Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ
06:41 | 19/12/2024
DNTH: Theo các chuyên gia, nếu biết tận dụng lượng chất thải hữu cơ trong sinh hoạt biến thành phân bón hữu cơ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường cho nhiều nông hộ.

TS Nguyễn Văn Bắc, Phó Trưởng Văn phòng thường trực tại Nam bộ, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN-PTNT), tập huấn cho bà con nông dân tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về dự án phân loại rác thải tại nguồn hướng đến nền kinh tế tuần hoàn, xử lý rác thải hữu cơ tại nhà.
Theo thống kê của Bộ TN-MT, mỗi ngày, cả nước phát sinh khoảng gần 68.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt gồm chất thải hữu cơ và chất thải rắn vô cơ. Nhưng có tới 65% tổng lượng chất thải này đang được xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp.
Từ ngày 1/1/2025, người dân trên cả nước sẽ phải thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Vì vậy, việc đưa ra các giải pháp để biến nguồn rác hữu cơ thành phân bón hữu cơ dưới dạng quy mô nông hộ là điều cần thiết hiện nay.
Theo TS Nguyễn Văn Bắc, Phó Trưởng Văn phòng thường trực tại Nam bộ, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN-PTNT), trung bình mỗi người thải ra khoảng 1kg chất thải rắn, trong đó khoảng 50-70% là chất thải hữu cơ như thức ăn thừa, thực phẩm hết hạn sử dụng, các loại rau củ quả, trái cây, thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản, dầu ăn,… thải bỏ sau sơ chế, chế biến món ăn.
Vì vậy, việc truyền thông để người dân vùng nông thôn cũng như thành thị thực hiện phân loại rác sinh hoạt, khuyến khích tận dụng chất thải thực phẩm để sản xuất phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi là điều cần thiết.
Theo TS Nguyễn Văn Bắc, thời gian qua, Trung tâm khuyến nông các địa phương cũng đã có những giải pháp tuyên truyền, hướng dẫn người dân phân loại rác thải, biến rác thải hữu cơ thành phân hữu cơ. Tuy nhiên, chủ yếu mới tập trung nhiều ở khu vực phía Bắc.
Nói về giải pháp để ủ phân hữu cơ tại nông hộ, TS Nguyễn Văn Bắc cho biết, có thể sử dụng thùng ủ rác hữu cơ đạt chuẩn, phối hợp với vi sinh để hỗ trợ tăng tốc độ phân hủy rác, tạo ra phân chất lượng, kiểm soát mùi hôi, côn trùng, tiết kiệm không gian thời gian, thúc đẩy thói quen xử lý rác thải hữu cơ, giảm chi phí mua phân bón, bảo vệ môi trường.

TS Nguyễn Văn Bắc hướng dẫn ủ phân hữu cơ.
“Nhờ thiết kế tối ưu, điều kiện lý tưởng về độ ẩm, nhiệt độ, luồng không khí của các loại thùng ủ đạt chuẩn, quá trình phân hủy diễn ra nhanh chóng, hiệu quả hơn. Điều này giúp giảm thiểu thời gian, công sức cần thiết để xử lý rác thải hữu cơ thành phân hữu cơ chất lượng cao, giàu dinh dưỡng, an toàn cho cây trồng”, TS Nguyễn Văn Bắc nói và cho biết, bằng cách tự tạo phân hữu cơ, các hộ gia đình, cơ sở nông nghiệp có thể giảm chi phí mua phân bón hóa học, giảm sự phụ thuộc vào nó. Phân hữu cơ tự làm không chỉ an toàn cho cây trồng mà còn giúp tiết kiệm khoản chi phí đáng kể.
TS Nguyễn Văn Bắc cho biết, quy trình xử lý rác hữu cơ tại nhà gồm 4 bước.
Bước 1: Chuẩn bị thùng ủ có dung tích khoảng 100-200 lít có nắp đậy phía trên để che chắn mưa nắng; xung quanh khoan lỗ thoát khí; phía dưới thùng mở cửa sổ có bản lề để lấy phân ra dễ dàng. Đáy thùng nên khoan 1 lỗ nhỏ để thoát nước trong quá trình ủ (nếu có).
Bước 2: Chuẩn bị vị trí đặt thùng thuận tiện và chế phẩm vi sinh Sumitri hoặc Men-Padco.
Bước 3: Rắc 1 lớp mỏng chế phẩm vi sinh Sumitri hoặc Men-Padco vào đáy bình trước khi cho rác vào. Cho rác vào theo lớp với độ dầy mỗi lớp khoảng 10-20 cm tùy vào độ xốp/nén của rác. Rắc lượng vi sinh Sumitri hoặc Men-Padco gói 125g chia đều cho 300-500 kg rác thải. Có thể trộn thêm đất bột hoặc pha Sumitri hoặc Men-Padco vào bình để phun/tưới đều đảm bảo đủ lượng vi sinh cho khối lượng rác. Đậy nắp thùng để chống bị nước mưa làm rửa trôi vi sinh hoặc ánh nắng vào làm khô vi sinh sẽ hoạt động kém.
Bước 4: Có thể bổ sung rác vào thùng hằng ngày và theo dõi đủ độ dày của lớp rác thì rắc bổ sung chế phẩm. Sau 6 tuần, rác sẽ thành phân và có thể lấy ra để sử dụng.

