Đánh giá mới nhất của WB về triển vọng kinh tế Việt Nam

07:15 | 13/03/2025

DNTH: Trong báo cáo cập nhật mới nhất Điểm lại được công bố hôm 12/3, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam ở mức 6,8% trong năm 2025 và 6,5% trong năm 2026.

WB cho rằng sự phục hồi của xuất khẩu, được thúc đẩy bởi nhu cầu toàn cầu đối với các sản phẩm công nghệ, đã hỗ trợ tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024. Tuy nhiên, với độ mở cao của nền kinh tế Việt Nam, các yếu tố bất định, đặc biệt là nguy cơ tăng trưởng toàn cầu chậm lại - nhất là tại các thị trường trọng điểm như Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc - có thể tạo ra những tác động đáng kể.

Những biến động này, bao gồm sự gia tăng bất ổn do điều chỉnh chính sách thương mại và căng thẳng thương mại leo thang, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu hàng chế biến, chế tạo, sản lượng công nghiệp và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Nền kinh tế Việt Nam 10 tháng năm 2024 là 'bức tranh rất đẹp'

Đầu tư công thúc đẩy tăng trưởng

Báo cáo “Hành trình bứt phá: Chuyển đổi sang xe điện tại Việt Nam” khuyến nghị rằng, để ứng phó với những bất ổn gia tăng, Việt Nam cần triển khai các chiến lược duy trì tăng trưởng, bao gồm đẩy mạnh đầu tư công, khắc phục những điểm yếu trong lĩnh vực tài chính, nâng cao khả năng chống chịu của ngành năng lượng và thúc đẩy cải cách cơ cấu.

Trong khi đó, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) dự kiến sẽ duy trì ổn định ở mức khoảng 25 tỷ USD, cho thấy Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư toàn cầu. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh đầu tư công và sự phục hồi nhanh chóng của thị trường bất động sản - nhờ tiến độ giải phóng mặt bằng được đẩy nhanh - có thể góp phần thúc đẩy nhu cầu trong nước và giảm thiểu tác động từ các rủi ro bên ngoài.

"Việt Nam được dự báo sẽ duy trì tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong hai năm tới, nhưng có thể sử dụng dư địa tài khóa của mình để chuẩn bị tốt hơn cho những bất ổn gia tăng", bà Mariam J. Sherman, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Campuchia và Lào cho biết trong cuộc họp báo.  

Giám đốc Sherman khẳng định: "Đầu tư công thúc đẩy tăng trưởng, đặc biệt là trong hạ tầng đô thị, giao thông và năng lượng, sẽ rất quan trọng trong điều kiện chính phủ có thể mở rộng quy mô và đảm bảo chi tiêu hiệu quả".

Cơ hội phát triển kinh tế trên toàn bộ chuỗi giá trị

Việt Nam đã đặt mục tiêu đầy tham vọng liên quan đến việc khử carbon trong nền kinh tế vào năm 2050. Sau cam kết của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021 (COP26) về phát thải ròng bằng 0 trên toàn bộ nền kinh tế vào năm 2050, các kế hoạch cắt giảm khí thải carbon trong lĩnh vực giao thông vận tải đã được triển khai.

 

Năng lượng là nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất, trong đó giao thông vận tải đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng mức phát thải. Nếu không có các biện pháp khử carbon, tỷ lệ đóng góp của lĩnh vực này sẽ tiếp tục tăng mạnh do nhu cầu sử dụng ô tô cá nhân ngày càng gia tăng.

Chương 2 của báo cáo với tiêu đề “Chuyển đổi sang xe điện” nhấn mạnh việc thúc đẩy chuyển đổi sang xe điện là một bước quan trọng hướng đến mục tiêu giảm phát thải đồng thời tạo ra những cơ hội phát triển kinh tế trên toàn bộ chuỗi giá trị.

Năm 2021, lượng phát thải từ ngành giao thông vận tải là 32,9 triệu tấn CO2 tương đương CO2e), tương đương 7,2% tổng lượng khí thải nhà kính của cả nước. Để đạt mục tiêu khí phát thải ròng bằng 0 (net-zero) vào năm 2050, Việt Nam sẽ cần ưu tiên điện khí hóa phương tiện. Việc chuyển đổi sang xe điện (EV) có thể giúp giảm lượng khí phát thải ròng 2,2 triệu tấn CO2e vào năm 2050, ngay cả với hệ thống lưới điện hiện tại.

Đồng thời, xu hướng chuyển đổi này cũng có thể giúp Việt Nam tạo ra tới 6,5 triệu việc làm vào năm 2050, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất pin và phát triển hạ tầng sạc. Để đẩy nhanh việc áp dụng EV trong phân khúc xe hai bánh, báo cáo khuyến nghị thực hiện các tiêu chuẩn an toàn mạnh mẽ, khuyến khích sử dụng pin hiệu suất cao, mở rộng trạm sạc và hoán đổi pin, đồng thời giới thiệu các lựa chọn tài chính, giá ưu đãi để bù đắp chi phí trả trước bên cạnh những cách thức khác.

Để mở đường cho việc áp dụng xe điện quy mô lớn dự kiến sau năm 2035, WB cho rằng Việt Nam cần chuẩn bị hệ thống điện để đáp ứng nhu cầu điện ngày càng tăng và thiết lập mạng lưới sạc nhanh trong thập kỷ tới.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Quảng Ninh: Tổ chức lễ động thổ Dự án Cụm công nghiệp Đầm Hà B

DNTH: Tại Huyện Đầm Hà, Công ty Cổ phần Shinec đã tổ chức lễ động thổ Dự án đầu tư hạ tầng và kinh doanh Cụm công nghiệp Đầm Hà B.

Gia Lai tăng 9 bậc trong bảng xếp hạng thương mại điện tử

DNTH: Ngày 25/4, tại Hà Nội, Diễn đàn toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam 2025 đã chính thức khai mạc. Tại đây, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam công bố báo cáo chỉ số Thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam 2025.

Việt Nam lọt Top 4 đối tác lớn nhất xuất khẩu thủy sản vào Singapore

DNTH: Số liệu thống kê cho thấy tổng giá trị nhập khẩu thủy sản của Singapore trong quý I/2025 tăng nhẹ và lần đầu tiên Việt Nam đã vươn lên Top 4 đối tác xuất khẩu thủy sản lớn nhất vào Singapore, sau Malaysia, Indonesia và Na Uy.

Gia Lai: Kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh, đạt 80% kế hoạch năm chỉ sau 4 tháng

DNTH: Gia Lai đang nổi lên như một “điểm sáng” trong bức tranh xuất khẩu của khu vực và cả nước, chỉ trong 4 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh đã đạt 685 triệu USD, tương đương 80% kế hoạch năm, tăng 55,8% so với...

3 kịch bản tăng trưởng nông nghiệp trước thuế quan của Hoa Kỳ

DNTH: Viện Chiến lược, Chính sách nông nghiệp và môi trường, Bộ Nông nghiệp và Môi trường dự báo một số kịch bản và giải pháp cần thực hiện trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ.

Nỗi buồn quả cau: Xuất rẻ – nhập đắt, bài học từ chế biến sâu

DNTH: Câu chuyện về quả cau xuất khẩu mới đây lại gióng lên hồi chuông về sự lãng phí thị trường chế biến sâu của nông sản Việt Nam.

XEM THÊM TIN