Cần hạn chế tối đa vi phạm chất vàng O trong sầu riêng

11:46 | 08/02/2025

DNTH: Lãnh đạo Bộ NN&PTNT khuyến cáo, để xuất khẩu sầu riêng thuận lợi, doanh nghiệp cần tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu, tiêu chuẩn của nước nhập khẩu…

Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã thông tin, thời điểm giáp Tết nguyên đán 2025, các doanh nghiệp phản ánh hàng loạt lô hàng sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc gặp khó vì phía nước bạn yêu cầu phải có giấy chứng nhận kiểm định chất vàng O. (Vàng O là chất nhuộm màu dùng trong công nghiệp như nhuộm da, giấy, gỗ. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vàng O vào danh mục chất gây ung thư, mức độ 2B. Còn tại Trung Quốc, chất này bị cấm dùng trong thực phẩm từ năm 2008 - PV).
can-han-che-toi-da-vi-pham-chat-vang-o-trong-sau-rieng-2.png
Để xuất khẩu sầu riêng thuận lợi, doanh nghiệp cần tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu, tiêu chuẩn của nước nhập khẩu. Ảnh minh hoạ

Đáng chú ý, tính từ ngày 16/1/2025 đến giáp Tết nguyên đán, hầu như không có xe chở mặt hàng sầu riêng quả tươi xuất khẩu qua các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn. Các doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng bắt đầu “lúng túng”, trong khi các cơ quan quản lý cũng chưa có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng.

Tuy nhiên, bằng những nỗ lực của các cơ quan quản lý trong công tác đàm phán, hỗ trợ, tới đầu tháng 2/2025, tình hình xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) đã diễn ra bình thường, nhiều xe hàng qua lại biên giới Việt - Trung sôi động, thuận lợi.

Trao đổi với báo chí xung quanh nội dung này, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến cho biết, việc Trung Quốc yêu cầu các lô hàng sầu riêng xuất khẩu phải có giấy kiểm định chất vàng O là yêu cầu của thị trường nhập khẩu và Việt Nam phải tuân thủ.

Theo ông Tiến, hiện nay diện tích trồng sầu riêng của Việt Nam khoảng 169.000ha (vượt hơn 2 lần định hướng quy hoạch đến năm 2030 - khoảng 65.000-75.000ha), tỉ lệ sầu riêng cho thu hoạch tương đối cao.

"Trong quá trình xuất khẩu thì đa số những nhà vườn, cơ sở đóng gói, những chuyến hàng sầu riêng Việt Nam đều được khẳng định rất tốt, chất lượng cao. Cũng phải thấy rằng trong quá trình bước đầu xuất khẩu thì cũng sẽ có những cơ sở, doanh nghiệp, những khu vực trồng và cơ sở đóng gói có những trường hợp chệch choạc nhất định, nhưng bộ đã chỉ đạo Cục Bảo vệ thực vật cùng với các địa phương rà soát, chấn chỉnh một cách nghiêm túc để làm sao vừa có quy mô lớn, vừa tỉ suất hàng hóa cao, vừa giá cả đảm bảo", ông Tiến nói.

Về tình hình kiểm định chất vàng O, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, Trung Quốc đã đặt ra những tiêu chí từ mã vùng trồng, cơ sở đóng gói, kiểm định chất lượng. Do đó, yêu cầu của thị trường nhập khẩu như thế nào thì chúng ta phải đáp ứng yêu cầu như thế.

"Việc kiểm định chất vàng O sẽ được rà soát, củng cố để làm sao hạn chế một cách tối đa nhất các lô hàng sầu riêng không đạt chuẩn, để tỉ suất hàng hóa, sản lượng và giá trị lớn hơn", Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chia sẻ.

