Eximbank: Tranh cãi tính pháp lý của Nghị quyết số 231
08:52 | 14/05/2021
DNTH: Kết luận thanh tra số 4661/KL-TTGSNH2, ngày 18/12/2020 của Ngân hàng Nhà nước (SBV) về việc thanh tra pháp nhân Ngân hàng Eximbank (EIB) từ ngày 1/1/2017 - 30/9/2019, đã chỉ ra hàng loạt sai phạm tại các cuộc họp HĐQT và kiến nghị EIB phải hủy, thu hồi các Nghị quyết đã được ban hành trái pháp luật.
![]() |
Hàng loạt sai phạm của HĐQT EIB đã được Ngân hàng Nhà nước chỉ ra. |
Mang dấu ra khỏi trụ sở để đóng vào văn bản “mật”
Trước những mâu thuẫn không được giải quyết triệt để trong nội bộ, từ năm 2019 đến nay, EIB không tổ chức được đại hội cổ đông và cũng không có Tổng giám đốc và đại diện theo pháp luật, 8/9 thành viên HĐQT đã quá nhiệm kỳ (2015 - 2020) bị cổ đông đòi bãi nhiệm. Trong khi đó, danh sách dự kiến bầu HĐQT nhiệm kỳ mới đã được Ngân hàng Nhà nước thông qua chỉ có 4 người.
Theo một nhóm cổ động của EIB cho biết, chỉ riêng trong ngày 8/3/2019, Chủ tịch HĐQT Lê Minh Quốc đã chỉ đạo ông Nguyễn Minh Tuấn – Giám đốc khối hỗ trợ “áp tải” bà Nguyễn Thị Kiều Nga – Tổ trưởng Văn thư mang con dấu ra khỏi trụ sở EIB 2 lần để đóng dấu vào tổng cộng 3 bộ hồ sơ, mỗi bộ gồm 4 văn bản, mỗi văn bản có 3 trang, đều là những văn bản “khẩn, mật” do chính ông Lê Minh Quốc tạo lập mà không thông qua HĐQT, chưa có sự “chấp thuận bằng văn bản của Tổng Giám đốc và bảo vệ đi cùng” là vi phạm nghiêm trọng Quy định về quản lý và sử dụng con dấu của EIB theo Quyết định số 1899/2012/EIB/QĐ-TGĐ của Tổng Giám đốc EIB.
Ban Kiểm toán nội bộ đã yêu cầu ông Nguyễn Minh Tuấn, bà Nguyễn Thị Kiều Nga viết tường trình, tuy nhiên chỉ có bà Nguyễn Thị Kiều Nga viết tường trình sự việc nêu bị ông Tuấn ép phải khai gian dối là không mang con dấu ra ngoài trụ sở EIB, còn ông Nguyễn Minh Tuấn không thực hiện yêu cầu của Ban Kiểm toán nội bộ.
Sau khi nhận được báo cáo của Trưởng Ban Kiểm toán Nội bộ EIB, ngày 12/3/2019, Ủy ban Quản lý rủi ro của SBV đã triệu tập cuộc họp khẩn làm việc với ông Lê Minh Quốc, ông Nguyễn Minh Tuấn và bà Nguyễn Thị Kiều Nga. Sau khi ông Nguyễn Minh Tuấn và bà Nguyễn Thị Kiều Nga thừa nhận toàn bộ sự việc thì ông Lê Minh Quốc mới công nhận là đã chỉ đạo ông Nguyễn Minh Tuấn và bà Nguyễn Thị Kiều Nga mang dấu ra ngoài trụ sở để đóng vào các văn bản do ông lập nhưng nhất định không chịu giao các tài liệu đã đóng dấu trái phép cho HĐQT để làm rõ sự việc.
Trước thái độ bất hợp tác của ông Lê Minh Quốc, Ủy ban Quản lý rủi ro đã đề nghị Tổng Giám đốc EIB (khi đó là ông Lê Văn Quyết) ban hành văn bản gửi cơ quan có thẩm quyền để hỗ trợ EIB làm rõ.
