Các nhà sản xuất ô tô châu Âu trước nguy cơ chịu các khoản phạt lớn

07:48 | 04/10/2024

DNTH: Các hãng chế tạo ô tô hàng đầu châu Âu đang ngày càng lo ngại về nguy cơ phải chịu các khoản phạt lớn, giữa bối cảnh nhu cầu về xe điện (EV) giảm sút trong khi các quy định về giảm phát thải chặt chẽ hơn.

Chú thích ảnh
Trụ sở hãng chế tạo ô tô Renault ở Boulogne Billancourt, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN

Các nhà sản xuất ô tô hoạt động tại châu Âu sẽ phải tuân thủ các mục tiêu phát thải nghiêm ngặt hơn từ năm tới, khi mức trần về lượng phát thải trung bình đối với xe mới giảm xuống 93,6 g CO2/km, giảm 15% so với mức cơ bản năm 2021 là 110,1 g/km.

Nếu vượt quá giới hạn trên, các nhà sản xuất ô tô có thể nhận các khoản phạt nặng. Ông Rico Luman, nhà kinh tế về vận tải và hậu cần tại ngân hàng ING của Hà Lan, cho rằng các nhà sản xuất ô tô châu Âu có lý do để lo ngại về quy mô của các hình phạt tài chính này. Ông lưu ý các khoản phạt có thể rất lớn và lên đến hàng triệu euro dựa trên khối lượng sản xuất.

Trong một cuộc phỏng vấn, Giám đốc điều hành Renault, ông Luca de Meo, nhận định nếu doanh số bán xe điện duy trì ở mức hiện tại, ngành công nghiệp ô tô châu Âu có thể phải đối mặt với khoản phạt lên đến 15 tỷ euro (16,5 tỷ USD) hoặc phải từ bỏ việc sản xuất hơn 2,5 triệu xe.

Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô châu Âu (ACEA) cho biết, ngành công nghiệp đang thiếu các điều kiện quan trọng trong quá trình chuyển đổi sang không phát thải và mối lo ngại về việc đáp ứng các mục tiêu giảm phát thải vào năm 2025 cho ô tô chở khách và xe tải đang ngày càng gia tăng. 

Đại diện cho các thương hiệu như BMW, Ferrari, Renault, Volkswagen và Volvo, ACEA cảnh báo các quy định hiện tại của EU không tính đến sự thay đổi sâu sắc trong bối cảnh địa chính trị và kinh tế gần đây. ACEA đã kêu gọi các cơ quan của EU cần có các biện pháp khẩn cấp trước khi các quy định về khí thải mới có hiệu lực vào năm 2025.

Tuy nhiên, ông Tim McPhie, người phát ngôn của Ủy ban châu Âu (EC), nhấn mạnh ngành công nghiệp ô tô vẫn còn 15 tháng để đáp ứng các mục tiêu mới và vẫn còn quá sớm để suy đoán về quy mô các khoản phạt tiềm năng. Ông cho rằng các chính sách đã được thiết kế để ngành công nghiệp có thời gian thích ứng, và EC cũng nhạy cảm với các thách thức mà ngành này đang đối mặt.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Thử nghiệm triển khai ứng dụng “AI Hải Phòng”

DNTH: Vừa qua, Sở Khoa học và Công nghệ Hải Phòng phối hợp Công ty Cổ phần Công nghệ HeyU tổ chức Hội nghị thử nghiệm triển khai ứng dụng “AI Hải Phòng”.

Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phòng tránh tác hại do dòng chảy xiết gây ra tại một...

DNTH: Vừa qua, tại Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Hải Phòng diễn ra Hội nghị tư vấn, đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện Đề tài: “Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phòng tránh tác hại do dòng chảy...

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản trị doanh nghiệp

DNTH: Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) từ tự phát trong nhân viên giờ đã trở thành nhu cầu của doanh nghiệp để nâng cao hiệu suất, giảm chi phí.

Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn về AI và bán dẫn

DNTH: Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn trong phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) và bán dẫn. Đó là nhận định mà Tiến sĩ Christopher Nguyễn, nhà sáng lập công ty Aitomatic, đưa ra tại Hội nghị Quốc tế về Trí tuệ Nhân tạo và Bán...

Hà Nội sẽ có Trung tâm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

DNTH: Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Kế hoạch số 73/KH-UBND về việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2030.

Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến...

DNTH: Vừa qua, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Hội nghị tư vấn, đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN cấp thành phố: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hải Phòng...

XEM THÊM TIN