Hà Tĩnh: Đìu hiu dự án nông nghiệp công nghệ cao 300 tỷ của FLC

14:32 | 03/12/2020

DNTH: Chậm tiến độ 2 năm so với quyết định chủ trương đầu tư, được giao hơn 240ha đất làm dự án nhưng chỉ mới triển khai 10ha...là những gì đang diễn ra tại dự án Nông nghiệp công nghệ cao của tập đoàn FLC tại xã Thạch Văn, Thạch Trị, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

Hà Tĩnh: Đìu hiu dự án nông nghiệp công nghệ cao 300 tỷ của FLC
Nông trường dự án nông nghiệp công nghệ cao của FLC tại Hà Tĩnh.

Giao 240ha, thực hiện chỉ... 10ha

Ngày 22/01/2018, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ra Quyết định số 305/QĐ-UBND chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Nông nghiệp công nghệ cao FLC – Hà Tĩnh tại xã Thạch Văn và xã Thạch Trị, huyện Thạch Hà có tổng diện tích được cấp 240,44ha. Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 300 tỷ đồng, nguồn vốn là vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư.

Thời gian hoạt động dự án là 50 năm kể từ ngày ban hành Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư.

Mục tiêu của dự án là tổ chức trồng trọt, sản xuất rau củ quả đạt tiêu chuẩn sạch, chất lượng, an toàn, giàu dinh dưỡng thông qua việc đầu tư xây dựng vùng nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, tự động hóa nhằm cung cấp các sản phẩm chất lượng phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Quy mô dự án Nông nghiệp công nghệ cao FLC - Hà Tĩnh có hạ tầng kỹ thuật đồng bộ gồm: khu điều hành, khu nghiên cứu thử nghiệm, khu sản xuất nông nghiệp canh tác hỗ hợp, hạ tầng kỹ thuật và phụ trợ khác.

Theo quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, tháng 6/2018 các thủ tục đầu tư dự án phải được hoàn thành theo quy định.

Từ tháng 7-31/12/2018, dự án triển khai thi công công trình và lắp đặt thiết bị. Tháng 1/2019 hoàn thành và đưa toàn bộ dự án vào hoạt động.

Thế nhưng, theo ghi nhận của phóng viên VietnamFinance, dự án chậm tiến độ rất nhiều so với cam kết ban đầu của nhà đầu tư.

Tại xã Thạch Văn, diện tích cấp cho dự án là khoảng 120ha để sản xuất rau củ, quả chất lượng. Tuy nhiên, các lao động tại đây cho biết hơn 1 năm nay dự án mới chỉ trồng chính 5ha thử nghiệm thanh long ruột đỏ và chỉ mới cho thu hoạch tầm 5-7 tấn mang ra thị trường. Số diện tích còn lại được trồng theo vụ các loại như dưa lưới, bí, dưa lê, lạc... nhưng do thời tiết khí hậu không thuận lợi nên cho năng suất thấp.

“Công việc tại Fam FLC - Hà Tĩnh cũng chưa nhiều nên hiện chúng tôi chỉ có 10 lao động làm việc từ khi dự án đi vào sản xuất”, một lao động cho biết.

Khu vực trồng thanh long ruột đỏ trong nông trại 

Tổ trưởng kỹ thuật tại dự án Nông nghiệp công nghệ cao của tập đoàn FLC Nguyễn Viết Hùng cho biết theo quy hoạch thì sản xuất nông sản chính của dự án là cây thanh long ruột đỏ, sau khi thu hoạch bói vài vụ thì năng suất tại đây thấp hơn nhiều so với các vùng ở địa phương khác.

Khi được hỏi tổng diện tích dự án đã đưa vào khai thác và hiệu quả của dự án mang lại như thế nào, anh Hùng cho biết hiện khoảng 10ha được dùng để trồng thanh long và các loại rau, củ khác, số diện tích còn lại bao gồm cả diện tích tại xã Thạch Trị thì chưa sử dụng đến.

“Kế hoạch sắp tới chúng tôi sẽ mở rộng quy mô lên 70ha để sản xuất các loại nông sản theo vụ mùa”, anh Hùng nói.

