Cảnh giác chuyện “bán lúa non”

08:34 | 18/12/2018

DNTH: Những ngày qua, chuyện “bán lúa non” đã gây xôn xao dư luận ở vùng nông thôn huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Bán lúa non ở nông thôn là chuyện không lạ, tuy nhiên dư luận “dậy sóng” là do nhiều nông dân “bán lúa non” khi mới trổ bông, đoán định là cho thương lái Trung Quốc.

Người mua cho biết, họ mua lúa mới trổ bông để bào chế thuốc đông y ở TPHCM. Dù mua lúa mới trổ bông, nhưng người mua trả tiền cho nông dân theo giá trị lúc thu hoạch. Cụ thể, nếu thửa ruộng đó đến kỳ thu hoạch được 1 tấn lúa, bán giá 5.500đ/kg, thì khi mua lúa non, họ trả đúng 5,5 triệu đồng.

Chuyện “bán lúa non” đã được chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm, cảnh giác. UBND huyện Bình Đại đã đề nghị các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong huyện tập trung tuyên truyền, giáo dục người dân nâng cao cảnh giác việc “bán lúa non” tràn lan. UBND các xã, thị trấn ngoài việc tuyên truyền, giáo dục người dân, còn phải nắm chắc tình hình, nếu có trường hợp “bán lúa non” tương tự phải báo cáo về UBND huyện.

Cảnh giác với hiện tượng bất thường là cần thiết. Nhưng với chuyện “bán lúa non” thì cảnh giác điều gì? Sợ người nông dân bị thiệt hại chăng? Hoàn toàn không, mà trái lại người nông dân chỉ được lợi. Họ không phải mất công chăm sóc, vun bón ruộng lúa cho đến khi thu hoạch mà vẫn bán được giá lúc lúa chín. Sợ tổn hại đất đai chăng? Không thể, vì khi “bán lúa non”, ruộng đất “tiết kiệm” được lượng dinh dưỡng cho lúa, người nông dân có đất trống sớm hơn gần tháng trời. Sợ đe dọa an ninh lương thực chăng? Lúa gạo của ta đang thừa mứa, hàng năm xuất khẩu hàng triệu tấn. Nhà nước còn khuyến khích chuyển một phần diện tích trồng lúa sang các loại cây trồng khác vì không ít khi lúa thu hoạch không bán được, giá xuống thấp, người nông dân không có lãi.

Chúng ta xuất khẩu mỗi năm hàng triệu tấn gạo mà không cần quan tâm ở nước ngoài họ sử dụng gạo Việt Nam để làm gì, cho người ăn hay làm một việc gì khác.

Trước hiện tượng “bán lúa non”, có thể có người chọn cách hành xử khác. Đó là, mời những người mua tới hướng dẫn họ làm thủ tục mua bán đàng hoàng, bảo đảm không để người nông dân bị thiệt. Nếu họ mua bán thật lòng, giá cả hợp lý, thậm chí còn có thể trải thảm đỏ mời họ tới mua nhiều hơn, khai mở một mặt hàng mới từ cây lúa. Lựa chọn cách hành xử nào, còn tùy quan điểm của từng người, từng địa phương.

KỲ QUAN
Báo LĐ

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Trồng khoai lang lãi từ 130-150 triệu đồng/ha

DNTH: Những ngày này, trên khắp cánh đồng huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai), không khí thu hoạch khoai lang diễn ra nhộn nhịp. Niên vụ Đông Xuân 2024-2025, bà con nông dân không chỉ vui mừng vì năng suất cao mà giá thu mua cũng tăng mạnh, mang lại...

Giải pháp tưới tiết kiệm nước cho cây sầu riêng

DNTH: Hệ thống tưới nhỏ giọt khuếch tán dưới mặt đất được thử nghiệm cho vườn sầu riêng ở Tiền Giang, giúp tiết kiệm nước và tăng năng suất cây trồng.

Nhiều giải pháp phòng chống sâu bệnh gây hại cây trồng vụ Xuân

DNTH: Để chủ động phòng chống sâu bệnh gây hại vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã có nhiều giải pháp chủ động phòng chống sâu bệnh.

Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc

DNTH: Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Cánh đồng khoai tây canh tác bền vững cho năng suất tăng 30%

DNTH: Mô hình sản xuất khoai tây bền vững tại Thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) theo quy trình canh tác bền vững cho năng suất tăng 30% so với truyền thống.

Trồng hướng hữu cơ, bưởi đặc sản Quế Dương giá 24.000đ mỗi quả

DNTH: Xã Cát Quế (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) đang lưu giữ giống bưởi quý mang tên bưởi Quế Dương. Người dân nơi đây có nhiều sáng kiến để bảo vệ cây bưởi danh tiếng.

XEM THÊM TIN