Gỡ ngay 6 nút thắt để nối lại chuỗi cung ứng nông sản
11:19 | 15/08/2021
DNTH: Tình trạng ùn ứ nông sản ở các địa phương, vùng sản xuất nông nghiệp là vấn đề rất cấp bách cần xử lý.
Từ đầu năm đến nay, dịch Covid-19 đã làm đứt gãy, gián đoạn nhiều kết nối thương mại nông sản của nước ta với nhiều nước trên thế giới. Vì vậy mà ở nhiều vùng quê đến mùa thu hoạch lại ùn ứ nông sản, doanh nghiệp và người dân càng thêm khó khăn. Hiện tại, thanh long, lúa gạo ở ĐBSCL, sầu riêng ở Đắk Lắk… không bán được khiến giá giảm sâu, người nông dân lại đứng trước tình cảnh “được mùa, mất giá”.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Ở khâu nuôi trồng, sản xuất hiện đang thiếu nhân công chăm sóc, thu hoạch, sơ chế. Ở khâu thu mua, các trung gian cũng thiếu nhân công, thậm chí nhiều doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động. Những doanh nghiệp còn duy trì hoạt động thu mua, sơ chế, đóng gói, vận chuyển… cũng đối diện với nhiều khó khăn về tài chính, chi phí phát sinh để phòng chống dịch bệnh.
Khâu bán bán hàng cũng khó khăn vì các kênh phân phối truyền thống, chợ đầu mối đóng cửa. Trong khi đó, các nhà bán lẻ lớn thiết lập kênh cung ứng hàng từ các doanh nghiệp, HTX với yêu cầu sản phẩm phải qua sơ chế nên nông sản của nhà nông, các trung gian thu mua chưa có kênh kết nối. Những sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu không thể đi thẳng đến siêu thị, cửa hàng của những nhà bán lẻ này.
Khâu tiêu dùng cũng không khá hơn. Nhiều tỉnh thành trong cả nước áp dụng biện pháp giãn cách, cách ly xã hội nên việc mua hàng của người tiêu dùng phát sinh nhiều khó khăn. Thêm vào đó, trong điều kiện khó khăn như hiện nay, người tiêu dùng đang thắt chặt chi tiêu nên các khoản chi tiêu dần hạn hẹp.
Và khi mắt xích kết nối các khâu sản xuất - lưu thông - phân phối và tiêu dùng đều bị trục trặc, đứt đoạn và tình trạng “thất bại thị trường” ở ngành hàng nông sản càng trở nên trầm trọng hơn. Vì thế, để giải quyết vấn đề này, cấp thiết có sự hỗ trợ, can thiệp của Nhà nước mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn.
![[Caption]mắt xích kết nối các khâu sản xuất - lưu thông - phân phối và tiêu dùng đều bị trục trặc, đứt đoạn](https://i.doanhnhansaigon.vn/2021/08/15/gao-5954-1628988481.jpg)
Có một số giải pháp có thể giúp cải thiện vấn đề ở tất cả các khâu, từ sản xuất đến tiêu dùng mà các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương cần triển khai.
Một là, cần tháo gỡ những rào cản, tạo điều kiện thuận lợi để lưu thông hàng hoá, không để tiếp diễn tình trạng “ngăn sông cấm chợ”. Không chỉ là tháo gỡ việc lưu thông giữa các tỉnh, thành mà còn giải quyết việc lưu thông giữa các thôn, xã, huyện trong mỗi địa phương. Trên thực tế, sản phẩm của nhà nông không đi thẳng ra chợ, cửa hàng hay siêu thị mà phải qua khâu trung gian nên trước hết, cần xử lý vấn đề lưu thông tại địa phương. Không để tình trạng “phép vua thua lệ làng” ngăn việc người nông dân ra đồng ruộng chăn nuôi, thu hoạch, vận chuyển hàng hoá đến các nơi thu mua.
Hai là, cần sớm thực hiện các hỗ trợ về tài chính, trợ giá nông sản để khuyến khích các thương lái, doanh nghiệp thu mua và tổ chức sơ chế đáp ứng yêu cầu cung ứng hàng ra thị trường. Đồng thời thu mua dự trữ với các nông sản phẩm có thể sơ chế, chế biến, dự trữ được như lúa, gạo, mì, khoai,…
Ba là, cần có hợp tác giữa các bên dưới sự hỗ trợ, kết nối của Nhà nước để giảm chi phí, gắn lại các mắt xích để nông sản đến được các thị trường. Các địa phương cần thiết lập cơ chế hỗ trợ kết nối cung - cầu sản phẩm, hợp tác với các trang thương mại điện tử để hỗ trợ giới thiệu, bán nông đặc sản bản địa đến người tiêu dùng. Vì trong điều kiện giãn cách, người dân mua hàng nhiều hơn qua các trang mạng nên việc này cần xúc tiến nhanh nhất có thể.
Bốn là, thiết lập các vùng an toàn, các vùng đệm và các điều kiện đảm bảo phòng chống dịch để có thể mở cửa lại các chợ, các kênh phân phối truyền thống phục vụ trong nội bộ vùng an toàn và dần mở rộng ra phù hợp với tình hình kiểm soát dịch.
Năm là, nỗ lực tháo gỡ những khó khăn trong việc lưu thông, kiểm dịch, thông quan ở các cửa khẩu để duy trì hoạt động xuất khẩu nông sản.
Sáu là, cần tính toán triển khai gói trợ cấp mua hàng cho người dân nhằm hỗ trợ khó khăn và đồng thời kích cầu tiêu dùng đối với các ngành hàng, trong đó hướng đến các sản phẩm từ ngành nông nghiệp được coi là nhu yếu phẩm để giải quyết nhu cầu của tiêu dùng của người dân.
Theo Doanh nhân Sài Gòn
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- phân bón /
- Sông Cửu Long /
- giá lúa giảm /
- phát triển nông thôn /
- Đồng bằng sông Cửu Long /
- thương lái thu mua /
- chuỗi cung ứng /
- nông sản /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Bài 1: Từ câu chuyện lô sầu riêng bị trả lại đến câu hỏi quản lý chất BVTV
DNTH: Cuối tháng 3/2025, một doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng từ Tiền Giang sang Trung Quốc nhận thông báo lô hàng 18 tấn bị trả lại vì phát hiện dư lượng hoạt chất chlorpyrifos vượt ngưỡng cho phép. Đây không phải là lần đầu tiên...