Còn khi nhắc đến vấn đề về doanh thu, lương cho người lao động và hiệu quả của Fam FLC - Hà Tĩnh thì anh Hùng từ chối cung cấp thông tin với lý do những vấn đề trên do tập đoàn quản lý.

Kiến nghị thu hồi dự án nhưng...khó

Trao đổi với VietnamFinance, ông Dương Văn Thái, Chủ tịch UBND xã Thạch Văn cho biết năm 2018 tỉnh đã giao lại gần 80ha diện tích dự án của Mitraco trước đó cho FLC và cấp thêm đất với tổng diện tích là 120ha. Thế nhưng, dự án đến nay vẫn chưa mang lại hiệu quả kinh tế gì cho địa phương cũng như giải quyết nguồn lao động.

“Chúng tôi đã nhiều lần đề xuất với các sở ngành và tỉnh thu hồi dự án, không nên giao diện tích lơn như vậy trong khi khai thác không hết nhưng hơi khó. Trong khi nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã đến địa phương xin làm thì không có đất”, ông Thái thông tin.

“Khi làm dự án, tỉnh đã thu hồi 20ha diện tích của dân đang canh tác. Thế nhưng đến nay vẫn để vậy không triển khai, không làm là quá lãng phí” ông Thái nói.

Một số hình ảnh đìu hiu tại dự án Nông nghiệp Công nghệ cao FLC – Hà Tĩnh:

Bên trong nông trại
Một phần nhà kính dùng để trông dưa lưới bên cạnh thanh long
Bạt ngàn diện tích bỏ hoang cùng ngổn ngang cọc bê tông không sử dụng
Diện tích đất trồng bí bên trong nông trại công nghệ cao của FLC.....
....và đây là hình ảnh rau củ quả của người dân trồng nằm sát bên vùng dự án
Số diện tích bỏ hoang của dự án nông nghiệp FLC - Hà Tĩnh đang là 230ha

VietnamFinance sẽ tiếp tục cập nhật thông tin.

Nguyễn Phượng

Theo VNF

https://vietnamfinance.vn/ha-tinh-diu-hiu-du-an-nong-nghiep-cong-nghe-cao-300-ty-cua-flc-20180504224246769.htm

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Chuyển đổi số trong nông nghiệp: Đừng để mãi là tiềm năng

DNTH: Chuyển đổi số đang trở thành xu hướng tất yếu trong nền kinh tế, và ngành nông nghiệp Việt Nam cũng không ngoại lệ. Việc ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, chế biến và phân phối nông sản không chỉ giúp nâng cao hiệu quả...

Ngành nông nghiệp từ phát thải đến tạo tín chỉ carbon

DNTH: Thị trường carbon đang trở thành công cụ chính để giảm phát thải khí nhà kính, tạo cơ hội mới cho nông nghiệp Việt Nam. Cam kết của Việt Nam trong việc giảm phát thải mở ra cơ hội lớn cho ngành này khi thiết lập và vận hành cơ...

Phát triển xanh giúp ngành tôm Việt Nam duy trì vị thế trên thế giới

DNTH: Phát triển xanh là điều kiện tiên quyết để ngành tôm Việt Nam duy trì vị thế trên thị trường thế giới, bằng việc ứng dụng công nghệ tiên tiến, kiểm soát tốt dịch bệnh.

Công nghệ và chuyển đổi số nông nghiệp chưa bùng nổ

DNTH: Để ứng dụng nhanh công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp cần nâng cao nhận thức, kỹ năng sử dụng cho nông dân, hợp tác xã.

3 "cái được" cho Việt Nam từ AGRITECHNICA ASIA 2025

Hội chợ Máy móc Nông nghiệp AGRITECHNICA ASIA 2025 diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh vừa khép lại. Có thể nói đây là một cơ hội để ngành Nông nghiệp Việt Nam có được cái nhìn rõ hơn về chuyển đổi phương thức sản xuất sang hướng...

Chủ động ứng phó, bảo vệ nông nghiệp trước tình hình hạn mặn phức tạp

DNTH: Những ngày gần đây, tình hình xâm nhập mặn trên sông Hậu tại Sóc Trăng đang diễn biến phức tạp, với độ mặn xâm nhập sâu từ 35 - 50 km, báo hiệu cao điểm mùa khô 2025 đang ở giai đoạn gay gắt nhất.

XEM THÊM TIN