Bổ sung quy định về kinh doanh xuất khẩu gạo
06:14 | 04/01/2025
DNTH: Nghị định số 01/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/3/2025, bổ sung nhiều quy định về kinh doanh xuất khẩu gạo so với các quy định trước đây. Hằng tháng thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo phải báo cáo lượng gạo tồn kho...
Chính phủ ban hành Nghị định số 01/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15/8/2018 về kinh doanh xuất khẩu gạo.

Về quyền kinh doanh xuất khẩu gạo, Nghị định 107/2018/NĐ-CP quy định: Thương nhân Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, nếu đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 4 Nghị định này và được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo (sau đây viết tắt là Giấy chứng nhận), có quyền được kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Thương nhân là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp Giấy chứng nhận và thực hiện hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định tại Nghị định này; các quy định khác có liên quan của pháp luật Việt Nam và cam kết của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Nghị định số 01/2025/NĐ-CP bổ sung thêm quy định: Thương nhân có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo chỉ được ủy thác xuất khẩu hoặc nhận ủy thác xuất khẩu từ thương nhân có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 107/2018/NĐ-CP, Bộ Công Thương xem xét, quyết định việc thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo trong 7 trường hợp sau:
- Thương nhân được cấp Giấy chứng nhận đề nghị thu hồi;
- Thương nhân bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật;
- Thương nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

- Thương nhân không xuất khẩu gạo trong thời gian 18 tháng liên tục, trừ trường hợp thương nhân đã thông báo tạm ngừng kinh doanh theo quy định của pháp luật;
- Thương nhân không duy trì đáp ứng điều kiện kinh doanh theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 4 Nghị định này trong quá trình kinh doanh;
- Thương nhân kê khai không đúng thực tế kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo hoặc có gian lận khác để được cấp Giấy chứng nhận;
- Thương nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chỉ đạo, điều hành của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.
Tại Nghị định số 01/2025/NĐ-CP vừa ban hành, Chính phủ bổ sung điểm h khoản 1 Điều 8 Nghị định số 107/2018/NĐ-CP.
Như vậy, ngoài 7 trường hợp trên, theo quy định mới, Bộ Công Thương sẽ xem xét, quyết định việc thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo đối với trường hợp thứ 8 là: Trường hợp sau 45 ngày kể từ ngày Bộ Công Thương ban hành văn bản đôn đốc thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo mà Bộ Công Thương không nhận được báo cáo của thương nhân theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 24 Nghị định số 107/2018/NĐ-CP thì sẽ bị Bộ Công Thương xem xét, quyết định thu hồi Giấy chứng đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu.
Nghị định số 01/2025/NĐ-CP cũng bổ sung quy định: Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo do Bộ Công Thương ban hành và gửi đến thương nhân bị thu hồi, Tổng cục Hải quan, Sở Công Thương địa phương liên quan đồng thời sao gửi Hiệp hội Lương thực Việt Nam để biết và thực hiện.
Về trách nhiệm của thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo, theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Nghị định số 107/2018/NĐ-CP: Định kỳ vào Thứ 5 hàng tuần thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo báo cáo Bộ Công Thương về lượng thóc, gạo thực tế tồn kho của thương nhân theo từng chủng loại cụ thể để tổng hợp số liệu phục vụ công tác điều hành.

Thay vì phải báo cáo hàng tuần, quy định trên được Nghị định số 01/2025/NĐ-CP sửa đổi như sau: Định kỳ trước ngày 5 hàng tháng thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo báo cáo Bộ Công Thương, Sở Công Thương nơi thương nhân có trụ sở chính, có kho, có cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo đồng thời sao gửi Hiệp hội Lương thực Việt Nam về lượng thóc, gạo thực tế tồn kho của thương nhân theo từng chủng loại cụ thể để tổng hợp số liệu phục vụ công tác điều hành.
Về trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, Nghị định số 01/2025/NĐ-CP yêu cầu Bộ Công Thương tổ chức thực hiện chương trình phát triển hoạt động ngoại thương, xúc tiến thương mại đối với mặt hàng gạo và sản phẩm chế biến từ gạo để nâng cao giá trị, chất lượng và thương hiệu gạo Việt Nam, đảm bảo tính chủ động, có trọng tâm, trọng điểm trong quản lý, điều hành mặt hàng gạo và sản phẩm chế biến từ gạo.
Nghị định số 01/2025/NĐ-CP cũng bổ sung trách nhiệm của Bộ Tài chính phải ưu tiên phân bổ nguồn kinh phí hàng năm cho chương trình phát triển hoạt động ngoại thương, xúc tiến thương mại đối với gạo và sản phẩm chế biến từ gạo.
Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo cho thương nhân, Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố chỉ đạo Sở Công Thương nơi thương nhân có kho chứa thóc, gạo phối hợp với cơ quan liên quan của tỉnh/thành phố tổ chức hậu kiểm kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo trên địa bàn theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này.
Theo Thuonghieucongluan
Nguồn: https://thuonghieucongluan.com.vn/bo-sung-quy-dinh-ve-kinh-doanh-xuat-khau-gao-a249875.html
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- quyền kinh doanh xuất khẩu gạo /
- quy định /
- Điều kiện /
- kinh doanh /
- xuất khẩu gạo /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Quảng Ninh: Tổ chức lễ động thổ Dự án Cụm công nghiệp Đầm Hà B
DNTH: Tại Huyện Đầm Hà, Công ty Cổ phần Shinec đã tổ chức lễ động thổ Dự án đầu tư hạ tầng và kinh doanh Cụm công nghiệp Đầm Hà B.

Gia Lai tăng 9 bậc trong bảng xếp hạng thương mại điện tử
DNTH: Ngày 25/4, tại Hà Nội, Diễn đàn toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam 2025 đã chính thức khai mạc. Tại đây, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam công bố báo cáo chỉ số Thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam 2025.

Việt Nam lọt Top 4 đối tác lớn nhất xuất khẩu thủy sản vào Singapore
DNTH: Số liệu thống kê cho thấy tổng giá trị nhập khẩu thủy sản của Singapore trong quý I/2025 tăng nhẹ và lần đầu tiên Việt Nam đã vươn lên Top 4 đối tác xuất khẩu thủy sản lớn nhất vào Singapore, sau Malaysia, Indonesia và Na Uy.

Gia Lai: Kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh, đạt 80% kế hoạch năm chỉ sau 4 tháng
DNTH: Gia Lai đang nổi lên như một “điểm sáng” trong bức tranh xuất khẩu của khu vực và cả nước, chỉ trong 4 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh đã đạt 685 triệu USD, tương đương 80% kế hoạch năm, tăng 55,8% so với...

3 kịch bản tăng trưởng nông nghiệp trước thuế quan của Hoa Kỳ
DNTH: Viện Chiến lược, Chính sách nông nghiệp và môi trường, Bộ Nông nghiệp và Môi trường dự báo một số kịch bản và giải pháp cần thực hiện trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ.

Nỗi buồn quả cau: Xuất rẻ – nhập đắt, bài học từ chế biến sâu
DNTH: Câu chuyện về quả cau xuất khẩu mới đây lại gióng lên hồi chuông về sự lãng phí thị trường chế biến sâu của nông sản Việt Nam.
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Sống khỏe
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
-
"3 nhớ 2 không" phục hồi sức khoẻ, nạp năng lượng sau kỳ nghỉ Tết
-
Giá trị sống từ không gian xanh
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...