Ngày 13/3/2019, Tổng Giám đốc EIB đã ký 3 văn bản “khẩn” gửi các cơ quan có thẩm quyền báo cáo vụ sử dụng con dấu trái phép và đề nghị các cơ quan này “hỗ trợ EIB làm rõ sự việc và có biện pháp hỗ trợ cần thiết để tránh gây rủi ro cho EIB nói riêng và toàn bộ hệ thống tín dụng nói chung”.
Tuy nhiên, theo đơn tố cáo của các cổ đông, cho đến thời điểm này vụ việc vẫn chưa sáng tỏ và ông Lê Minh Quốc nguyên là Chủ tịch EIB vẫn không chịu nộp lại các văn bản đã đóng dấu trái pháp luật, đồng nghĩa nguy hiểm cho EIB và cả hệ thống ngân hàng vẫn đang hiện hữu khi chưa thể xác định được nội dung các văn bản kia.
“Mặc nhiên” vẫn là Chủ tịch HĐQT EIB
Sau sự việc mang dấu ra khỏi trụ sở 10 ngày, vào ngày 22/3/2019, HĐQT EIB đã họp với 7/10 thành viên tham dự và thông qua Nghị quyết số 112 bãi nhiệm chức Chủ tịch HĐQT của ông Lê Minh Quốc và bầu bà Lương Thị Cẩm Tú làm Chủ tịch HĐQT.
Ngày 25/3/2019, HĐQT ban hành Nghị quyết số 117, thông qua 2 nội dung: Gia hạn hợp đồng lao động đối với Tổng Giám đốc Lê Văn Quyết; Thông qua và có lộ trình thực hiện ngay 11 khuyến nghị của tư vấn độc lập về các vấn đề của EIB. Đây cũng là nội dung mà sau này cổ đông chiến lược của EIB là Ngân hàng Sumitomo kiến nghị, trong đó nhấn mạnh nội dung “thanh lọc HĐQT”, nhưng bị nhóm 6/10 thành viên HĐQT trong đó có ông Lê Minh Quốc nhiều lần từ chối trái pháp luật.
Tuy nhiên, Nghị quyết số 117 đã không được thực hiện vì ông Lê Minh Quốc đã có đơn khởi kiện và đề nghị Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (TAND) áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tạm dừng thực hiện Nghị quyết số 112. Đến ngày 27/3/2019, TAND Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tạm dừng việc thực hiện Nghị quyết 112. Như vậy, ông Lê Minh Quốc “mặc nhiên” vẫn trở lại là Chủ tịch HĐQT EIB.
Với vị trí Chủ tịch HĐQT EIB vừa lấy lại, ông Lê Minh Quốc không thực hiện Nghị quyết số 117, đồng thời ký ngay văn bản từ chối kiến nghị của Ngân hàng Sumitomo, dù không đúng thẩm quyền.
Việc làm này của ông Lê Minh Quốc với vị trí là Chủ tịch HĐQT EIB đã khởi đầu cho tình trạng của EIB không có Tổng Giám đốc và người đại diện theo pháp luật cho đến tận thời điểm hiện nay.
Tham vọng “lật ngược thế cờ”
Ngày 14/5/2019, ông Lê Minh Quốc “bất ngờ” rút đơn khởi kiện, theo đó, TAND Thành phố Hồ Chí Minh ra Quyết định hủy bỏ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với Nghị quyết số 112, có hiệu lực ngay trong ngày 14/5/2019. Tuy nhiên, phải tới 16h ngày 15/5 mới đến EIB – tức là sau 1 tháng.
Và trong thời gian 1 tháng này, ngày 15/5/2019 đã diễn ra cuộc họp HĐQT của EIB với 8/10 thành viên tham dự, ông Đặng Anh Mai – Phó Chủ tịch HĐQT được bầu làm Chủ tọa. Theo Biên bản cuộc họp HĐQT EIB ngày 15/5/2019, gồm có 2 nội dung làm việc: Xem xét Nghị quyết số 112 và thay đổi lãnh đạo.
