Giá mía chục tăng mạnh nhờ nhu cầu tăng cao

15:34 | 08/05/2019

DNTH: Do đang vào thời điểm nắng nóng, mía chục được thu mua nhiều để ép làm nước giải khát nên giá bán tăng mạnh, đem lại thu nhập cao cho nông dân.

Vào thời điểm này ở những diện tích mía xuống giống sớm, nông dân tỉnh Hậu Giang đã bắt đầu thu hoạch để bán mía chục. Do đang vào thời điểm nắng nóng, mía chục được thu mua nhiều để ép làm nước giải khát nên giá bán tăng mạnh, đem lại thu nhập cao cho nông dân.

Giá mía chục tăng mạnh nhờ nhu cầu tăng cao - Ảnh 1.

Hiện tại, mía được bó thành chục gồm 12 cây với giá từ 1.500- 1.700 đồng/kg


Theo người trồng mía Hậu Giang, sau khi thu mua, mía chục sẽ được thương lái chuyển về các tỉnh, thành khác để bán cho các cơ sở ép nước giải khát. Do hiện nay thời tiết oi bức, nhu cầu giải khát cao nên mía chục rất có giá.

Hiện thương lái vào tận ruộng thu mua mía có chiều cao từ 1m6 trở lên, cây thẳng, mía được bó thành chục gồm 12 cây với giá từ 1.500- 1.700 đồng/kg, tùy theo chất lượng mía, cao hơn cùng kỳ năm trước 200 đồng/kg. Bên cạnh giá bán cao, thì năng suất mía năm nay cũng ở mức cao, từ 10-12 tấn/công. Sau khi trừ hết chi phí nông dân bán mía chục thu nhập hơn 12 triệu đồng/công.

Giá mía chục tăng mạnh nhờ nhu cầu tăng cao - Ảnh 2.

Mía chục được thu mua nhiều để ép làm nước giải khát nên giá bán tăng mạnh, đem lại thu nhập cao cho nông dân.

Ông Nguyễn Thế Tự - Phó trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp cho biết, do vài năm trở lại đây, các nhà máy đường thường thu mua mía với giá thấp nên ở những khu vực phù hợp nông dân đã chủ động chuyển sang trồng mía bán theo hình thức mía chục để làm nước giải khát. Bởi ngoài giá bán cao, thì mía chục không tốn chi phí đào học, mía giống vì trồng lưu gốc và thương lái tự vào thu hoạch nên nông dân thu hoạch lợi nhuận đạt cao gấp 3-4 lần so với việc bán mía cho nhà máy.

Vụ mía này, huyện Phụng Hiệp - vùng mía nguyên liệu lớn nhất ĐBSCL gieo trồng hơn 6.700 ha mía, giảm gần 1.000 ha mía so với vụ mía năm trước do người trồng mía thua lỗ nên đã chuyển sang trồng loại cây trồng khác./.

Theo Tấn Phong

VOV

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Trồng khoai lang lãi từ 130-150 triệu đồng/ha

DNTH: Những ngày này, trên khắp cánh đồng huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai), không khí thu hoạch khoai lang diễn ra nhộn nhịp. Niên vụ Đông Xuân 2024-2025, bà con nông dân không chỉ vui mừng vì năng suất cao mà giá thu mua cũng tăng mạnh, mang lại...

Giải pháp tưới tiết kiệm nước cho cây sầu riêng

DNTH: Hệ thống tưới nhỏ giọt khuếch tán dưới mặt đất được thử nghiệm cho vườn sầu riêng ở Tiền Giang, giúp tiết kiệm nước và tăng năng suất cây trồng.

Nhiều giải pháp phòng chống sâu bệnh gây hại cây trồng vụ Xuân

DNTH: Để chủ động phòng chống sâu bệnh gây hại vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã có nhiều giải pháp chủ động phòng chống sâu bệnh.

Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc

DNTH: Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Cánh đồng khoai tây canh tác bền vững cho năng suất tăng 30%

DNTH: Mô hình sản xuất khoai tây bền vững tại Thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) theo quy trình canh tác bền vững cho năng suất tăng 30% so với truyền thống.

Trồng hướng hữu cơ, bưởi đặc sản Quế Dương giá 24.000đ mỗi quả

DNTH: Xã Cát Quế (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) đang lưu giữ giống bưởi quý mang tên bưởi Quế Dương. Người dân nơi đây có nhiều sáng kiến để bảo vệ cây bưởi danh tiếng.

XEM THÊM TIN