 món ẩm thực tiêu biểu Việt Nam” và “Bản đồ trực tuyến ẩm thực Việt Nam”. Năm 2022, Hiệp hội nhận được 421 đề cử món ẩm thực và lựa chọn 121 món tiêu biểu nhất để trao chứng nhận. Trong đó, Huế có 6 món được tôn vinh gồm: Bún bò Huế, chè bột lọc bọc heo quay, cơm hến, bánh lọc, vả trộn hoa màu chay và cơm hấp lá sen chay.
Vào năm 2023, trang web Taste Atlas chuyên về ẩm thực nổi tiếng thế giới đã công bố danh sách "Những thành phố có đồ ăn ngon nhất thế giới 2023 - Best Food Cities in the World" nhằm vinh danh ẩm thực địa phương ở các điểm đến. Huế vinh dự được xếp thứ 28 trong số các thành phố có các món ăn ngon trên thế giới.
Các món ăn được du khách đánh giá cao là bún bò Huế, bánh tráng mặn Việt Nam, bánh xèo Huế, thịt heo xay sả nướng, bún thịt nướng. Trang Taste Atlas cũng nêu các nhà hàng, quán ăn phục vụ món ăn nổi tiếng ở Huế gồm có quán Bánh Gánh, quán Cẩm,Bún bò Huế bà Xuân nổi tiếng với món bún bò Huế, quán Hồng Mai với nem lụi và bánh khoái, quán Huyền Anh với món bún thịt nướng...
Mục tiêu kép

Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Mạng lưới thành phố sáng tạo của UNESCO (UCCN) ra đời từ năm 2004, với sự tham gia của 180 thành phố thuộc 72 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
Đến năm 2023, có 301 thành phố đã gia nhập mạng lưới nhằm thúc đẩy “nguồn lực văn hóa” và “sáng tạo văn hóa” làm nền tảng cho quá trình phát triển đô thị bền vững. Có 7 lĩnh vực sáng tạo được xác định để UNESCO xét ghi danh, tham gia mạng lưới, gồm: Thủ công mỹ nghệ và nghệ thuật dân gian; thiết kế; điện ảnh; ẩm thực; văn học; nghệ thuật truyền thông đa phương tiện và âm nhạc.
Năm 2022, Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia (VICAS) đã soạn thảo Đề án phát triển mạng lưới thành phố sáng tạo Việt Nam tham gia vào Mạng lưới của UNESCO dựa trên nghiên cứu tiền khả thi, đề xuất một lộ trình cho một số thành phố, trong đó có Huế.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế Phan Ngọc Thọ thông tin: Trong chiến lược bảo tồn và phát triển di sản ẩm thực Huế, mục tiêu trở thành Thành phố sáng tạo về ẩm thực của UNESCO cùng với kinh đô ẩm thực Việt Nam và hệ thống di sản UNESCO sẽ là 3 trụ cột chính. Đây sẽ là nền tảng để phát huy tiềm năng, thế mạnh, củng cố vị thế là trung tâm văn hóa lớn và đặc sắc của cả nước, góp phần định vị giá trị ẩm thực Huế trên thế giới, đồng thời khơi dậy tiềm năng công nghiệp văn hóa nơi đây.
Huế chọn ẩm thực bởi đây là một thành tố quan trọng của văn hóa vùng đất cố đô, đáp ứng nhu cầu của xã hội, tạo cơ hội xây dựng mô hình tăng trưởng kinh tế gắn liền phát triển tài nguyên văn hóa và con người, bảo vệ môi trường sinh thái.
Thời gian qua, tỉnh đã xây dựng đề án “Kinh đô ẩm thực” và đăng ký sở hữu trí tuệ với một số món ăn đặc sản Huế. Tỉnh cũng nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống, thúc đẩy sự sáng tạo để ẩm thực phát triển, góp phần tạo sinh kế, giải quyết việc làm, thu nhập cho người dân, tạo ra các sản phẩm văn hóa, du lịch độc đáo, thu hút khách. Để định vị thương hiệu, ngành du lịch Huế cũng đã công bố chính thức logo, slogan “Huế - Kinh đô ẩm thực”. Những điều này hoàn toàn phù hợp các yêu cầu mà UNESCO đặt ra cho các ứng cử viên tham gia mạng lưới.
Theo nghiên cứu của Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thị Thu Phương, Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, ở châu Á có một số thành phố sáng tạo ẩm thực như Jeonju (Hàn Quốc) hay Dương Châu, Thành Đô (Trung Quốc). Họ có điểm khá tương đồng với Huế, đó là các thành phố đều có lịch sử lâu đời, thế mạnh về ẩm thực, thủ công và nghệ thuật dân gian. Đặc biệt, Jeonju và Huế đều từng là cố đô với hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đồ sộ lưu giữ nhiều giá trị văn hóa ẩm thực, thủ công và nghệ thuật dân gian, trang phục truyền thống.
Nhiều chuyên gia cho rằng, tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO là cơ hội để Huế khẳng định vai trò, vị thế ngày càng lớn hơn trong quá trình hội nhập. Đây cũng là một cơ hội chiến lược để Huế đổi mới các chính sách theo hướng sáng tạo, tăng cường khả năng tiếp cận quốc tế.
Các nhà khoa học cũng nêu rõ: Nếu Huế quyết định chọn ẩm thực thì quá trình chuẩn bị dữ liệu cho hồ sơ đăng ký trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO vào năm 2025 hoặc 2027 cần phải được triển khai có lộ trình bài bản từ sớm. Huế cần có quyết tâm cao, phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia trong nước và quốc tế để học hỏi kinh nghiệm trong quá trình tạo dựng thương hiệu sáng tạo cho thành phố.

Đại lễ Vesak 2025: 10.000 người sẽ tham dự lễ hoa đăng cầu nguyện hòa bình
DNTH: Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) sẽ đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 (Đại lễ) từ ngày 6 đến 8/5 ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, các hoạt động chào mừng diễn ra từ ngày 2.5. Trong khuôn khổ đại...

'Sắc màu thành phố Bác' đặc sắc với nhiều loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống
DNTH: Nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống của Việt Nam như cải lương, hát bội, múa bóng rỗi, đờn ca tài tử... được trình diễn kết hợp trong chương trình 'Sắc màu thành phố Bác', diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP.HCM).

Hà Nội bắn pháo hoa mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
DNTH: Thành phố tổ chức bắn pháo hoa vào ngày 22/4 và 27/4 tại khu vực đường đua F1 (quận Nam Từ Liêm) và công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng).

Công nghệ trình chiếu ánh sáng chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
DNTH: Tối 19/4, UBND TP Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa Thể thao TP Hồ Chí Minh đã khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao, công nghệ trình diễn chủ đề “Sắc màu Thành phố Bác” để chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam,...

Nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
DNTH: Sáng nay (18/4) tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm (2023-2025) tổ chức Họp báo các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống...

Sẽ có 119 bài tham luận tại Hội thảo khoa học cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
DNTH: Hội thảo kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) cấp quốc gia sẽ diễn ra tại TP. HCM vào ngày mai (20/4). Hội thảo có 119 bài tham luận được chuẩn bị công phu và nghiêm túc.
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Sống khỏe
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
-
"3 nhớ 2 không" phục hồi sức khoẻ, nạp năng lượng sau kỳ nghỉ Tết
-
Giá trị sống từ không gian xanh
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...