Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bến Tre mong muốn phát triển nông nghiệp hữu cơ
14:31 | 10/08/2023
DNTH: Ngày 9/8, ông Nguyễn Văn Bàn, Tỉnh uỷ viên – Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bến Tre dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, làm việc tại Công ty Cổ phần Tổng Công ty Nước Môi trường Bình Dương (BIWASE) với mong muốn được hợp tác, hỗ trợ nông dân kết hợp phân bón hữu cơ với ứng dụng nông nghiệp công nghệ, làm tăng hiệu quả sản xuất và chất lượng hàng hoá nông nghiệp hướng đến xuất khẩu, góp phần tăng thu nhập và làm giàu cho nông dân.

Ban Lãnh đạo Tổng Công ty BIWASE tiếp và làm việc với đoàn công tác Hội Nông dân tỉnh Bến Tre.
Trước đề nghị chân thành, mong muốn hợp tác nhằm nâng cao chất lượng nền nông nghiệp nói chung và lợi ích cho nông dân nói riêng, ông Nguyễn Văn Thiền – Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty BIWASE đã chia sẻ thẳng thắn về thuận lợi khó khăn và các giá trị thiết thực trong nghề môi trường và hệ sinh thái kinh tế Xanh mà công ty đang xây dựng, phát triển. Chủ tịch HĐQT BIWASE Nguyễn Văn Thiền cũng yêu cầu các đơn vị thành viên tạo mọi thuận lợi, hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm với đoàn công tác vì tỉnh Bến Tre và BIWASE có quan hệ truyền thống rất tốt đẹp.

Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty BIWASE tặng quà lưu niệm Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bến Tre Nguyễn Văn Bàn (phải).
Xuất phát là tỉnh nghèo, đất đai cằn cỗi, tỉnh Bình Dương phát triển kinh tế - công nghiệp từ con số không, nhưng lòng quyết tâm và ý chí chính trị thì rất cao. Tỉnh giao Công ty BIWASE nhiệm vụ cấp thoát nước – môi trường, phục vụ mục tiêu thu hút đầu tư, phát triển kinh tế và tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp hoạt động như giao đất sạch xây dựng nhà máy mà không thu tiền sử dụng đất, cho chủ trương và ủng hộ công ty tìm kiếm nguồn vốn, nhà đầu tư… Từ đó lãnh đạo công ty chủ động ngỏ tất cả các cửa để tìm vốn, công nghệ. Có nguồn vốn phải kiên trì thực hiện các thủ tục, yêu cầu và triển khai, trả nợ đúng cam kết. Sau một chu kỳ có kết quả thì lần sau sẽ thuận lợi hơn, có uy tín thì nguồn vốn sẽ đến nhiều hơn…

Hiện nay BIWASE đã dừng chôn lấp rác thải, chuyển sang xử lý tuần hoàn. Ảnh: Rác thải sinh hoạt được đưa vào chuyền xử lý, tự động tách lọc hữu cơ.
Khu xử lý rác thải sinh hoạt BIWASE mỗi ngày tiếp nhận 2.400 tấn rác thải toàn tỉnh Bình Dương. Hiện đã dừng hoạt động chôn lấp để chuyển sang xử lý khép kín tuần hoàn, phát điện và sản xuất nhiều sản phẩm tái chế khác thông qua việc tách hữu cơ trong rác thải để sản xuất phân bón phục vụ mục tiêu nông nghiệp hữu cơ của chính phủ. Phần còn lại tiếp tục được tách lọc xà bần, phế liệu trước khi đưa vào khu đốt để thu hồi nhiệt vận hành tuabin phát điện 5 MW. Rác thải sau khi đốt cháy hoàn toàn còn lại 8% tro xỉ, công với xà bần tách lọc trước đó được đưa sang làm nguyên liệu sản xuất gạch, vật liệu xây dựng BIWASE. Phế liệu thu hồi trước đó được chuyển sang tái chế ra nhiều sản phẩm hữu ích.
Để thành công trên lĩnh vực sản xuất phân bón từ rác thải sinh hoạt BIWASE phải chấp nhận để vượt qua nhiều thách thức khó khăn như: Toàn bộ nhà máy xử lý rác thải cùng với quy trình sản xuất phân bón phải nhập khẩu hoàn toàn với giá rất cao và chỉ sau 2 năm thiết bị hỏng hóc, rệu rã vì không chịu nổi sức ăn mòn.
Nhìn thấy trước thực tế BIWASE đã thành lập xí nghiệp cơ khí nằm trong nhà máy xử lý rác thải sẵn sàng “giải phẫu” tìm nguyên nhân hỏng hóc, đồng thời chế tạo thiết bị thay thế. Sau thời gian tập dợt, đội ngũ kỹ sư, thợ cơ khí BIWASE trở nên lành nghề và nay đã tự thiết kế, lắp đặt 2 nhà máy mới công suất gấp đôi nhà máy nhập khẩu ban đầu.

