Dự cảm kinh tế toàn cầu 2025
00:00 | 29/01/2025
DNTH: Năm 2025, kinh tế toàn cầu có thể sẽ phải đối mặt với một số thách thức từ chính sách thương mại của Mỹ và sự bất ổn chính trị, kinh tế ở các nền kinh tế lớn của EU.

Trong khi kinh tế Mỹ vẫn vững chắc bất chấp lãi suất cao và rủi ro toàn cầu, thì các nền kinh tế EU, Trung Quốc, Nhật Bản vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Kinh tế Mỹ vững chắc, nhưng sẽ giảm tốc
Lãi suất kỷ lục 5,5%/năm của đồng USD từ hồi tháng 7/2023 khiến nhiều người lo ngại nền kinh tế Mỹ sẽ rơi vào suy thoái trong năm 2024. Nhưng nền kinh tế Mỹ đã cho thấy sự chắc chắn đáng kinh ngạc. Tăng trưởng hàng năm GDP 3 quý đầu năm nay lần lượt là 2,9%, 3% và 2,8%.
Chính cuộc cạnh tranh với Trung Quốc đã thúc đẩy Mỹ đưa chuỗi cung ứng, việc làm, công nghệ về Mỹ. Thêm vào đó, chủ trương tăng chi tiêu nâng cấp cơ sở hạ tầng, viễn thông, giáo dục… với quy mô lớn lên đến 1,7 nghìn tỷ USD trong 10 năm nhằm nâng sức cạnh tranh của nền kinh tế Mỹ lên một cấp độ mới là lý do cơ bản giải thích sự vững mạnh của nền kinh tế Mỹ hiện nay.
Năm 2025, các hiệu ứng từ sự mở rộng các chuỗi cung ứng sẽ giảm, lãi suất nhiều khả năng vẫn cao và các rủi ro toàn cầu chưa chấm dứt là những yếu tố khiến nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục giảm tốc. Dự báo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ năm 2025 sẽ chỉ ở mức 2,2%.
Sức chống chịu của EU
Tốc độ tăng trưởng hàng năm GDP 3 quý đầu năm 2024 tăng lần lượt là 0,4%, 0,5% và 0.9% cho thấy sức chống chịu đáng kinh ngạc của nền kinh tế khu vực này. Tuy nhiên, trong quý IV/2024, nhiều khả năng có tăng trưởng sụt giảm khi chỉ số PMI công nghiệp chế tạo của 2 tháng cuối năm rất thấp, chỉ ở mức 45,2 điểm, giảm mạnh so với mức 45,8 trong tháng 10, và thấp hơn mức trung bình của 9 tháng đầu năm là khoảng 46,3 điểm. Sự thay đổi trong chỉ số PMI nói trên cho thấy khuynh hướng tăng trưởng suy yếu trong thời gian tới, ít nhất là đến hết quý I/2025.
Tỷ lệ lạm phát là điểm sáng trong kinh tế EU trong năm 2024 khi luôn ở mức thấp so với mức 7% trong năm 2023. Đây là lý do Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã 4 lần cắt giảm lãi suất trong năm 2024.
Các báo cáo mới nhất của các tổ chức kinh tế toàn cầu đều dự báo nền kinh tế EU đạt mức tăng trưởng 1,2% trong năm 2025.
Kinh tế Trung Quốc đáng lo ngại
Tăng trưởng GDP hàng năm của 3 quý đầu năm 2024 của Trung Quốc lần lượt là 5,3%, 4,7% và 4,6% cho thấy đà tăng trưởng đang suy giảm. Ngoài ra, giảm phát là khuynh hướng đáng lo ngại. Tỷ lệ lạm phát trong tháng 1/2024 là âm 0,8%, sang tháng 2/2024 tăng lên 0,7% là mức cao nhất trong năm. Những tháng còn lại chỉ đạt mức trung bình khoảng 0,3%/năm, phản ánh sức mua nội địa rất kém.
Khu vực bất động sản chiếm tới 30% GDP đang sụp đổ, kéo theo khu vực ngân hàng đến bờ vực khủng hoảng; đồng thời gây ra tình trạng nợ nần của chính quyền địa phương.
Trong khi đó, dòng vốn đầu tư FDI giảm thê thảm trong năm 2024 với mức giảm tồi tệ ở mức - 31,5% trong tháng 8/2024 (chỉ đứng sau mức tồi tệ nhất lịch sử -32,6% hồi tháng 1/2009, thời điểm khủng hoảng tài chính toàn cầu). Xung đột thương mại với Mỹ và phương tây, đạo luật chống gián điệp nước ngoài, triển vọng thị trưởng trong nước mờ mịt là nguyên nhân của tình trạng này.
Trong bối cảnh trên, IMF dự báo tăng trưởng GDP năm 2025 của Trung Quốc giảm tiếp xuống 4,5%.
Kinh tế Nhật Bản còn yếu ớt
Nền kinh tế Nhật Bản chưa thoát khỏi tình trạng yếu kém kéo dài vài thập kỷ cho đến nay. Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của quý I và II/2024 lần lượt là - 0,8% và - 1,1%, sau đó tăng lên 0,3% trong quý III/2024. Điều này cho thấy nền kinh tế Nhật Bản đã rơi vào suy thoái trong nửa đầu năm và mới thoát khỏi tình trạng này trong quý III.
Nguyên nhân cơ bản của sự yếu kém của nền kinh tế Nhật là vẫn đang phải đối mặt với khủng hoảng dân số làm thu hẹp thị trường tiêu dùng trong nước. Thêm vào đó, trận động đất mạnh ngay đầu năm ở bán đảo Noto và vụ gian lận trong ngành xe ô tô trong nửa đầu năm 2024 đã giáng đòn mạnh vào tiêu dùng, sản xuất và xuất khẩu của ngành ô tô nước này. Nhưng quan trọng hơn, đồng Yên mất giá mạnh hồi đầu năm được xem là yếu tố quan trọng làm cho tình hình thêm tồi tệ vì làm giảm mạnh sức mua của dân cư.
Hàm ý cho Việt Nam
Kinh tế Việt Nam có thể sẽ chịu nhiều rủi ro hơn trong năm 2025 do căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang. Xuất siêu sang Mỹ giai đoạn 10 tháng đầu năm 2024 đạt 86,1 tỷ USD, tăng 26,9% so với cùng kỳ năm trước, trong khi nhập siêu từ Trung Quốc ở mức 66,9 tỷ USD, tăng 68,5% cùng kỳ năm 2023. Tổng thống đắc cử Trump cho biết sẽ đánh thuế khoảng từ 10% đến 25% vào những đối tượng như Việt Nam. Và theo tính toán, nếu mức thuế quan đó được thực hiện, thì mức tăng trưởng GDP của Việt Nam (kể cả Malaysia và Thái Lan) sẽ bị giảm khoảng 1% hoặc hơn.
Bên cạnh đó, Việt Nam có thể sẽ tiếp tục chịu làn sóng bán tháo hàng gia rẻ từ Trung Quốc tác động tiêu cực đến sản xuất và thương mại nội địa. Theo đó, các nhà sản xuất và buôn bán hàng tiêu dùng của Việt Nam đang bị thiệt hại lớn từ làn sóng này trong năm 2025.
Theo Diễn đàn doanh nghiệp
Nguồn: https://diendandoanhnghiep.vn/du-cam-kinh-te-toan-cau-2025-10148969.html
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- căng thẳng thương mại Mỹ-Trung /
- kinh tế EU /
- bất ổn chính trị /
- kinh tế Mỹ /
- kinh tế Trung Quốc /
- Kinh tế toàn cầu /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Tổng Bí thư đề nghị Nhật Bản tăng cường hợp tác nông nghiệp công nghệ cao
DNTH: Hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru chiều 27/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị hai nước tăng cường hợp tác nông nghiệp công nghệ cao.

