Dịch chồng dịch, người chăn nuôi ở Quảng Trị lao đao
08:18 | 29/11/2019
DNTH: Tại Quảng Trị, dịch tả lợn châu Phi chưa chấm dứt thì bệnh lở mồm long móng gia súc lại bùng phát và lây lan trên diện rộng khiến người nuôi lao đao
![]() |
Nguy cơ dịch bệnh lở mồm long móng gia súc lây lan vì tập quán chăn nuôi thả rông. |
Đầu năm, dịch tả lợn châu Phi, cuối năm, bệnh lở mồm long móng trên trâu bò khiến hàng nghìn hộ chăn nuôi ở tỉnh Quảng Trị lao đao. Nhiều người vay Ngân hàng hàng trăm triệu đồng đầu tư trang trại chăn nuôi quy mô lớn, chỉ được một vài năm, chưa kịp trả nợ đã gặp rủi ro.
Ông Nguyễn Chơn Hòa, Chủ tịch UBND xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị cho biết, do dịch bệnh nên tổng đàn gia súc ở địa phương giảm mạnh. Riêng đàn lợn có hơn 10.000 con nhưng hiện nay chỉ còn vài trăm con. Nhiều gia trại nuôi hơn chục lợn nái và cả trăm lợn thịt đều bị bệnh phải tiêu hủy, thiệt hại nặng nề. Suốt mấy tháng qua, chính quyền địa phương lo chống dịch tả lợn Châu Phi, nay lại lo đối phó với bệnh lở mồm long móng trên trâu bò. Theo ông Hòa, khó khăn hiện nay là bà con chủ yếu thả rông trâu bò nên nguy cơ dịch lây lan rất khó kiểm soát.
“Hiện nay, xã tuyên truyền bà con hạn chế nuôi thả rông, tránh thả vào các vùng có dịch và vùng có đồng ruộng ngập lầy có khả năng nguy cơ cao lây lan dịch. Tập trung hướng dẫn bà con vệ sinh chuồng trại hạn chế thả rông, chuyển hướng sang mô hình nuôi bò nhốt để hạn chế các dịch bệnh lây lan”, ông Nguyễn Chơn Hòa cho biết.
![]() |
Bò mắc bệnh lở mồm long móng phải nuôi nhốt cách ly. |
Tại tỉnh Quảng Trị, dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra ở 118 xã, phường, thị trấn với hơn 53.700 con phải tiêu hủy, chiếm hơn 30% tổng đàn lợn cả tỉnh. Đáng lo ngại là hiện có 22 xã, thị trấn tái phát dịch, số lượng lợn bị bệnh phải tiêu hủy vẫn chưa dừng lại.
Ông Đào Văn An, Phó Chi cục Trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Trị lo ngại, thời tiết giao mùa, môi trường chăn nuôi bị ô nhiễm, tỉ lệ tiêm phòng vắc xin trên đàn gia súc mới đạt hơn 56%, nguy cơ bệnh lây lan rất lớn. Các huyện miền núi như Đakrông, Hướng Hóa, tập quán chăn nuôi thả rông trong rừng càng khó tiêm phòng và không thể kiểm soát dịch bệnh.
Ông An thừa nhận, thời gian qua, ngành thú ý và các địa phương lo tập trung phòng chống dịch tả lợn Châu Phi nên có phần chủ quan, lơ là trong phòng chống dịch lở mồm long móng trên đàn gia súc: “Do các địa phương dồn nguồn lực vào phòng chống dịch tả lợn Châu Phi vẫn âm ỉ diễn ra, do vậy triển khai phòng các bệnh khác có phần chủ quan lơ là. Dẫn đến việc tiêm phòng vắc xin phòng chống bệnh lở mồm long móng gia súc vụ hè thu chậm, kết quả không cao. Về chống dịch, Chi cục hướng dẫn hộ dân có gia súc mắc bệnh quản lý tại chỗ điều trị, khẩn trương tiêm phòng bao vây”.
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, UBND tỉnh Quảng Trị có công văn khẩn về tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc. Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các ngành phối hợp chặt chẽ với các địa phương kiểm soát công tác vận chuyển giết, mổ gia súc, khống chế không để dịch bệnh lây lan.
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- Dịch chồng dịch /
- người chăn nuôi /
- dịch tả lợn châu Phi /
- Quảng Trị /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Trồng khoai lang lãi từ 130-150 triệu đồng/ha
DNTH: Những ngày này, trên khắp cánh đồng huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai), không khí thu hoạch khoai lang diễn ra nhộn nhịp. Niên vụ Đông Xuân 2024-2025, bà con nông dân không chỉ vui mừng vì năng suất cao mà giá thu mua cũng tăng mạnh, mang lại...

Giải pháp tưới tiết kiệm nước cho cây sầu riêng
DNTH: Hệ thống tưới nhỏ giọt khuếch tán dưới mặt đất được thử nghiệm cho vườn sầu riêng ở Tiền Giang, giúp tiết kiệm nước và tăng năng suất cây trồng.

Nhiều giải pháp phòng chống sâu bệnh gây hại cây trồng vụ Xuân
DNTH: Để chủ động phòng chống sâu bệnh gây hại vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã có nhiều giải pháp chủ động phòng chống sâu bệnh.

Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc
DNTH: Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Cánh đồng khoai tây canh tác bền vững cho năng suất tăng 30%
DNTH: Mô hình sản xuất khoai tây bền vững tại Thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) theo quy trình canh tác bền vững cho năng suất tăng 30% so với truyền thống.

Trồng hướng hữu cơ, bưởi đặc sản Quế Dương giá 24.000đ mỗi quả
DNTH: Xã Cát Quế (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) đang lưu giữ giống bưởi quý mang tên bưởi Quế Dương. Người dân nơi đây có nhiều sáng kiến để bảo vệ cây bưởi danh tiếng.
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Sống khỏe
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
-
"3 nhớ 2 không" phục hồi sức khoẻ, nạp năng lượng sau kỳ nghỉ Tết
-
Giá trị sống từ không gian xanh
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...