Đối với việc thanh tra, kiểm tra việc sử dụng chất vàng O, Thứ trưởng cho biết bộ đã chỉ đạo một cách thường xuyên liên tục khi mà xảy ra những lô hàng có sự cố. Cùng với đó, Cục Bảo vệ thực vật cũng khẳng định sẽ làm nghiêm túc để chấn chỉnh, hạn chế tối đa doanh nghiệp vi phạm. Đây là một trong những giải pháp quan trọng để Việt Nam duy trì xuất khẩu sầu riêng.

can-han-che-toi-da-vi-pham-chat-vang-o-trong-sau-rieng-1.png
Các chuyên gia khuyến cáo, các doanh nghiệp tuyệt đối không sử dụng chất vàng O để sơ chế, đóng gói sầu riêng. Ảnh minh hoạ

Cũng trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp xung quanh nội dung này, một số chuyên gia cho biết, vàng O thường được sử dụng để sầu riêng có mẫu mã đẹp, bắt mắt. Trong khi đây là chất dùng để tạo màu trong công nghiệp, không được sử dụng làm thực phẩm, không phải thuốc bảo vệ thực vật và không sử dụng cho mục đích bảo vệ thực vật.

Do vậy, chuyên gia cũng khuyến cáo, các doanh nghiệp tuyệt đối không sử dụng chất vàng O để sơ chế, đóng gói sầu riêng. Trường hợp không có giấy kiểm định chất vàng O, doanh nghiệp không được phép xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc, nếu cố tình xuất khẩu mà không tuân thủ quy định thì nguy cơ bị Trung Quốc đưa ra các cảnh báo tiếp theo là rất cao.

Bởi điều này có thể dẫn tới việc Trung Quốc tạm dừng nhập khẩu sầu riêng từ Việt Nam, nếu tình huống này xảy ra sẽ gây tổn thất lớn cho toàn ngành và ảnh hưởng tới uy tín nông sản Việt Nam, chứ không chỉ riêng một vài doanh nghiệp.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Bài 1: Từ câu chuyện lô sầu riêng bị trả lại đến câu hỏi quản lý chất BVTV

DNTH: Cuối tháng 3/2025, một doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng từ Tiền Giang sang Trung Quốc nhận thông báo lô hàng 18 tấn bị trả lại vì phát hiện dư lượng hoạt chất chlorpyrifos vượt ngưỡng cho phép. Đây không phải là lần đầu tiên...

Xuất khẩu thủy sản lần đầu lép vế trước cà phê

DNTH: Theo Cục Hải quan, trong quý 1, xuất khẩu cà phê đạt 496 nghìn tấn, trị giá 2,8 tỷ USD, giảm 15,3% về lượng nhưng tăng tới 45,8% về kim ngạch so với cùng kỳ 2024. Cũng trong quý 1, xuất khẩu thủy sản đạt 2,3 tỷ USD, tăng 19,2% so với...

Cam xanh nghĩa tình 'giải cứu' nông sản bền vững

DNTH: Hiện các tỉnh miền Tây đang vào vụ thu hoạch cam sành, thế nhưng đầu ra gặp nhiều khó khăn, chương trình “Cam xanh nghĩa tình” ra đời với một cách tiếp cận mới: chuyển từ “giải cứu” ngắn hạn sang giải pháp tìm đầu ra...

Xuất khẩu sắn, cần đề cao phương thức chế biến

DNTH: Ngành sắn Việt Nam đang đứng trước ngã rẽ quan trọng khi xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt kim ngạch gần 1 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2024, nhưng lại giảm 7,7% so với cùng kỳ năm trước. Sự phụ thuộc vào Trung...

Ớt chỉ thiên giá 68.000đ/kg, nông dân lãi to dù mất mùa

DNTH: Năm nay do ảnh hưởng thời tiết mưa lạnh kéo dài khiến năng suất ớt giảm, nhưng giá ớt đang rất cao nên nông dân vẫn lãi to.

Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sẽ chịu thiệt hại vì thuế đối ứng của Mỹ

DNTH: Chính quyền Donald Trump áp thuế nhập khẩu chung và thuế đối ứng với từng đối tác thương mại, trước mắt sẽ gây tổn thất cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản.

XEM THÊM TIN