Giá dừa khô nguyên liệu tăng gấp đôi

09:21 | 31/07/2024

DNTH: Hiện nay, giá dừa khô nguyên liệu tại Bến Tre tăng cao, từ 110.000-120.000 đồng/chục (12 trái), tăng 30.000 - 40.000 đồng/chục so với tháng trước, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.

Chú thích ảnh
Nông dân huyện Giồng Trôm (Bến Tre) thu hoạch dừa khô nguyên liệu. Ảnh tư liệu: Công Trí/TTXVN

Người dân phấn khởi vì giá dừa tăng cao trong giai đoạn dừa đang phục hồi sau thời gian bị ảnh hưởng hạn mặn vì người dân có thêm kinh phí đầu tư chăm sóc cho cây dừa.

Theo bà Nguyễn Thị Ánh, xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm (Bến Tre) hơn 4 năm qua, giá dừa luôn giữ ở mức thấp, chưa bao giờ vượt qua hơn 100.000 đồng/chục. Hiện nay, giá dừa tăng trở lại người dân phấn khởi. Bà Nguyễn Thị Ánh cho hay, 2 ngày trước bà Ánh vừa thu hoạch 8.000 m2 đất trồng dừa với sản lượng hơn 1.000 quả dừa, bán với giá 110.000 đồng/chục (chưa trừ chi phí công hái, thu gom), trong khi đó tháng trước bà Ánh bán với giá chỉ có 75.000 đồng/chục.

Bà Ánh chia sẻ, với giá hiện nay giúp người dân có thêm chi phí để đầu thu phân bón cho cây dừa. Vì sau thời diểm ảnh hưởng hạn mặn cây dừa xuống sức, hiện sản lượng giảm chỉ còn hơn phân nửa so với trước. Bên cạnh đó, giá dừa giữ mức hơn 100.000 đồng/chục, nếu duy trì với giá này, kinh tế người dân sẽ bền vững hơn.

Giá dừa tăng cao, thu nhập tăng theo ông Nguyễn Văn Tài, xã Bình Hòa, huyện Giồng Trôm kêu nhân công bồi bùn (phù sa) đắp vào gốc dừa để giúp cây dừa thêm dinh dưỡng nuôi cây. Ông Tài cho biết, các năm qua giá dừa xuống thấp, thu nhập không đủ chi tiêu nên 3 năm qua ông không có kinh phí thuê nhân công bồi bùn cho cây dừa. Bên cạnh đó, lượng phân bón giảm, làm cho năng suất cây dừa giảm.

Theo ông Tài, mỗi năm 1 ha dừa cần 30-40 triệu đồng tiền phân bón, nhân công bồi bùn cho cây, giúp cây phát triển đạt năng suất cao. Nhưng nếu giá dừa ở mức thấp người dân không có thu nhập, nên thường ít chăm sóc cho cây dừa. Hiện nay giá dừa tăng, thu nhập của gia đình khá hơn, có thêm kinh phí tập trung chăm sóc vườn cây, giúp cây phát triển chống chọi với tình trạng xâm nhập mặn trong thời gian tới. Với giá hiện nay, 1 ha cho thu nhập từ 13-16 triệu đồng/tháng.

Theo các thương lái thu mua dừa, giá dừa tăng cao phần lớn do sản lượng dừa đang giảm do ảnh hưởng hạn, mặn trước đó. Bên cạnh đó, hiện tình trạng nhu cầu sản xuất các nhà máy tăng nên các công ty tập trung thu mua, làm cho giá tăng lên.

Tùy theo khu vực chất lượng trái dừa có gia khác nhau. Khu vực đạt chất lượng cao như xã Châu Bình, Châu Hòa (Giồng Trôm), các xã phía Nam của huyện Mỏ Cày Nam, dừa kho nguyên liệu có giá từ 110.000-120.000 đồng/chục (chưa trừ công thu hoạch), các khu vực khác giả thấp hơn từ 10.000-20.000 đồng/chục.

Theo ông Huỳnh Quang Đức, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, toàn tỉnh có hơn 78.000 ha dừa, trong đó chủ yếu dừa khô nguyên liệu. Hiện, ngành nông nghiệp tỉnh đang tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp đăng ký thực hiện mã vùng trồng, để khi có ký kết Hiệp định thư chính thức xuất khẩu dừa chính ngạch sang thị trường Trung Quốc, Bến Tre có đủ điều kiện để đáp ứng cho các doanh nghiệp.

Ông Đức chia sẻ, nếu được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc, ngành dừa sẽ có thêm thị trường tiêu thu rộng lớn, khi đó giá dừa sẽ ổn định hơn trong thời gian tới.

Cùng với đó, ngành chức năng kêu gọi nông dân tham gia tổ hợp tác, hợp tác xã để liên kết tiêu thụ với doanh nghiệp thu mua trực tiếp, khi đó tạo đầu ra ổn định cho nông dân, giá dừa tăng thêm so với giá thị trường. Bên cạnh đó, khuyến khích nông dân sản xuất dừa theo hướng hữu cơ để liên kết trực tiếp với doanh nghiệp thu mua. Khi đó, giá dừa tăng thêm, tạo hướng đi bền vững cho cây dừa.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Bài 2: Chất lượng nông sản nội địa: Khi không ai dám chịu trách nhiệm cuối cùng

DNTH: Trên kệ siêu thị, trái cây Việt Nam được đóng gói sạch sẽ, dán nhãn mã vạch, có nơi thậm chí kèm theo tem truy xuất nguồn gốc. Nhưng bước ra khỏi siêu thị...

Bài 1: Từ câu chuyện lô sầu riêng bị trả lại đến câu hỏi quản lý chất BVTV

DNTH: Cuối tháng 3/2025, một doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng từ Tiền Giang sang Trung Quốc nhận thông báo lô hàng 18 tấn bị trả lại vì phát hiện dư lượng hoạt chất chlorpyrifos vượt ngưỡng cho phép. Đây không phải là lần đầu tiên...

Xuất khẩu thủy sản lần đầu lép vế trước cà phê

DNTH: Theo Cục Hải quan, trong quý 1, xuất khẩu cà phê đạt 496 nghìn tấn, trị giá 2,8 tỷ USD, giảm 15,3% về lượng nhưng tăng tới 45,8% về kim ngạch so với cùng kỳ 2024. Cũng trong quý 1, xuất khẩu thủy sản đạt 2,3 tỷ USD, tăng 19,2% so với...

Cam xanh nghĩa tình 'giải cứu' nông sản bền vững

DNTH: Hiện các tỉnh miền Tây đang vào vụ thu hoạch cam sành, thế nhưng đầu ra gặp nhiều khó khăn, chương trình “Cam xanh nghĩa tình” ra đời với một cách tiếp cận mới: chuyển từ “giải cứu” ngắn hạn sang giải pháp tìm đầu ra...

Xuất khẩu sắn, cần đề cao phương thức chế biến

DNTH: Ngành sắn Việt Nam đang đứng trước ngã rẽ quan trọng khi xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt kim ngạch gần 1 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2024, nhưng lại giảm 7,7% so với cùng kỳ năm trước. Sự phụ thuộc vào Trung...

Ớt chỉ thiên giá 68.000đ/kg, nông dân lãi to dù mất mùa

DNTH: Năm nay do ảnh hưởng thời tiết mưa lạnh kéo dài khiến năng suất ớt giảm, nhưng giá ớt đang rất cao nên nông dân vẫn lãi to.

XEM THÊM TIN