Đoàn công tác Hội Nông dân tỉnh Bến Tre tham quan dây chuyền đóng gói phân bón hữu cơ Con Voi Bình Dương.
Cùng với nhà máy xử lý rác thải, sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh, BIWASE còn đầu tư mạnh vào khoa học, tự chủ công nghệ, từng bước bổ sung, nâng cao chất lượng sản phẩm phân bón thích ứng với từng loại đất, cây trồng, thời vụ sản xuất; phối hợp Hội Nông dân nhiều tỉnh thành tổ chức các mô hình chuyển đổi sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao kết hợp quy trình hữu cơ nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng hàng hoá nông nghiệp, nâng cao thu nhập hướng đến làm giàu cho nông dân theo chủ trương của chính phủ.
Hiện nay Phân bón Hữu cơ Con Voi – Sản phẩm của BIWASE đã được nông dân các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ ưa chuộng sử dụng vì nâng cao năng suất, chất lượng, phù hợp tiêu chuẩn xuất khẩu.
Đại diện Hội Nông dân tỉnh Bến Tre đề nghị Tổng Công ty BIWASE, nhãn hàng phân bón Con Voi tiếp tục đồng hành, hợp tác cùng Hội Nông dân xây dựng, phổ biến các chương trình, mô hình nông nghiệp hữu cơ sử dụng phân bón Con Voi trên các loại cây trồng chủ lực của tỉnh như Dừa Hữu Cơ, Cây có múi hữu cơ, hoa kiểng. Đặc biệt phối hợp với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cây ăn trái, sản phẩm nông nghiệp hình thành và hướng đến xây dựng chuỗi cung ứng hàng hóa hướng đến xuất khẩu hàng hoá bền vững.

Đoàn công tác Hội Nông dân tỉnh Bến Tre do ông Nguyễn Văn Bàn (thứ 3 hàng đầu từ trái sang) Chủ tịch Hội Nông dân chụp ảnh lưu niệm với Ban Lãnh đạo Tổng Công ty BIWASE.
Ông Nguyễn Văn Bàn – Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bến Tre đã cảm ơn những tình cảm, chia sẻ hết lòng của lãnh đạo Tổng Công ty BIWASE và bày tỏ mong muốn hợp tác với BIWASE hình thành chuỗi cung ứng phân bón , xây dựng quy trình sản xuất hữu cơ và chuỗi cung ứng hàng hoá tại tỉnh Bến Tre nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm, hướng đến xuất khẩu, tăng thu nhập và làm giàu cùng nông dân./.
Lê Cường
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- phân bón con voi /
- Hội Nông dân tỉnh Bến Tre /
- BIWASE /
- Công ty Nước Môi trường Bình Dương /
- xử lý rác /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Những cánh đồng 'mở đường' nhân rộng 1 triệu ha lúa chất lượng cao
DNTH: Kết quả đánh giá từ những cánh đồng thí điểm là cơ sở để tỉnh Kiên Giang nhân rộng diện tích tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Trái cây an toàn, chất lượng nhờ công nghệ giám sát ruồi vàng
DNTH: Sử dụng công nghệ IoT giám sát ruồi vàng giúp nông dân chủ động hơn trong việc phòng trừ, không phải đợi đến khi ruồi vàng gây hại quá nặng mới xử lý.

Nông dân huyện đảo Lý Sơn áp dụng tưới tiết kiệm
DNTH: Công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng được người dân huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) áp dụng vừa giảm chi phí nhân công và tiết kiệm nguồn nước.

Những nông dân dám nghĩ, dám làm
DNTH: Nông nghiệp Việt Nam đã chứng kiến sự xuất hiện của nhiều cá nhân xuất sắc, những người đã đạt được thành công kinh tế đáng kể thông qua các mô hình sản xuất và kinh doanh sáng tạo. Họ là những người dám nghĩ, dám làm...

Kỳ vọng lớn từ mô hình trồng ba kích tím tại huyện miền núi tỉnh Bắc Giang
DNTH: Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất rừng sản xuất, Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với huyện Sơn Động triển khai Đề án phát triển vùng trồng cây ba kích tím theo hướng sản xuất hàng hóa. Đây được xem là giải...

Đưa khoai tây về miền nắng gió
DNTH: Khoai tây - loài cây ưa lạnh và khí hậu mát mẻ, lại sống khỏe trên vùng đất cát pha nắng gió Quảng Bình, mở ra hướng đi mới cho nông dân địa phương.
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Sống khỏe
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
-
"3 nhớ 2 không" phục hồi sức khoẻ, nạp năng lượng sau kỳ nghỉ Tết
-
Giá trị sống từ không gian xanh
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...