Xuất khẩu thủy sản lần đầu lép vế trước cà phê
DNTH: Theo Cục Hải quan, trong quý 1, xuất khẩu cà phê đạt 496 nghìn tấn, trị giá 2,8 tỷ USD, giảm 15,3% về lượng nhưng tăng tới 45,8% về kim ngạch so với cùng kỳ 2024. Cũng trong quý 1, xuất khẩu thủy sản đạt 2,3 tỷ USD, tăng 19,2% so với...

Cam xanh nghĩa tình 'giải cứu' nông sản bền vững
DNTH: Hiện các tỉnh miền Tây đang vào vụ thu hoạch cam sành, thế nhưng đầu ra gặp nhiều khó khăn, chương trình “Cam xanh nghĩa tình” ra đời với một cách tiếp cận mới: chuyển từ “giải cứu” ngắn hạn sang giải pháp tìm đầu ra...

Xuất khẩu sắn, cần đề cao phương thức chế biến
DNTH: Ngành sắn Việt Nam đang đứng trước ngã rẽ quan trọng khi xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt kim ngạch gần 1 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2024, nhưng lại giảm 7,7% so với cùng kỳ năm trước. Sự phụ thuộc vào Trung...

Ớt chỉ thiên giá 68.000đ/kg, nông dân lãi to dù mất mùa
DNTH: Năm nay do ảnh hưởng thời tiết mưa lạnh kéo dài khiến năng suất ớt giảm, nhưng giá ớt đang rất cao nên nông dân vẫn lãi to.

Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sẽ chịu thiệt hại vì thuế đối ứng của Mỹ
DNTH: Chính quyền Donald Trump áp thuế nhập khẩu chung và thuế đối ứng với từng đối tác thương mại, trước mắt sẽ gây tổn thất cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản.
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Sống khỏe
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
-
"3 nhớ 2 không" phục hồi sức khoẻ, nạp năng lượng sau kỳ nghỉ Tết
-
Giá trị sống từ không gian xanh
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...