Vì trước khi cuộc họp diễn ra 1 ngày, ông Lê Minh Quốc đã có đơn từ nhiệm, theo đó tại cuộc họp ngày 15/5/2019, đã có 8/10 thành viên đã biểu quyết đồng ý: Chấm dứt hiệu lực của Nghị quyết 112 và chấp thuận cho ông Lê Minh Quốc từ nhiệm chức Chủ tịch HĐQT EIB.
Do “phát sinh” ý kiến nội dung cuộc họp thay đổi vì có Đơn từ nhiệm nên cần xin ý kiến của 2 thành viên HĐQT vắng mặt, nên Chủ tọa cuộc họp là ông Đặng Anh Mai đành tạm dừng cuộc họp để cùng Văn phòng HĐQT lập văn bản xin ý kiến.
Và trong thời gian tạm dừng cuộc họp, đúng lúc Chủ tọa cuộc họp là ông Đặng Anh Mai cùng 2 thành viên rời phòng họp, thì ông Lê Minh Quốc cùng 4/8 thành viên HĐQT còn lại đã tự ý ký vào “Biên bản cuộc họp”, và với tư cách là Chủ tịch HĐQT EIB cộng với lý do “căn cứ nội dung biên bản”, ông Lê Minh Quốc ký ngay Nghị quyết số 231 chỉ có duy nhất 1 nội dung: “chấm dứt hiệu lực của Nghị quyết số 112”, mà không có nội dung “chấp thuận cho ông Lê Minh Quốc từ nhiệm chức Chủ tịch HĐQT”. Để ngay sau đó, ông Nguyễn Cảnh Vinh – Phó Tổng Giám đốc EIB (người mà 5 ngày sau, được nhóm 6/10 thành viên HĐQT EIB thống nhất bổ nhiệm Quyền Tổng Giám đốc EIB) lập tức cho đóng dấu phát hành Nghị quyết số 231 vào thời điểm 13h29’, trước thời điểm EIB nhận được Quyết định của TAND Thành phố Hồ Chí Minh “hủy phong tỏa” Nghị quyết số 112 (vào ngày 22/3/2019, HĐQT EIB đã họp với 7/10 thành viên tham dự và thông qua Nghị quyết số 112 bãi nhiệm chức Chủ tịch HĐQT của ông Lê Minh Quốc và bầu bà Lương Thị Cẩm Tú làm Chủ tịch HĐQT).
Trước sự việc này, Chủ tọa Đặng Anh Mai đã gửi Văn bản “khẩn” đến tất cả các thành viên HĐQT EIB cùng Ban Kiểm soát, Ban Điều hành khẳng định: “Cuộc họp HĐQT EIB chưa kết thúc, Biên bản cuộc họp chưa được lập và chưa được thông qua bởi Chủ tọa và tất cả thành viên tham dự.
Bên cạnh đó, TAND Thành phố Hồ Chí Minh ra Quyết định hủy bỏ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với Nghị quyết số 112 có hiệu lực ngay trong ngày 14/5/2019, đồng nghĩa với việc Nghị quyết số 112 tiếp tục thực hiện và ông Lê Minh Quốc không còn là Chủ tịch HĐQT. Vì vậy, việc ông Lê Minh Quốc tự ý ký Nghị quyết số 231 là không đúng thẩm quyền, không có hiệu lực và không có giá trị pháp lý. Chủ tọa đề nghị các thành viên HĐQT EIB tiếp tục tham dự cuộc họp HĐQT nói trên vào lúc 10h00 ngày 16/5/2019.
Chủ tọa Đặng Anh Mai cũng quyết liệt yêu cầu phải nộp lại “Biên bản” cuộc họp HĐQT EIB ngày 15/5/2019 và “Nghị quyết số 231”, nhưng ông Lê Minh Quốc tiếp tục bất hợp tác. Hôm sau, cuộc họp không thể tiếp diễn, bởi cả 3/5 thành viên ký Biên bản cuộc họp HĐQT ngày 15/5/2019 đều vắng mặt.
