Cam xanh nghĩa tình 'giải cứu' nông sản bền vững
09:59 | 12/04/2025
DNTH: Hiện các tỉnh miền Tây đang vào vụ thu hoạch cam sành, thế nhưng đầu ra gặp nhiều khó khăn, chương trình “Cam xanh nghĩa tình” ra đời với một cách tiếp cận mới: chuyển từ “giải cứu” ngắn hạn sang giải pháp tìm đầu ra bền vững.
Chương trình do Mạng lưới Ngân hàng Thực phẩm Việt Nam phối hợp cùng Hội Chữ thập đỏ tỉnh Vĩnh Long, Foodbank Vĩnh Long, Hệ thống siêu thị Foodshare Market và Mạng lưới nông dân Farmers Vietnam triển khai.

Ông Nguyễn Tuấn Khởi, Chủ tịch sáng lập Mạng lưới Ngân hàng Thực phẩm Việt Nam cho biết, chương trình không chỉ giúp bà con nông dân tiêu thụ sản phẩm, còn mở ra hướng đi lâu dài, kết nối giữa người sản xuất - người tiêu dùng - cộng đồng yếu thế trên nền tảng số và mô hình trách nhiệm xã hội.
Dự án cũng định hướng thành lập các hợp tác xã chế biến sâu, phát triển sản phẩm từ cam như tinh dầu, mứt, nước ép, kết hợp du lịch cộng đồng, góp phần nâng cao giá trị gia tăng cho trái cam miền Tây.

“Thay vì giải cứu từng đợt ngắn hạn như trước, chúng tôi mong muốn xây dựng một hệ sinh thái kết nối nông dân sản xuất có trách nhiệm, người tiêu dùng thông minh và cộng đồng thiện nguyện. Chương trình ‘Cam xanh nghĩa tình’ sẽ là một trong những mô hình mẫu, từ đó có thể mở rộng ra với nhiều loại nông sản khác trong tương lai”, ông Nguyễn Tuấn Khởi nhấn mạnh.
Đặc biệt, trên nền tảng CamXanh.vn, người tiêu dùng có thể đặt mua trực tuyến cam sành đạt chuẩn từ các nhà vườn. Điểm đặc biệt là họ cũng có thể lựa chọn hình thức “đặt mua để tặng” cho các mái ấm, viện dưỡng lão hoặc các cơ sở bảo trợ xã hội - thông qua hệ thống kết nối của Hội Chữ thập đỏ và Mạng lưới Ngân hàng Thực phẩm Việt Nam.

Bà Nguyễn Thị Yến Phương, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh Vĩnh Long chia sẻ: “Chúng tôi rất tự hào khi đồng hành cùng chương trình. Đây không chỉ là hành động giải cứu nông sản, mà là cách lan tỏa giá trị sẻ chia, trách nhiệm và kết nối giữa nông dân và cộng đồng. Thông qua chương trình này, chúng tôi mong muốn gợi mở thêm cách làm mới, sáng tạo mang tính bền vững hơn nhằm phát huy tối đa sự tham gia tích cực của nhiều cá nhân, tổ chức trong xã hội, qua đó sẽ giúp được cộng đồng một cách lâu dài hơn".
Nhiều năm liên tiếp gần đây, cam sành tại các tỉnh miền Tây như Trà Vinh, Vĩnh Long luôn rơi vào cảnh rớt giá khiến cho nhiều nhà vườn thua lỗ nặng. Hiện nay giá cam sành thu mua tại vườn chỉ còn 2.000 - 2.500 đồng/kg và rất ít thương lái tìm mua.

Theo các địa phương, nguyên nhân khiến cho giá cam sành thường xuyên bị rớt giá là do nông dân mở rộng diện tích sản xuất tự phát quá nhiều, chạy theo phong trào, không theo quy hoạch của địa phương, khiến sản lượng tăng mạnh dẫn đến cung vượt cầu. Trước đây, thị trường miền Bắc tiêu thụ rất mạnh, nhưng giờ họ đã tăng diện tích trồng cam rất nhiều nên cam từ các tỉnh miền Tây không còn lợi thế. Đặc biệt, cam sành hiện chỉ có một kênh tiêu thụ trong nước, chưa xuất khẩu chính thức.
Theo TTXVN
Nguồn: https://baotintuc.vn/xa-hoi/cam-xanh-nghia-tinh-giai-cuu-nong-san-ben-vung-20250410150920856.htm
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- giải cứu nông sản việt /
- chương trình cam xanh nghĩa tình /
- ngân hàng thực phẩm việt nam /
- nước cam /
- Giá cam sành /
- Vĩnh Long /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Bài 1: Từ câu chuyện lô sầu riêng bị trả lại đến câu hỏi quản lý chất BVTV
DNTH: Cuối tháng 3/2025, một doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng từ Tiền Giang sang Trung Quốc nhận thông báo lô hàng 18 tấn bị trả lại vì phát hiện dư lượng hoạt chất chlorpyrifos vượt ngưỡng cho phép. Đây không phải là lần đầu tiên...

Xuất khẩu thủy sản lần đầu lép vế trước cà phê
DNTH: Theo Cục Hải quan, trong quý 1, xuất khẩu cà phê đạt 496 nghìn tấn, trị giá 2,8 tỷ USD, giảm 15,3% về lượng nhưng tăng tới 45,8% về kim ngạch so với cùng kỳ 2024. Cũng trong quý 1, xuất khẩu thủy sản đạt 2,3 tỷ USD, tăng 19,2% so với...

Xuất khẩu sắn, cần đề cao phương thức chế biến
DNTH: Ngành sắn Việt Nam đang đứng trước ngã rẽ quan trọng khi xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt kim ngạch gần 1 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2024, nhưng lại giảm 7,7% so với cùng kỳ năm trước. Sự phụ thuộc vào Trung...

Ớt chỉ thiên giá 68.000đ/kg, nông dân lãi to dù mất mùa
DNTH: Năm nay do ảnh hưởng thời tiết mưa lạnh kéo dài khiến năng suất ớt giảm, nhưng giá ớt đang rất cao nên nông dân vẫn lãi to.

Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sẽ chịu thiệt hại vì thuế đối ứng của Mỹ
DNTH: Chính quyền Donald Trump áp thuế nhập khẩu chung và thuế đối ứng với từng đối tác thương mại, trước mắt sẽ gây tổn thất cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản.

Tìm hướng đi cho sàn giao dịch nông sản
DNTH: Các sàn giao dịch nông sản đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối nông dân với thị trường, giúp nâng cao giá trị nông sản và đảm bảo tính minh bạch trong giao dịch. Tuy nhiên, để các sàn này hoạt động hiệu quả và thực sự...
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Sống khỏe
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
-
"3 nhớ 2 không" phục hồi sức khoẻ, nạp năng lượng sau kỳ nghỉ Tết
-
Giá trị sống từ không gian xanh
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...