Câu chuyện lúa gạo
15:23 | 15/03/2025
DNTH: Trái với không khí hồ hởi năm 2024 khi giá lúa tăng kỷ lục, vượt qua nhiều quốc gia xuất khẩu truyền thống, là nỗi buồn ngay từ đầu năm mới.
Giá lúa “quay đầu” giảm, thương lái thưa vắng trên những cánh đồng. Nguyên nhân có lẽ đã được tiên liệu trước, khi đến một thời điểm quốc gia có sản lượng xuất khẩu đứng đầu thế giới dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo. Ngoài ra, theo nhiều thông tin, một số quốc gia đã chủ động dự trữ để bảo đảm an ninh lương thực cho đất nước. Và thực tế đã diễn ra đúng như vậy!
Ở tầm vĩ mô, đã có nhiều hội nghị, diễn đàn, chỉ đạo tìm giải pháp để hạn chế tác động đến xuất khẩu gạo và thu nhập bà con nông dân trồng lúa, nhất là ở ĐBSCL, nơi đang triển khai thực hiện Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp, gắn với tăng trưởng xanh (gọi tắt là Đề án 1 triệu ha lúa). Bên cạnh đó, cũng có những phân tích về sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xuất khẩu làm cho giá giảm sâu hơn so với các quốc gia khác trong bối cảnh cùng chịu tác động bên ngoài.

Thu hoạch lúa ở đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.
Bài viết này không đề cập đến những vấn đề vừa nêu, chỉ mong muốn góp nhặt thêm những góc nhìn khác từ ruộng đồng và đời sống nông dân trong bối cảnh thị trường luôn là vậy: bất ổn và có thể thay đổi bất cứ lúc nào.
Thuộc tính thời đại gom góp lại bằng 4 từ Biến động, Bất định, Phức tạp, Mơ hồ. Kinh tế thị trường không phải là bài toán tuyến tính chỉ do cung cầu quyết định, mà còn nhiều yếu tố phi kinh tế tác động: sự ổn định chính trị, chính sách pháp luật, quan hệ quốc tế. Bên cạnh đó, còn những yếu tố xã hội - văn hóa như xu thế thay đổi thói quen tiêu dùng, ưu tiên sản phẩm xanh, bền vững,...
Xem trên các đài truyền hình địa phương một số tỉnh ĐBSCL, cảm xúc buồn vui lẫn lộn trước thực trạng giá lúa đang xuống từng ngày. Có nông dân buồn vì lợi nhuận giảm so với năm trước, thậm chí nếu nông dân đi thuê đất còn khó khăn hơn nhiều lần. Có nông dân mong muốn sự can thiệp kịp thời của Nhà nước bằng cách thu mua dự trữ và nới rộng tín dụng cho doanh nghiệp. Có nông dân thấp thỏm không biết giá lúa rơi xuống đáy hay chưa và bao giờ tăng trở lại. Nhưng cũng có nông dân bình tĩnh chấp nhận và tiếp tục thay đổi tư duy theo Đề án 1 triệu ha lúa, đó là giảm chi phí sản xuất, từ giống, phân, thuốc,...
Giảm chi phí - Chuyện không bao giờ cũ
Câu chuyện giá lúa lên xuống thất thường và bất thường, một lần nữa cho thấy tầm quan trọng của tư duy kinh tế nông nghiệp. Thay vì bám víu tư duy sản xuất, lấy mục tiêu sản lượng và mong muốn giá cả đầu ra cao, trong thời gian qua, nhiều bà con nông dân đã lấy chất lượng và chi phí làm mục tiêu sản xuất. Lợi nhuận có được đơn giản là bài toán trừ giữa tiền thu về (doanh thu) và tiền bỏ ra (chi phí). Chi phí giảm được bao nhiêu thì lợi nhuận tăng lên bấy nhiêu.
Một Giám đốc HTX đang triển khai Đề án 1 triệu ha lúa phát biểu trên đài: “Giá lúa lên, ai cũng mừng. Giá lúa xuống, ai cũng buồn, nhưng hổng lẽ ngồi đó buồn hoài sao, quy luật nó vậy mà. Giờ là lúc nông dân tụi tui quyết tâm giảm giá thành xuống, và kết quả vụ vừa rồi cho thấy, giảm được rồi”.
“Rơm rạ ngày trước đốt bỏ, khói bay mù mịt cả cánh đồng, cuộn vào cả khu dân cư gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khỏe bà con khác", anh nói thêm và tâm đắc, “giờ nhờ máy móc cuộn rơm thành từng bánh, bán cũng ra tiền. Mùa mưa lúa ướt không cuộn được thì đã có máy vùi xuống đất làm phân cho vụ sau, giảm thêm tiền mua phân”. Nhiều nông dân cũng đã cảm nhận được dinh dưỡng đất dần được phục hồi nhờ cách làm như vậy.

