Đề xuất UNESCO bảo vệ nghề làm tranh dân gian Đông Hồ
15:47 | 10/04/2020
DNTH: Mới đây, hồ sơ “Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ” đã được hoàn tất để gửi tới UNESCO với đề xuất đưa làng nghề vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể khẩn cấp cần được bảo vệ.
Tranh dân gian Đông Hồ là một di sản văn hóa quý giá của dân tộc. Giữ gìn, tôn vinh, phát triển nghề làm tranh dân gian Đông Hồ hiện nay là công việc vô cùng cần thiết và cấp bách.
Làng tranh dân gian Đông Hồ là một làng nghề truyền thống có văn hóa lâu đời cần được bảo tồn
Theo đó, xét đề nghị của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Công văn số 1236/BVHTTDL-DSVH ngày 25/3/2020, ý kiến thẩm định của Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia (Công văn số 01/BC-HDDSVHQG ngày 04/3/2020), Thủ tướng Chính phủ đồng ý đệ trình tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) xem xét đưa "Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ" vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp và ủy quyền Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ký Hồ sơ theo quy định; Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm các thủ tục cần thiết để gửi Hồ sơ tới UNESCO.
Như vậy, trong tương lai nếu hồ sơ này “thuyết phục” được UNESCO thì có lẽ nghề làm tranh dân gian Đông Hồ sẽ là nghề truyền thống đầu tiên của Việt Nam được ghi danh ở tầm thế giới. Có thể nói, đây sẽ là niềm vui, niềm tự hào của người Việt Nam nói chung và của các nghệ nhân làng tranh dân gian Đông Hồ nói riêng khi qua bao năm bền bỉ ,gắng gỏi giữ lửa giữ nghề.
Mặt khác, nếu được UNESCO công nhận, đây sẽ là một bước đi thiết thực nhất để cứu vãn và vực dậy nghề tranh. Điều đó sẽ xác lập cơ sở pháp lý để Chính phủ, các cấp chính quyền, các cơ quan hữu quan quan tâm đầu tư bảo vệ di sản. Nó cũng tạo động lực ý thức cho cộng đồng và toàn xã hội chung tay góp sức giữ gìn di sản.
Theo các tài liệu cũ, nghề làm tranh dân gian đã được hình thành ở Đông Hồ vào thế kỷ XVI, đến năm 1945, có tới 17 dòng họ còn theo đuổi nghề làm tranh truyền thống, với vô số xưởng làm tranh trong làng. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, làng Đông Hồ chỉ còn 2 gia đình thật sự giữ được nghề là nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế và Nguyễn Hữu Sam (nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam đã mất năm 2017).
Theo các nhà nghiên cứu, Tranh dân gian Đông Hồ thuộc dòng tranh in từ ván khắc gỗ, do người dân làng Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh sáng tạo, sản xuất và phát triển thành làng nghềĐây là dòng tranh gắn bó và thể hiện sinh động xã hội nông nghiệp Việt cổ truyền, cuộc sống lao động của người nông dân bình dị, chất phác, phong tục, tập quán, sinh hoạt của người dân Việt. Người xem có thể tìm thấy những hình ảnh quen thuộc trong tranh Đông Hồ như: đám cưới chuột, những đàn lợn, đàn gà, những cô thiếu nữ hứng dừa hay cả cảnh đánh ghen của đôi vợ chồng trẻ…
Với những giá trị độc đáo, nội dung phong phú, đa dạng, mang nhiều giá trị nhân văn, dòng tranh dân gian Đông Hồ không chỉ là di sản vô cùng quý báu trong kho tàng nghệ thuật dân tộc, còn có một vị trí quan trọng trong lịch sử mỹ thuật thế giới.
Lê Thoa (Theo HHTH)

Đại lễ Vesak 2025: 10.000 người sẽ tham dự lễ hoa đăng cầu nguyện hòa bình
DNTH: Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) sẽ đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 (Đại lễ) từ ngày 6 đến 8/5 ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, các hoạt động chào mừng diễn ra từ ngày 2.5. Trong khuôn khổ đại...

'Sắc màu thành phố Bác' đặc sắc với nhiều loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống
DNTH: Nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống của Việt Nam như cải lương, hát bội, múa bóng rỗi, đờn ca tài tử... được trình diễn kết hợp trong chương trình 'Sắc màu thành phố Bác', diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP.HCM).

Hà Nội bắn pháo hoa mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
DNTH: Thành phố tổ chức bắn pháo hoa vào ngày 22/4 và 27/4 tại khu vực đường đua F1 (quận Nam Từ Liêm) và công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng).

Công nghệ trình chiếu ánh sáng chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
DNTH: Tối 19/4, UBND TP Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa Thể thao TP Hồ Chí Minh đã khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao, công nghệ trình diễn chủ đề “Sắc màu Thành phố Bác” để chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam,...

Nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
DNTH: Sáng nay (18/4) tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm (2023-2025) tổ chức Họp báo các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống...

Sẽ có 119 bài tham luận tại Hội thảo khoa học cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
DNTH: Hội thảo kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) cấp quốc gia sẽ diễn ra tại TP. HCM vào ngày mai (20/4). Hội thảo có 119 bài tham luận được chuẩn bị công phu và nghiêm túc.
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Sống khỏe
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
-
"3 nhớ 2 không" phục hồi sức khoẻ, nạp năng lượng sau kỳ nghỉ Tết
-
Giá trị sống từ không gian xanh
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...