Hà Nội: Có 50 hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

15:02 | 25/06/2021

DNTH: Tính đến nay Hà Nội có hơn 1,2 nghìn hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, trong đó có 50 HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và nhiều mô hình HTX tham gia liên kết chuỗi, mang lại hiệu quả kinh tế và nâng cao thu nhập cho các thành viên.

Theo Sở NN&PTNT, hiện nay, các HTX nông nghiệp của Hà Nội đã từng bước tạo sự chuyển biến trong sản xuất nông nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, tạo nền tảng thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và thực hiện hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Hiện thành phố có 1.278 HTX nông nghiệp.

Doanh thu bình quân của HTX nông nghiệp năm 2020 là 1.705 triệu đồng, lãi bình quân/năm của HTX nông nghiệp là 168 triệu đồng, thu nhập bình quân của lao động thường xuyên trong HTX là 26 triệu đồng/năm.

Hà Nội: Có 50 hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Hà Nội có 50 hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Đặc biệt, toàn thành phố hiện có 50 HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; 64 HTX với 282 sản phẩm được thành phố đánh giá, phân hạng và công nhận là sản phẩm OCOP; 78 HTX nông nghiệp tham gia liên kết chuỗi trong sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; 46 HTX đăng ký chương trình xây dựng truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông sản bằng tem điện tử Qrcode; một số HTX đã tổ chức sản xuất theo hướng chất lượng an toàn, có trên 60 HTX áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất như Vietgap, hữu cơ…

Các HTX ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đã tập trung ứng dụng cơ khí hóa đồng bộ vào trồng trọt như mạ khay, máy cấy, máy cày bừa, máy gặt đập….; sản xuất rau theo tiêu chuẩn Vietgap; chăn nuôi gia súc, gia cầm theo công nghệ vi sinh, nuôi trong chuồng kín, có hệ thống xử lý môi trường.

Các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hiện nay tuy quy mô còn hạn chế nhưng đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với thực tế của Hà Nội và đang khẳng định được vị thế trong điều kiện hiện nay. Điển hình như: Mô hình sản xuất giống và Hoa lan Hồ điệp của HTX Đan Hoài, huyện Đan Phượng; Mô hình sản xuất rau thủy canh của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đa Tốn, huyện Gia Lâm…

Diệu Thu

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Chuyển đổi số trong nông nghiệp: Đừng để mãi là tiềm năng

DNTH: Chuyển đổi số đang trở thành xu hướng tất yếu trong nền kinh tế, và ngành nông nghiệp Việt Nam cũng không ngoại lệ. Việc ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, chế biến và phân phối nông sản không chỉ giúp nâng cao hiệu quả...

Ngành nông nghiệp từ phát thải đến tạo tín chỉ carbon

DNTH: Thị trường carbon đang trở thành công cụ chính để giảm phát thải khí nhà kính, tạo cơ hội mới cho nông nghiệp Việt Nam. Cam kết của Việt Nam trong việc giảm phát thải mở ra cơ hội lớn cho ngành này khi thiết lập và vận hành cơ...

Phát triển xanh giúp ngành tôm Việt Nam duy trì vị thế trên thế giới

DNTH: Phát triển xanh là điều kiện tiên quyết để ngành tôm Việt Nam duy trì vị thế trên thị trường thế giới, bằng việc ứng dụng công nghệ tiên tiến, kiểm soát tốt dịch bệnh.

Công nghệ và chuyển đổi số nông nghiệp chưa bùng nổ

DNTH: Để ứng dụng nhanh công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp cần nâng cao nhận thức, kỹ năng sử dụng cho nông dân, hợp tác xã.

3 "cái được" cho Việt Nam từ AGRITECHNICA ASIA 2025

Hội chợ Máy móc Nông nghiệp AGRITECHNICA ASIA 2025 diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh vừa khép lại. Có thể nói đây là một cơ hội để ngành Nông nghiệp Việt Nam có được cái nhìn rõ hơn về chuyển đổi phương thức sản xuất sang hướng...

Chủ động ứng phó, bảo vệ nông nghiệp trước tình hình hạn mặn phức tạp

DNTH: Những ngày gần đây, tình hình xâm nhập mặn trên sông Hậu tại Sóc Trăng đang diễn biến phức tạp, với độ mặn xâm nhập sâu từ 35 - 50 km, báo hiệu cao điểm mùa khô 2025 đang ở giai đoạn gay gắt nhất.

XEM THÊM TIN