Eximbank loay hoay với mục tiêu kép

14:56 | 03/11/2020

DNTH: 3/4 quãng đường của năm 2020 đã đi qua, kết quả kinh doanh cũng như tình hình tài chính cho thấy Eximbank khó lòng thực hiện được mục tiêu kép.

Eximbank loay hoay với mục tiêu kép
Eximbank loay hoay với mục tiêu kép

Vài năm trở lại đây, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) phải đối mặt với bất ổn lớn khi liên tiếp có sự thay đổi lãnh đạo cấp cao, gắn liền với "cuộc chiến vương quyền" ở ngân hàng này. Ngay trong tháng 6 năm nay, ông Cao Xuân Ninh đã phải từ chức chủ tịch ngay trước thềm đại hội đồng cổ đông. Sau đó, hai lần đại hội đồng cổ đông liên tiếp đều không thể diễn ra do không đủ tỷ lệ cổ đông tham dự, đến lần thứ ba thì bị hoãn do dịch Covid-19.

Mặc dù phải sống chung với bất ổn nhưng mục tiêu kinh doanh mà ban điều hành của ngân hàng này đưa ra cho năm nay là khá tham vọng, trong đó tiêu biểu là mục tiêu kép: vừa đạt lợi nhuận trước thuế 1.318 tỷ đồng (tăng 20% so với năm 2019), vừa mua lại toàn bộ nợ xấu tại VAMC (thậm chí đưa tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 2%).

Nói "tham vọng" là bởi lợi nhuận và nợ xấu là hai chỉ số mang tính đối nghịch. Để giảm nợ xấu, một trong những phương thức cơ bản là dùng nguồn dự phòng để xóa nợ xấu và nguồn dự phòng này được trích ra từ thu nhập, ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận.

3/4 quãng đường của năm 2020 đã đi qua, kết quả kinh doanh cũng như tình hình tài chính cho thấy ngân hàng này khó lòng thực hiện được mục tiêu kép trên.

Dường như Eximbank đang ưu tiên mục tiêu lợi nhuận hơn khi kết thúc 9 tháng năm nay, ngân hàng này đạt 1.103 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, đi ngang so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, nếu chiếu theo mục tiêu trình cổ đông, Eximbank đã hoàn thành 84% chặng đường.

Tuy nhiên, nợ xấu đang có tín hiệu xấu hơn.

Nợ xấu nội bảng của Eximbank đã tăng 29% trong 9 tháng qua, trong đó riêng nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) đã tăng gấp đôi. Điều này, cộng với việc dư nợ cho vay suy giảm tới gần 11%, đã khiến tỷ lệ nợ xấu nội bảng tăng mạnh từ 1,71% lên 2,46%.

Cộng thêm cả giá trị trái phiếu chưa dự phòng tại VAMC, tỷ lệ nợ xấu của Eximbank đã tăng từ 3,63% lên 4,22% sau 9 tháng.

Hiện nguồn lực dự phòng của Eximbank đang rất mỏng. Dự phòng cho vay khách hàng của ngân hàng này mới chỉ đạt 1.238 tỷ đồng tính đến hết tháng 9/2020, tỷ lệ bao phủ nợ xấu (cả nợ xấu nội bảng và giá trị trái phiếu chưa dự phòng tại VAMC) theo đó chỉ vỏn vẹn 28%, nghĩa là 1 đồng nợ xấu chỉ được "bao bọc" bởi 0,28 đồng dự phòng. Tỷ lệ này ở đa số các ngân hàng đều trên 50%, mức trung bình cũng khoảng trên 70%, thậm chí như trường hợp của Vietcombank lên đến 251%.

Với nguồn dự phòng mỏng như vậy, khó lòng Eximbank có thể mua lại toàn bộ nợ xấu tại VAMC trong 3 tháng còn lại của năm nay, đồng thời đưa tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 3%, mà vẫn hoàn thành được mục tiêu lợi nhuận. Còn tham vọng đưa tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 2% có thể coi là bất khả thi.

Ước tính cho thấy, để tất toán hết nợ xấu tại VAMC trong năm 2020 và đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới 3% theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, Eximbank sẽ phải giảm ròng được khoảng 1.000 - 1.300 tỷ đồng tùy theo quy mô dư nợ cho vay. Quy mô nợ xấu cần giảm ròng này thậm chí còn cỡ ngang ngửa tổng dự phòng cho vay khách hàng của Eximbank. Trong khi đó, nếu đẩy mạnh trích lập dự phòng để tạo nguồn xử lý nợ xấu, lợi nhuận sẽ bị ảnh hưởng lớn.

Tựu trung, khó hy vọng Eximbank hoàn thành mục tiêu kép trong năm nay, đặc biệt trong bối cảnh bất ổn nội bộ cộng hưởng với tác động từ dịch Covid-19.

Minh Tâm

Theo VNF

https://vietnamfinance.vn/eximbank-loay-hoay-voi-muc-tieu-kep-20180504224245641.htm

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Lãnh đạo Techcombank: Sẽ đạt các mục tiêu đề ra, niêm yết cổ phiếu TCBS trong năm 2025

DNTH: Ngày 26/4, Đại hội cổ đông thường niên năm 2025 của Techcombank (mã: TCB) đã thông qua kế hoạch kinh doanh tăng trưởng cao với lợi nhuận đạt 31.500 tỷ đồng. Ngân hàng sẽ tiếp tục nâng vốn điều lệ, sớm đưa công ty chứng khoán...

Cổ đông CC1 chất vấn khi doanh nghiệp lại "lỡ hẹn" với sàn HOSE

DNTH: Tổng Công ty Xây dựng Số 1 - CTCP (mã chứng khoán: CC1) tiếp tục là tâm điểm chú ý của giới đầu tư khi tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, doanh nghiệp một lần nữa hoãn kế hoạch niêm yết cổ phiếu lên sàn HOSE.

OPES dẫn đầu ngành bảo hiểm phi nhân thọ trong bảng xếp hạng FAST500

DNTH: Ngày 24/04/2025, Công ty cổ phần bảo hiểm OPES (OPES) lần đầu tiên được vinh danh tại bảng xếp hạng những doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam trong khuôn khổ lễ công bố FAST500 do Vietnam Report phối hợp cùng báo VietnamNet tổ...

MB duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ trong Quý I/2025, tiếp tục tối ưu hiệu quả vận hành

DNTH: ngày 24 tháng 4 năm 2025 – Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2025 với nhiều tín hiệu tăng trưởng tích cực, tiếp tục khẳng định năng lực vận hành hiệu quả và khả năng thích ứng cao trong bối...

PVcomBank lần đầu ra mắt sản phẩm thẻ tín dụng phi vật lý

DNTH: Với mong muốn nâng cao chất lượng trải nghiệm thanh toán cho người dùng, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) triển khai ra mắt thẻ tín dụng quốc tế phi vật lý hoàn toàn mới - PVcomBank Home, không chỉ cung cấp nhiều tiện ích...

VPBank ghi nhận lợi nhuận tích cực trong quý I, bám sát mục tiêu tỷ đô năm 2025

DNTH: VPBank kết thúc quý đầu tiên của năm 2025 với các chỉ tiêu tài chính tích cực: Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 5.015 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ, tổng tài sản vượt 994.000 tỷ đồng. Cùng với đó, tăng trưởng tín...

XEM THÊM TIN