Giống lúa lai GS999 sản xuất thử năng suất đạt 9,4 tấn/ha

07:30 | 18/03/2025

DNTH: Giống lúa lai GS999 sản xuất thử nghiệm tại Hậu Giang sinh trưởng, chống chịu sâu bệnh tốt, năng suất hơn 9 tấn/ha, lợi nhuận cao hơn khoảng 3,6 triệu đồng/ha so với đại trà.

Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Kiểm lâm tỉnh Hậu Giang phối hợp với Công ty cổ phần Đại Thành vừa tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thử nghiệm sản xuất giống lúa lai GS999. Mô hình được thực hiện trong vụ đông xuân 2024 - 2025 trên diện tích hơn 2ha tại hộ nông dân Võ Văn Tuấn ở ấp 6, xã Vị Thắng, huyện Vị Thuỷ, Hậu Giang.

Các đại biểu dự hội thảo đầu bờ đánh giá kết quả thử nghiệm sản xuất giống lúa lai GS999 trong vụ đông xuân 2024 - 2025 tại Vị thủy, Hậu Giang. Ảnh: Trung Chánh.

Các đại biểu dự hội thảo đầu bờ đánh giá kết quả thử nghiệm sản xuất giống lúa lai GS999 trong vụ đông xuân 2024 - 2025 tại Vị thủy, Hậu Giang. Ảnh: Trung Chánh.

Mô hình áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong quá trình canh tác do Công ty cổ phần Đại Thành cung cấp thiết bị, máy nông nghiệp; áp dụng biện pháp sạ thưa với lượng lúa giống chỉ 30kg/ha bằng thiết bị bay không người lái - thấp hơn nhiều so với tập quán sản xuất tại địa phương (từ 100 - 150kg/ha).

Ruộng mô hình thực hiện quản lý sinh vật gây hại theo nguyên tắc IPM và quản lý nước được áp dụng theo phương pháp tưới ngập - khô xen kẽ; sử dụng phân bón hữu cơ DTOGNFIT, đồng thời 20 - 30% lượng bón phân hoá học so với ruộng đối chứng tác theo tập quán truyền thống của nông dân.  

Theo kết quả đánh giá, giống lúa lai GS999 sản xuất thử nghiệm trong vụ đông xuân có thời gian sinh trưởng ngắn, khoảng 95 ngày. Giống lúa này thích nghi tốt với điều kiện tại địa phương, đẻ nhánh khỏe, bộ lá đứng, thân cây cao, cứng cây và chống đỗ ngã tốt, trổ bông tập trung đồng loạt, khả năng chống chịu với sâu bệnh tốt.

Về năng suất lý thuyết, ruộng canh tác giống lúa lai GS999 giảm 20% phân bón hoá học đạt gần 9,4 tấn/ha, ruộng giảm 30% phân bón hoá học đạt 8,9 tấn/ha, ruộng canh tác theo tập quán truyền thống đạt 9 tấn/ha. Lợi nhuận chênh lệch của ruộng giảm 20% phân bón hoá học cao hơn 3,6 triệu đồng/ha so với ruộng canh tác theo truyền thống nhờ giảm lượng giống gieo sạ, giảm lượng phân bón, giảm số lượng và số lần phun thuốc bảo vệ thực vật.

Mô hình sử dụng máy bay từ gieo sạ đến bón phân, phun thuốc, giúp giảm chi phí công lao động, bảo vệ sức khỏe người trực tiếp sản xuất, giải quyết được tình trạng khan hiếm lao động. Sử dụng phân bón hữu cơ DTOGNFIT giúp nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện chất lượng nông sản, giảm thiểu các mối nguy từ canh tác truyền thống như lạm dụng phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật, mất cân bằng sinh thái, suy thoái đất...

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Những cánh đồng 'mở đường' nhân rộng 1 triệu ha lúa chất lượng cao

DNTH: Kết quả đánh giá từ những cánh đồng thí điểm là cơ sở để tỉnh Kiên Giang nhân rộng diện tích tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Trái cây an toàn, chất lượng nhờ công nghệ giám sát ruồi vàng

DNTH: Sử dụng công nghệ IoT giám sát ruồi vàng giúp nông dân chủ động hơn trong việc phòng trừ, không phải đợi đến khi ruồi vàng gây hại quá nặng mới xử lý.

Nông dân huyện đảo Lý Sơn áp dụng tưới tiết kiệm

DNTH: Công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng được người dân huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) áp dụng vừa giảm chi phí nhân công và tiết kiệm nguồn nước.

Những nông dân dám nghĩ, dám làm

DNTH: Nông nghiệp Việt Nam đã chứng kiến sự xuất hiện của nhiều cá nhân xuất sắc, những người đã đạt được thành công kinh tế đáng kể thông qua các mô hình sản xuất và kinh doanh sáng tạo. Họ là những người dám nghĩ, dám làm...

Kỳ vọng lớn từ mô hình trồng ba kích tím tại huyện miền núi tỉnh Bắc Giang

DNTH: Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất rừng sản xuất, Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với huyện Sơn Động triển khai Đề án phát triển vùng trồng cây ba kích tím theo hướng sản xuất hàng hóa. Đây được xem là giải...

Đưa khoai tây về miền nắng gió

DNTH: Khoai tây - loài cây ưa lạnh và khí hậu mát mẻ, lại sống khỏe trên vùng đất cát pha nắng gió Quảng Bình, mở ra hướng đi mới cho nông dân địa phương.

XEM THÊM TIN