Với lợi thế chiếm đa số ghế trong HĐQT của nhóm cổ đông bao gồm ông Lê Minh Quốc, Nghị quyết số 231 vẫn có hiệu lực, gây tranh chấp kéo dài và lan rộng từ HĐQT ra cả đại hội cổ đông. Và hệ lụy là đại hội đồng cổ đônng bất thành, HĐQT bị phân rã thành 2 nhóm.
Với những lùm xùm diễn ra kéo dài nhiều năm, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức thanh tra pháp nhân EIB từ ngày 1/1/2017-30/9/2019. Kết luận thanh tra của Ngân hàng Nhà nước đã chỉ ra hàng loạt sai phạm tại nhiều cuộc họp HĐQT và kiến nghị EIB phải hủy, thu hồi các Nghị quyết đã được ban hành trái pháp luật, tuy nhiên cho đến nay, chưa có Nghị quyết nào được hủy, thu hồi.
https://baoxaydung.com.vn/eximbank-tranh-cai-tinh-phap-ly-cua-nghi-quyet-so-231-305515.html
Theo Báo Xây Dựng
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- dù không /
- Ngân hàng Sumitomo /
- phải hủy /
- EIB /
- Ngân hàng Eximbank /
- thu hồi /
- Eximbank /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Lãnh đạo Techcombank: Sẽ đạt các mục tiêu đề ra, niêm yết cổ phiếu TCBS trong năm 2025
DNTH: Ngày 26/4, Đại hội cổ đông thường niên năm 2025 của Techcombank (mã: TCB) đã thông qua kế hoạch kinh doanh tăng trưởng cao với lợi nhuận đạt 31.500 tỷ đồng. Ngân hàng sẽ tiếp tục nâng vốn điều lệ, sớm đưa công ty chứng khoán...

Cổ đông CC1 chất vấn khi doanh nghiệp lại "lỡ hẹn" với sàn HOSE
DNTH: Tổng Công ty Xây dựng Số 1 - CTCP (mã chứng khoán: CC1) tiếp tục là tâm điểm chú ý của giới đầu tư khi tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, doanh nghiệp một lần nữa hoãn kế hoạch niêm yết cổ phiếu lên sàn HOSE.

OPES dẫn đầu ngành bảo hiểm phi nhân thọ trong bảng xếp hạng FAST500
DNTH: Ngày 24/04/2025, Công ty cổ phần bảo hiểm OPES (OPES) lần đầu tiên được vinh danh tại bảng xếp hạng những doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam trong khuôn khổ lễ công bố FAST500 do Vietnam Report phối hợp cùng báo VietnamNet tổ...

MB duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ trong Quý I/2025, tiếp tục tối ưu hiệu quả vận hành
DNTH: ngày 24 tháng 4 năm 2025 – Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2025 với nhiều tín hiệu tăng trưởng tích cực, tiếp tục khẳng định năng lực vận hành hiệu quả và khả năng thích ứng cao trong bối...

PVcomBank lần đầu ra mắt sản phẩm thẻ tín dụng phi vật lý
DNTH: Với mong muốn nâng cao chất lượng trải nghiệm thanh toán cho người dùng, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) triển khai ra mắt thẻ tín dụng quốc tế phi vật lý hoàn toàn mới - PVcomBank Home, không chỉ cung cấp nhiều tiện ích...

VPBank ghi nhận lợi nhuận tích cực trong quý I, bám sát mục tiêu tỷ đô năm 2025
DNTH: VPBank kết thúc quý đầu tiên của năm 2025 với các chỉ tiêu tài chính tích cực: Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 5.015 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ, tổng tài sản vượt 994.000 tỷ đồng. Cùng với đó, tăng trưởng tín...
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Sống khỏe
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
-
"3 nhớ 2 không" phục hồi sức khoẻ, nạp năng lượng sau kỳ nghỉ Tết
-
Giá trị sống từ không gian xanh
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...