TS Nguyễn Văn Bắc cũng lưu ý, với rác là gốc, rễ, thân lá rau, lá cây, cỏ rác ngoài vườn, nếu to quá cần được băm nhỏ để vi sinh dễ tiếp xúc hoạt động. Ngoài ra, đối với lượng rác hằng ngày, dù ít cũng nên đưa ngay vào thùng để đảm bảo vệ sinh; khi nào đủ độ dày lớp rác 10-20 cm thì bổ sung vi sinh. Có thể trộn lẫn cả rác là thức ăn thừa hằng ngày và gốc, rễ, thân, lá rau để cùng ủ.
“Không nên kiểm tra rác ủ hằng ngày sẽ làm mất nhiệt, ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của vi sinh. Định kỳ 5-7 ngày kiểm tra 1 lần để bổ sung ẩm độ nếu cần thiết”, TS Bắc lưu ý thêm.
TS Nguyễn Văn Bắc chia sẻ thêm, phân compost khi được lấy từ thùng ra, tốt nhất nên để phơi gió 1-2 ngày để giảm nhiệt độ mới đưa vào bón cây trồng. Phân hữu cơ này chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như nitrogen, phosphorous và potassium, cùng với các vi chất khác, giúp cải thiện cấu trúc đất, tăng cường sự phát triển của cây trồng.
Theo Nongnghiep.vn
Nguồn: https://nongnghiep.vn/tri-thuc-nong-dan/bien-rac-huu-co-thanh-phan-huu-co-quy-mo-nong-ho-d413461.html
Cùng chuyên mục
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Trồng khoai lang lãi từ 130-150 triệu đồng/ha
DNTH: Những ngày này, trên khắp cánh đồng huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai), không khí thu hoạch khoai lang diễn ra nhộn nhịp. Niên vụ Đông Xuân 2024-2025, bà con nông dân không chỉ vui mừng vì năng suất cao mà giá thu mua cũng tăng mạnh, mang lại...

Giải pháp tưới tiết kiệm nước cho cây sầu riêng
DNTH: Hệ thống tưới nhỏ giọt khuếch tán dưới mặt đất được thử nghiệm cho vườn sầu riêng ở Tiền Giang, giúp tiết kiệm nước và tăng năng suất cây trồng.

Nhiều giải pháp phòng chống sâu bệnh gây hại cây trồng vụ Xuân
DNTH: Để chủ động phòng chống sâu bệnh gây hại vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã có nhiều giải pháp chủ động phòng chống sâu bệnh.

Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc
DNTH: Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Cánh đồng khoai tây canh tác bền vững cho năng suất tăng 30%
DNTH: Mô hình sản xuất khoai tây bền vững tại Thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) theo quy trình canh tác bền vững cho năng suất tăng 30% so với truyền thống.

Trồng hướng hữu cơ, bưởi đặc sản Quế Dương giá 24.000đ mỗi quả
DNTH: Xã Cát Quế (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) đang lưu giữ giống bưởi quý mang tên bưởi Quế Dương. Người dân nơi đây có nhiều sáng kiến để bảo vệ cây bưởi danh tiếng.
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Sống khỏe
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
-
"3 nhớ 2 không" phục hồi sức khoẻ, nạp năng lượng sau kỳ nghỉ Tết
-
Giá trị sống từ không gian xanh
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...