Chông chênh nghề nuôi cá vược
16:25 | 01/05/2025
DNTH: Có lợi thế lớn về diện tích và mặt nước trải rộng nhưng nghề nuôi cá vược trên địa bàn xã Diễn Vạn vẫn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức.

Nghề nuôi cá vược tại đất Diễn Vạn được triển khai từ lâu. Ảnh: Ngọc Linh.
Cá vược dễ nuôi nhờ sức đề kháng cao, loại này đặc biệt ưa thích môi trường nước lợ ven biển. Đây là những yếu tố mà xã Diễn Vạn, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An có thể đáp ứng được. Tận dụng lợi thế đó, người dân trên địa bàn đã xắn tay triển khai mô hình hơn chục năm nay.
Thành thói quen, vào độ tháng 3 hàng năm, số đông người nuôi tại xã Diễn Vạn sẽ rục rịch thả giống, đến cuối năm dương lịch sẽ tiến hành thu hoạch, lúc này cá trong ao đầm có thể đạt trọng lượng bình quân từ 1,5 - 2 kg/con.
Tiên phong về nuôi cá vược phải kể đến Hợp tác xã dịch vụ nuôi trồng thủy sản Vạn Thành, hiện đơn vị này quy tụ hơn 30 hộ dân gắn bó với nghề, tổng diện tích nuôi hơn 10 ha, mỗi năm thu hoạch khoảng 15 - 20 tấn cá thương phẩm để cung cấp cho các chợ đầu mối cũng như hệ thống nhà hàng, khách sạn trong và ngoài huyện.

Xã Diễn Vạn tận dụng lợi thế mặt nước trải rộng để phát triển mô hình nuôi cá vược. Ảnh: Ngọc Linh.
Gần 10 năm theo nghề nuôi cá vược, anh Hoàng Văn Kỷ (ở xóm Trung Hậu, xã Diễn Vạn) nhận thấy loài cá này sở hữu nhiều đặc tính vượt trội, rất phù hợp với điều kiện nuôi của địa phương cũng như túi tiền nhà nông.
“Nếu áp dụng đúng quy trình, kết hợp vệ sinh ao đầm thường xuyên thì vấn đề dịch bệnh không quá đáng ngại, thành thật mà nói nuôi cá vược ít rủi ro hơn các loài khác, nhất là nuôi tôm. Mỗi vụ tôi thả khoảng 1.500 con giống, quá trình theo dõi thấy cá lớn nhanh, tốc độ phát triển ổn định, thịt chắc, thơm ngon. Với giá bán khoảng 120.000 đồng/kg, mỗi năm gia đình tôi lãi vài chục triệu đồng. Nếu duy trì được đầu ra ổn định chắc chắn tôi sẽ mở rộng quy mô”, anh Kỷ nhấn mạnh.

Anh Hoàng Văn Kỷ là người có thâm niên nuôi cá vược. Ảnh: Ngọc Linh.
Qua khảo sát được biết, bên cạnh tiềm năng, lợi thế thì nghề nuôi cá vược tại đất Diễn Vạn đang đối diện với những khó khăn, thách thức nhất định. Nan giải nhất vẫn là thị trường bấp bênh, các chủ ao thả giống cầm chừng, các mô hình đa phần mang tính nhỏ lẻ, do đó khó thu hút các doanh nghiệp tìm đến “kết duyên”.
“Chúng tôi đã chủ động kết nối với doanh nghiệp, tiểu thương để đẩy mạnh quá trình tiêu thụ sản phẩm cho bà con, tuy nhiên kết quả chưa được như kỳ vọng. Muốn hình thành chuỗi liên kết bền chặt đòi hỏi phải thỏa mãn nhiều yếu tố từ đơn vị ký kết bao tiêu, họ cần sản lượng lượng ổn định, trọng lượng cá đồng đều, thu hoạch cùng thời điểm nhằm chủ động gom hàng theo lô, trước mắt rất khó để đáp ứng cùng lúc các tiêu chí này”, ông Trần Văn Quý, Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nuôi trồng thủy sản Vạn Thành tâm tư.

Thị trường bất ổn luôn là nỗi bất an đối với người nuôi cá vược tại đất Diễn Vạn. Ảnh: Ngọc Linh.
Ông Hoàng Thiên Long, Chủ tịch UBND xã Diễn Vạn khẳng định: “Thời gian qua chính quyền địa phương đã phối hợp với các bên liên quan tổ chức tập huấn chuyển giao nền tảng kỹ thuật, mặt khác chủ động sửa chữa hệ thống thủy lợi và nâng cấp đường điện để phục vụ quá trình nuôi trồng. Muốn phát triển bền vững đòi hỏi bước chuyển mang tính căn cơ hơn, nhất thiết các cấp, ngành chức năng phải quy hoạch lại vùng nuôi, cải tạo hệ thống kênh rạch, qua đó đảm bảo nguồn nước sạch cho các ao nuôi”.
Theo Nông nghiệp Việt Nam
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- Điễn Châu /
- nuôi cá vược /
- cá vược /
- Nghệ an /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Những cánh đồng 'mở đường' nhân rộng 1 triệu ha lúa chất lượng cao
DNTH: Kết quả đánh giá từ những cánh đồng thí điểm là cơ sở để tỉnh Kiên Giang nhân rộng diện tích tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Trái cây an toàn, chất lượng nhờ công nghệ giám sát ruồi vàng
DNTH: Sử dụng công nghệ IoT giám sát ruồi vàng giúp nông dân chủ động hơn trong việc phòng trừ, không phải đợi đến khi ruồi vàng gây hại quá nặng mới xử lý.

Nông dân huyện đảo Lý Sơn áp dụng tưới tiết kiệm
DNTH: Công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng được người dân huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) áp dụng vừa giảm chi phí nhân công và tiết kiệm nguồn nước.

Những nông dân dám nghĩ, dám làm
DNTH: Nông nghiệp Việt Nam đã chứng kiến sự xuất hiện của nhiều cá nhân xuất sắc, những người đã đạt được thành công kinh tế đáng kể thông qua các mô hình sản xuất và kinh doanh sáng tạo. Họ là những người dám nghĩ, dám làm...

Kỳ vọng lớn từ mô hình trồng ba kích tím tại huyện miền núi tỉnh Bắc Giang
DNTH: Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất rừng sản xuất, Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với huyện Sơn Động triển khai Đề án phát triển vùng trồng cây ba kích tím theo hướng sản xuất hàng hóa. Đây được xem là giải...

Đưa khoai tây về miền nắng gió
DNTH: Khoai tây - loài cây ưa lạnh và khí hậu mát mẻ, lại sống khỏe trên vùng đất cát pha nắng gió Quảng Bình, mở ra hướng đi mới cho nông dân địa phương.
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Sống khỏe
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
-
"3 nhớ 2 không" phục hồi sức khoẻ, nạp năng lượng sau kỳ nghỉ Tết
-
Giá trị sống từ không gian xanh
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...