Doanh nghiệp Gia Lai kiến nghị về chính sách điện gió, điện mặt trời
19:32 | 23/06/2023
DNTH: Nhiều doanh nghiệp điện gió, điện mặt trời ở tỉnh Gia Lai kiến nghị lên Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ việc duy trì liên tục chính sách, cơ chế về điện, hạn chế sự thay đổi, đảo ngược gây khó khăn cho nhà đầu tư.
Ngày 23/6, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Gia Lai cho biết, đã có công văn gửi lên Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch VCCI về những khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án điện gió, điện mặt trời trên địa bàn.
Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Gia Lai kiến nghị cần tiếp tục chủ trương và cơ chế, chính sách nhất quán về thúc đẩy phát triển điện gió, điện mặt trời để đóng góp phát triển địa phương và bảo đảm an ninh năng lượng của đất nước.
Với chủ trương khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân tham gia phát triển năng lượng, trong những năm qua Gia Lai đã thu hút được nguồn lực to lớn từ khu vực kinh tế ngoài nhà nước để phát triển năng lượng điện tái tạo.
Hiện Gia Lai có 17 dự án điện gió, 11 dự án đã vận hành thương mại (trong đó có 4 dự án vận hành một phần), còn 6 dự án đang hoàn thiện thủ tục. Ngày 7/1/2023, Bộ Công Thương có Quyết định số 21/QĐ-BCT ban hành khung giá phát điện nhà máy điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp nhưng về giá bán điện còn thấp và còn thiếu các văn bản hướng dẫn cụ thể.

Tỉnh Gia Lai có 17 dự án điện gió với vốn đầu tư trên 43.197 tỉ đồng, theo tính toán 1 MW điện gió đóng góp ngân sách 550 triệu đồng/năm. Nếu 1.242 MW điện gió vận hành thương mại đầy đủ sẽ đóng góp khoảng 680 tỉ đồng, chiếm trên 13% tổng thu ngân sách của tỉnh Gia Lai.
Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Gia Lai kiến nghị Quốc hội, Chính phủ cần ghi nhận đóng góp của các Dự án điện năng lượng mặt trời, điện gió trong việc phát triển địa phương, an ninh năng lượng quốc gia. Đề nghị phải tạo sự ổn định, liên tục trong cơ chế, chính sách, tránh sự thay đổi đột ngột làm ảnh hưởng tới quyền lợi của doanh nghiệp đã và đang đầu tư, ảnh hưởng tới môi trường đầu tư chung của nền kinh tế.
Cơ chế, chính sách thay đổi đột ngột, không có tính kế thừa, tiếp nối sẽ có thể dẫn đến doanh nghiệp mất tiền, mất niềm tin, thậm chí phá sản, người lao động mất việc làm, gây bất ổn xã hội.
Các dự án điện nói chung và điện gió, điện mặt trời nói riêng có tổng vốn đầu tư rất lớn và trong đó phần lớn là vốn vay phải gánh lãi suất. Hiện nay, có không ít dự án gặp khó khăn đối với các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực này nhất là về cơ chế giá điện chuyển tiếp. Doanh nghiệp Gia Lai kiến nghị Quốc hội và Chính phủ tiếp tục có chỉ đạo để sớm giải quyết được dứt điểm các khó khăn vướng mắc này cho doanh nghiệp.
Vỹ Tuấn
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- #Điện mặt trời /
- #Điện gió /
- #Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Gia Lai /
- #Gia Lai /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

ROX Key đặt mục tiêu doanh thu 1.000 tỷ đồng
DNTH: Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2025 của ROX Key đã thông qua kế hoạch kinh doanh với doanh thu ở mức 1.000 tỷ đồng, tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ổn định trong bối cảnh kinh tế đầy thách thức.

Làn sóng doanh nghiệp mới trong nông nghiệp đang dâng cao
DNTH: Giới trẻ không còn rời quê để lập nghiệp. Trái lại, ngày càng nhiều doanh nghiệp mới – phần lớn do những người trẻ sáng lập – đang chọn nông nghiệp làm bệ phóng phát triển lâu dài. Công nghệ, đổi mới tư duy và khát vọng...

Nghị định thư là chìa khóa, nhưng doanh nghiệp nhỏ cần phải tự mở
DNTH: Nhiều nghị định thư xuất khẩu nông sản được ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đã mở ra nhiều cơ hội. Nhưng không ít doanh nghiệp nhỏ và hợp tác xã nông nghiệp vẫn đứng ngoài cuộc chơi xuất khẩu...

Doanh nghiệp Việt ứng phó trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ
DNTH: Trong bối cảnh thương mại toàn cầu biến động, đặc biệt là áp lực từ các chính sách thuế quan của Hoa Kỳ, nhiều doanh nghiệp Việt Nam không còn chọn cách “đứng yên chờ đợi”. Thay vào đó, các doanh nghiệp chủ động mở...

Tín dụng nông thôn: SME “khát vốn” giữa lúc ngân hàng siết room
DNTH: Trong khi dòng vốn tín dụng bị kiểm soát để ổn định lạm phát, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) khu vực nông thôn đang gặp bế tắc nghiêm trọng về tiếp cận nguồn vốn. Những chương trình tín dụng ưu đãi tuy đã được ban...

Quý I, 36.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới
DNTH: Theo báo cáo của Cục Thống kê, Bộ Tài chính mới công bố, quý I/2025, cả nước có 36.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký đạt gần 356.800 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, số doanh nghiệp giảm 4%,...
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Sống khỏe
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
-
"3 nhớ 2 không" phục hồi sức khoẻ, nạp năng lượng sau kỳ nghỉ Tết
-
Giá trị sống từ không gian xanh
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...