"Cú hích" cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ từ dự án đướng sắt trên cao

23:58 | 28/01/2025

DNTH: Dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam đang mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt trong lĩnh vực cơ khí, chế tạo.

Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam có tổng chiều dài tuyến khoảng 1.541 km, điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TPHCM), đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tổng mức đầu tư của dự án là hơn 1,7 triệu tỉ đồng.
1736931566_unnamed - 2025-01-15T155816.563
Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam có tổng chiều dài tuyến khoảng 1.541 km.

Không chỉ là dự án trọng điểm quốc gia, sẽ có tác động tới nhiều ngành kinh tế, Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương đánh giá, với mục tiêu kết nối các khu vực kinh tế trọng điểm, giảm thời gian di chuyển và tăng cường năng lực vận tải, dự án này không chỉ giúp hiện đại hóa hệ thống giao thông mà còn thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp liên quan.

Theo đó, công nghiệp đóng vai trò then chốt trong việc cung cấp vật tư, thiết bị và công nghệ để hoàn thành dự án này. Trong đó, ngành công nghiệp xây dựng và chế tạo đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các loại vật liệu cần thiết cho việc xây dựng đường sắt, bao gồm bêtông, thép, các cấu kiện hạ tầng như cầu, cống, đường hầm.

Là địa phương có vị trí điểm đầu, ông Lê Trung Hiếu, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đánh giá, tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam tạo cơ hội cho ngành công nghiệp phụ trợ phát triển.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là dự án lớn, chưa từng có tiền lệ với 19 cơ chế đặc thù được Chính phủ đề xuất.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là dự án lớn, chưa từng có tiền lệ với 19 cơ chế đặc thù được Chính phủ đề xuất.

“Quá trình từ khi xây dựng, cho đến vận hành, bảo trì sẽ cần đến linh kiện, phụ kiện, máy móc, các sản phẩm phục vụ logistics…Với quy mô lớn dự kiến 250 ha, đảm nhiệm điểm đầu cho cả ba loại hình đường sắt, nếu được đầu tư đúng hướng, bài bản, Tổ hợp ga Ngọc Hồi và đô thị cửa ngõ phía Nam Hà Nội sẽ trở thành một đô thị công nghiệp với hai thế mạnh nhất là logistics và công nghiệp phụ trợ”, ông Hiếu khẳng định.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Vân, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ TP. Hà Nội (HANSIBA) cũng nhận định, cơ hội cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ là rất lớn. Đặc biệt khi xét đến việc sản xuất và cung cấp các vật liệu quan trọng như bê tông, thép, các cấu kiện hạ tầng như cầu, cống, đường hầm… bởi đây là những yếu tố không thể thiếu để hoàn thành dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam.

Các chuyên gia nhấn mạnh, đây là cơ hội hiếm có để các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nói riêng nâng cao năng lực cạnh tranh, khẳng định vị thế và góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp cũng như giao thông vận tải trong nước. Như ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội các Nhà thầu xây dựng Việt Nam, đã nhấn mạnh, dự án này không chỉ là cuộc cách mạng trong ngành xây dựng mà còn là cơ hội để doanh nghiệp Việt làm chủ công nghệ trong tương lai.

Tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam được đánh giá là cột mốc quan trọng trên hành trình phát triển đất nước. Để biến "giấc mơ cao tốc" thành hiện thực, cần sự đồng lòng của toàn xã hội, từ quyết sách đúng đắn của Chính phủ đến sự ủng hộ của người dân. Đây không chỉ là cơ hội vàng để kết nối các tỉnh thành mà còn là cơ hội để Việt Nam vươn mình ra thế giới với một diện mạo hiện đại và đầy tiềm năng.

Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội mong muốn, doanh nghiệp trong nước không chỉ tham gia xây dựng đường sắt mà dần làm chủ, trở thành chủ thể chính vận hành, quản lý đường sắt. Quan trọng nhất là phải có chiến lược triển khai việc này, nâng cao năng lực doanh nghiệp trong nước. Cơ chế chính sách là rất cần thiết. Dự án này không thể thành công, triển khai đúng tiến độ nếu thiếu cơ chế chính sách đặc thù.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Quảng Ninh: Tổ chức lễ động thổ Dự án Cụm công nghiệp Đầm Hà B

DNTH: Tại Huyện Đầm Hà, Công ty Cổ phần Shinec đã tổ chức lễ động thổ Dự án đầu tư hạ tầng và kinh doanh Cụm công nghiệp Đầm Hà B.

Gia Lai tăng 9 bậc trong bảng xếp hạng thương mại điện tử

DNTH: Ngày 25/4, tại Hà Nội, Diễn đàn toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam 2025 đã chính thức khai mạc. Tại đây, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam công bố báo cáo chỉ số Thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam 2025.

Việt Nam lọt Top 4 đối tác lớn nhất xuất khẩu thủy sản vào Singapore

DNTH: Số liệu thống kê cho thấy tổng giá trị nhập khẩu thủy sản của Singapore trong quý I/2025 tăng nhẹ và lần đầu tiên Việt Nam đã vươn lên Top 4 đối tác xuất khẩu thủy sản lớn nhất vào Singapore, sau Malaysia, Indonesia và Na Uy.

Gia Lai: Kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh, đạt 80% kế hoạch năm chỉ sau 4 tháng

DNTH: Gia Lai đang nổi lên như một “điểm sáng” trong bức tranh xuất khẩu của khu vực và cả nước, chỉ trong 4 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh đã đạt 685 triệu USD, tương đương 80% kế hoạch năm, tăng 55,8% so với...

3 kịch bản tăng trưởng nông nghiệp trước thuế quan của Hoa Kỳ

DNTH: Viện Chiến lược, Chính sách nông nghiệp và môi trường, Bộ Nông nghiệp và Môi trường dự báo một số kịch bản và giải pháp cần thực hiện trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ.

Nỗi buồn quả cau: Xuất rẻ – nhập đắt, bài học từ chế biến sâu

DNTH: Câu chuyện về quả cau xuất khẩu mới đây lại gióng lên hồi chuông về sự lãng phí thị trường chế biến sâu của nông sản Việt Nam.

XEM THÊM TIN