Giám sát chặt các ổ dịch châu chấu phá hoại cây trồng
09:41 | 03/06/2024
DNTH: Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) đã có đoàn công tác đến tỉnh Cao Bằng phối hợp với địa phương lên phương án phòng chống dịch châu chấu tre lưng vàng.
Theo thông tin từ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Thạch An (Cao Bằng), từ đầu tháng 4 đến ngày 28/5, châu chấu gây hại hơn 87 ha cây trồng tại các xã: Minh Khai, Canh Tân, Quang Trọng và Kim Đồng.
Trước thông tin hàng vạn con châu chấu bất ngờ xuất hiện ở huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn, bậu kín mặt tường lẫn đường đi, hiện tại thiệt hại khoảng 1-2ha ruộng ngô của bà con, ông Nguyễn Quý Dương, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết đàn châu chấu này là đàn nhỏ, diện tích cây trồng bị châu chấu phá hoại nhiều đang ở Cao Bằng.
Trên cây ngô, châu chấu gây hại với mật độ trung bình từ 80 - 100 con/m2, cục bộ 200 - 300 con/m2; trên đồi vầu và cỏ dại, châu chấu phát sinh gây hạt với mật độ trung bình 300 - 400 con/m2, nơi cao 500 - 600 con/m2.

Ngay khi phát hiện ổ dịch châu chấu, các xã huy động nguồn lực nhanh chóng phun phòng trừ châu chấu ở các xã có dịch.
Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, các phòng, ban chức năng của huyện tăng cường công tác kiểm tra cây, cỏ dại ven sông, suối và cây trồng, phát hiện sớm các ổ dịch châu chấu non; phối hợp với các xã tổ chức phun thuốc diệt trừ các ổ dịch châu chấu kịp thời, khoanh vùng không để châu chấu phá hoại sang hoa màu, lây lan ra diện rộng. Đến nay, các địa phương phun thuốc phòng trừ được 40,6 ha bị nhiễm.
Ông Nguyễn Quý Dương, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết thêm: "Theo thống kê của chúng tôi, diện tích tre vầu và cây trồng bị ảnh hưởng do đàn châu chấu tre lưng vàng tấn công ở Lạng Sơn khoảng 10ha, trong khi ở Cao Bằng diện tích cây trồng bị thiệt hại (chủ yếu là cây vầu) do nạn châu chấu tre lưng vàng đã lên đến 450ha", ông Dương thông tin.
Theo đó, Cục Bảo vệ thực vật vẫn đang chủ động phối hợp với các địa phương giám sát thật chặt chẽ các ổ dịch châu chấu tre lưng vàng để có các biện pháp phòng chống phù hợp.

"Ngay trong chiều 30/5, đoàn công tác của Cục Bảo vệ thực vật sẽ lên Cao Bằng phối hợp với địa phương lên phương án phòng chống dịch châu chấu tre lưng vàng. Trước đó, UBND tỉnh Cao Bằng cũng đã có báo cáo và khả năng tỉnh này sẽ công bố dịch. Đoàn công tác của Cục Bảo vệ thực vật sẽ đánh giá quy mô ổ dịch châu chấu tre lưng vàng có đủ điều kiện để công bố dịch hay không?", Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật thông tin thêm.
Về biện pháp phòng trừ châu chấu tre lưng vàng, ông Dương cho biết, chỉ có cách phun thuốc bảo vệ thực vật để diệt trừ.
"Thời điểm này, phun phòng trừ rất tốt do bộ cánh của châu chấu chưa phát triển hoàn thiện, nếu sang tháng 7, bộ cánh châu chấu hoàn thiện, tốc độ di chuyển nhanh hơn thì thiệt hại càng lớn, quá trình phun thuốc bảo vệ thực vật không những giảm tác dụng mà còn ảnh hưởng nhiều đến môi trường", ông Dương nhấn mạnh.
Về nguồn gốc đàn châu chấu tre lưng vàng có phải từ Trung Quốc bay sang không, ông Dương cho biết, đàn châu chấu tre là loài sinh vật gây hại vẫn xuất hiện hàng năm trong nội địa, là nhóm gây hại chủ yếu trên tre, nứa, vầu.
Ông Dương cho biết, để giảm thiểu những tác động lên môi trường, Cục Bảo vệ thực vật đã và đang khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu sản xuất các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học phòng trừ loài dịch hại này.
Duy Luân (t/h)
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- ổ dịch châu chấu /
- tỉnh Cao Bằng /
- Bộ NN&PTNT /
- Cục Bảo vệ thực vật /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Những cánh đồng 'mở đường' nhân rộng 1 triệu ha lúa chất lượng cao
DNTH: Kết quả đánh giá từ những cánh đồng thí điểm là cơ sở để tỉnh Kiên Giang nhân rộng diện tích tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Trái cây an toàn, chất lượng nhờ công nghệ giám sát ruồi vàng
DNTH: Sử dụng công nghệ IoT giám sát ruồi vàng giúp nông dân chủ động hơn trong việc phòng trừ, không phải đợi đến khi ruồi vàng gây hại quá nặng mới xử lý.

Nông dân huyện đảo Lý Sơn áp dụng tưới tiết kiệm
DNTH: Công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng được người dân huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) áp dụng vừa giảm chi phí nhân công và tiết kiệm nguồn nước.

Những nông dân dám nghĩ, dám làm
DNTH: Nông nghiệp Việt Nam đã chứng kiến sự xuất hiện của nhiều cá nhân xuất sắc, những người đã đạt được thành công kinh tế đáng kể thông qua các mô hình sản xuất và kinh doanh sáng tạo. Họ là những người dám nghĩ, dám làm...

Kỳ vọng lớn từ mô hình trồng ba kích tím tại huyện miền núi tỉnh Bắc Giang
DNTH: Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất rừng sản xuất, Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với huyện Sơn Động triển khai Đề án phát triển vùng trồng cây ba kích tím theo hướng sản xuất hàng hóa. Đây được xem là giải...

Đưa khoai tây về miền nắng gió
DNTH: Khoai tây - loài cây ưa lạnh và khí hậu mát mẻ, lại sống khỏe trên vùng đất cát pha nắng gió Quảng Bình, mở ra hướng đi mới cho nông dân địa phương.
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Sống khỏe
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
-
"3 nhớ 2 không" phục hồi sức khoẻ, nạp năng lượng sau kỳ nghỉ Tết
-
Giá trị sống từ không gian xanh
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...