Che phủ nilon 100% diện tích mạ xuân để phòng tránh rét

16:05 | 28/01/2025

DNTH: Để phòng tránh rét, các tỉnh thành được khuyến cáo che phủ nilon 100% diện tích mạ xuân, hạn chế tối đa trà lúa xuân sớm, xuân trung, tập trung trà lúa xuân muộn.

Cục Trồng trọt khuyến cáo che phủ nilon 100% diện tích mạ xuân để phòng tránh rét. Ảnh: Laichau.gov.vn

Cục Trồng trọt khuyến cáo che phủ nilon 100% diện tích mạ xuân để phòng tránh rét. Ảnh: Laichau.gov.vn

Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT,) dự báo không khí lạnh có khả năng hoạt động mạnh trong tháng 1 - 2/2025 và gây ra các đợt rét đậm, rét hại. Do đó, khu vực vùng núi phía Bắc cần đặc biệt đề phòng khả năng xảy ra những đợt rét kèm theo hiện tượng sương muối, băng giá.

Để bảo đảm sản xuất vụ đông xuân năm 2024 - 2025, các tỉnh, thành phố phía Bắc cần chủ động phòng chống rét cho mạ, lúa mới cấy, lúa gieo sạ bằng các biện pháp tưới đủ nước. Lưu ý cần che phủ nilon 100% diện tích mạ xuân để phòng tránh rét và ngăn chặn xâm nhập của rầy mang nguồn bệnh lùn sọc đen phương Nam trên mạ. Người dân cũng cần theo dõi tình hình thời tiết để điều chỉnh việc bón phân cho phù hợp, tránh bón phân đạm cho mạ và lúa mới cấy khi nhiệt độ xuống thấp.

Bên cạnh đó, Cục Trồng trọt khuyến cáo các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc hạn chế tối đa trà lúa xuân sớm, xuân trung để tập trung chủ yếu trà lúa xuân muộn, gieo mạ xung quanh tiết lập xuân và tập trung cấy trong tháng 2/2025 bằng các giống lúa ngắn ngày, đảm bảo lúa trỗ tập trung từ 10 - 20/5.

Các địa phương cần hạn chế diện tích lúa gieo thẳng, tăng cường ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất như mạ khay, máy cấy, máy gặt đập liên hợp... nhằm giảm chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất.

Các tỉnh Bắc Trung bộ được khuyến cáo chủ yếu sử dụng giống ngắn ngày, cực ngắn ngày, hạn chế tối đa giống dài ngày, đảm bảo lúa trỗ từ 25/4 - 5/5 đối với các tỉnh từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh và từ 10 - 25/4 đối với các tỉnh từ Quảng Bình đến Huế.

Các tỉnh, thành phố cần rà soát cơ cấu giống lúa, lựa chọn 3 - 4 giống chủ lực, 3 - 4 giống bổ sung, tỷ lệ mỗi giống không quá 30% diện tích để tránh rủi ro; chuẩn bị lượng hạt giống dự phòng khoảng 10% bằng các giống lúa có thời gian sinh trưởng cực ngắn ngày, ngắn ngày để kịp thời gieo cấy lại nếu diện tích lúa mới gieo, cấy bị thiệt hại do rét gây ra.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Những cánh đồng 'mở đường' nhân rộng 1 triệu ha lúa chất lượng cao

DNTH: Kết quả đánh giá từ những cánh đồng thí điểm là cơ sở để tỉnh Kiên Giang nhân rộng diện tích tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Trái cây an toàn, chất lượng nhờ công nghệ giám sát ruồi vàng

DNTH: Sử dụng công nghệ IoT giám sát ruồi vàng giúp nông dân chủ động hơn trong việc phòng trừ, không phải đợi đến khi ruồi vàng gây hại quá nặng mới xử lý.

Nông dân huyện đảo Lý Sơn áp dụng tưới tiết kiệm

DNTH: Công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng được người dân huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) áp dụng vừa giảm chi phí nhân công và tiết kiệm nguồn nước.

Những nông dân dám nghĩ, dám làm

DNTH: Nông nghiệp Việt Nam đã chứng kiến sự xuất hiện của nhiều cá nhân xuất sắc, những người đã đạt được thành công kinh tế đáng kể thông qua các mô hình sản xuất và kinh doanh sáng tạo. Họ là những người dám nghĩ, dám làm...

Kỳ vọng lớn từ mô hình trồng ba kích tím tại huyện miền núi tỉnh Bắc Giang

DNTH: Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất rừng sản xuất, Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với huyện Sơn Động triển khai Đề án phát triển vùng trồng cây ba kích tím theo hướng sản xuất hàng hóa. Đây được xem là giải...

Đưa khoai tây về miền nắng gió

DNTH: Khoai tây - loài cây ưa lạnh và khí hậu mát mẻ, lại sống khỏe trên vùng đất cát pha nắng gió Quảng Bình, mở ra hướng đi mới cho nông dân địa phương.

XEM THÊM TIN