Người dân cần đến công an nơi cư trú để xử lý phạt nguội
DNTH: Cục Cảnh sát Giao thông (CSGT) vừa đưa ra khuyến cáo người dân nên nộp “phạt nguội” ở nơi thường trú thay vì đến nơi phát hiện vi phạm nhằm hạn chế ùn tắc hồ sơ, quá tải.

Thời tiết nông vụ ngày 25/4 - Tây Nguyên, Bắc Bộ và Nam Bộ có mưa
DNTH: Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 25/4, ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to với lượng mưa 15-30mm, có nơi trên 80mm.

Đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng tới hết năm 2026
DNTH: Tiếp tục chương trình của phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 23/4 về việc cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá...

Thời tiết nông vụ ngày 24/4 - Trung Bộ tiếp tục nắng nóng
DNTH: Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 24/4, thời tiết trên cả nước ghi nhận nhiều hình thái trái ngược, trong đó, Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ xuất hiện mưa rào và dông, khu vực Trung Bộ tiếp tục chịu ảnh...

Thời tiết nông vụ ngày 22/4: Trung Bộ và Nam Bộ tiếp tục nắng nóng
DNTH: Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, nắng nóng tiếp tục xảy ra trên diện rộng tại nhiều khu vực trên cả nước, trong đó Bắc Bộ, Trung Bộ có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ vượt ngưỡng 38 độ C.
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Sống khỏe
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
-
"3 nhớ 2 không" phục hồi sức khoẻ, nạp năng lượng sau kỳ nghỉ Tết
-
Giá trị sống từ không gian xanh
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...