Đề án 1 triệu ha lúa đã đi được những bước đầu tiên nhưng chặng đường phía trước còn nhiều khó khăn. Đừng thấy những biến động giá cả mà vội nản lòng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.
Đó chính là tư duy kinh tế tuần hoàn trong ngành lúa gạo. Rơm rạ bỏ đi có thể tạo ra nhiều sản phẩm khác như giá thể trồng nấm, trồng hoa, làm phân bón, sản xuất năng lượng, vật liệu xây dựng. Tuần hoàn trong ngành hàng lúa gạo còn giúp bảo vệ môi trường, xây dựng thương hiệu hạt gạo Việt.
Phát triển khu vực kinh tế nông thôn
Đi thăm nhiều cánh đồng ứng dụng chuyển đổi số, bà con nói vui: “Giờ làm ruộng đâu có 'đầu tắt mặt tối', 'bán mặt cho đất bán lưng cho trời' như trước nữa. Làm gì cũng cơ giới hóa hết cả rồi: gieo mạ bằng máy, sạ phân phun thuốc bằng máy bay không người lái, tưới tiêu chỉ cần ngồi nhà bấm điện thoại di động, thu hoạch cũng bằng máy gặt đập liên hợp”.
Một chuyên gia về nông nghiệp thông minh, người chế tạo ra nhiều loại thiết bị quan trắc trên đồng ruộng chia sẻ: “Giúp bà con làm nông nghiệp thông minh không chỉ là tăng năng suất lao động, mà suy cho cùng giúp bà con có nhiều thời gian hơn để nuôi thêm con này, trồng thêm cây kia, làm thêm một nghề gì đó để tăng thêm thu nhập”.
Như vậy, với người trồng lúa, thu nhập không chỉ đến từ hạt lúa mà còn từ nhiều thứ khác. Đó cũng chính là tư duy phát triển kinh tế nông thôn theo tinh thần của Đề án 1 triệu ha lúa.
Không có con đường cụt, chỉ có không dám tìm con đường đi
Cái khó ló cái khôn, trong mỗi khó khăn luôn ẩn chứa cơ hội, những điều mà trong hoàn cảnh thuận lợi có thể vẫn ngủ yên. Mọi việc rồi cũng sẽ qua đi, không có đường cụt, chỉ có không dám tìm con đường đi. Giá cả lên xuống, xuống lên là câu chuyện muôn thuở trong nền kinh tế thị trường. Bàn tay can thiệp của Nhà nước vào “bàn tay vô hình” của thị trường sẽ làm giảm thiểu những tác động trong ngắn hạn. Nhưng con đường phát triển bền vững ngành hàng lúa gạo nói riêng và trong nông nghiệp nói chung cần tiếp tục tư duy mới, tạo ra không gian giá trị ngành hàng mới.

Giá cả lên xuống, xuống lên là câu chuyện muôn thuở trong nền kinh tế thị trường. Ảnh có tính chất minh họa.
Qua thực trạng giá lúa giảm, bên cạnh điều hành vĩ mô can thiệp kịp thời, ngành nông nghiệp và môi trường, chính quyền địa phương cần đẩy nhanh triển khai Đề án 1 triệu ha lúa, đó là đẩy mạnh hợp tác liên kết thay vì sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, cấu trúc lại hệ sinh thái ngành hàng, nâng cao năng lực thích ứng với sự thay đổi của nông dân và doanh nghiệp.
“Dù ai nói ngả nói nghiêng. Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”. Đề án đã đi được những bước đầu tiên nhưng chặng đường phía trước còn nhiều khó khăn. Đừng thấy những biến động giá cả mà vội nản lòng. Ngược lại, càng phải quyết tâm hơn nữa, nhất là giảm chi phí sản xuất và phát triển khu vực kinh tế nông thôn. “Bùn dưới chân, nhưng nắng vẫn trên đầu”.
Theo Nông nghiệp Việt Nam
Nguồn: https://nongnghiep.vn/cau-chuyen-lua-gao-d743020.html
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- Giá lúa gạo /
- trồng lúa /
- ngành lúa gạo /
- lúa gạo /
- Giá gạo /
- xuất khẩu gạo /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Bài 1: Từ câu chuyện lô sầu riêng bị trả lại đến câu hỏi quản lý chất BVTV
DNTH: Cuối tháng 3/2025, một doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng từ Tiền Giang sang Trung Quốc nhận thông báo lô hàng 18 tấn bị trả lại vì phát hiện dư lượng hoạt chất chlorpyrifos vượt ngưỡng cho phép. Đây không phải là lần đầu tiên...

Xuất khẩu thủy sản lần đầu lép vế trước cà phê
DNTH: Theo Cục Hải quan, trong quý 1, xuất khẩu cà phê đạt 496 nghìn tấn, trị giá 2,8 tỷ USD, giảm 15,3% về lượng nhưng tăng tới 45,8% về kim ngạch so với cùng kỳ 2024. Cũng trong quý 1, xuất khẩu thủy sản đạt 2,3 tỷ USD, tăng 19,2% so với...

Cam xanh nghĩa tình 'giải cứu' nông sản bền vững
DNTH: Hiện các tỉnh miền Tây đang vào vụ thu hoạch cam sành, thế nhưng đầu ra gặp nhiều khó khăn, chương trình “Cam xanh nghĩa tình” ra đời với một cách tiếp cận mới: chuyển từ “giải cứu” ngắn hạn sang giải pháp tìm đầu ra...

Xuất khẩu sắn, cần đề cao phương thức chế biến
DNTH: Ngành sắn Việt Nam đang đứng trước ngã rẽ quan trọng khi xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt kim ngạch gần 1 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2024, nhưng lại giảm 7,7% so với cùng kỳ năm trước. Sự phụ thuộc vào Trung...

Ớt chỉ thiên giá 68.000đ/kg, nông dân lãi to dù mất mùa
DNTH: Năm nay do ảnh hưởng thời tiết mưa lạnh kéo dài khiến năng suất ớt giảm, nhưng giá ớt đang rất cao nên nông dân vẫn lãi to.

Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sẽ chịu thiệt hại vì thuế đối ứng của Mỹ
DNTH: Chính quyền Donald Trump áp thuế nhập khẩu chung và thuế đối ứng với từng đối tác thương mại, trước mắt sẽ gây tổn thất cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản.
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Sống khỏe
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
-
"3 nhớ 2 không" phục hồi sức khoẻ, nạp năng lượng sau kỳ nghỉ Tết
-
Giá trị sống từ không gian xanh
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...