Hà Tĩnh: Thói quen của người dân-gây hại trên đồng ruộng

08:53 | 04/03/2020

DNTH: Nông dân Hà Tĩnh thường có thói quen dùng ni lông che phủ cho mạ và một số cây trồng khi thời tiết lạnh giá. Tuy nhiên, những tấm ni lông sau đó lại bị vứt ngay tại ruộng khiến nhiều cánh đồng bị ngập ngụa bởi thứ rác thải nguy hại này.

Trên những cánh đồng ở các huyện như Can Lộc, Đức Thọ, Nghi Xuân, Cẩm Xuyên, Hương Sơn… vào mùa này đâu đâu cũng bắt gặp những tấm ni-lon phủ khắp ruộng đồng.

Bạt ni-lôn bị vứt bừa bãi trên bờ ruộng, mép đường, dưới kênh mương và cả ở những vũng nước trũng. Thậm chí có những thửa ruộng túi ni lôn-còn “sống chung” với lúa.

 Dùng bao ni-lon để vây ruộng lúa nhưng không được thu gom đang là mối nguy hại cho nông nghiệp ở Hà Tĩnh

Anh Nhật, người dân xã Kim Song Trường (Can Lộc) cho biết: “Bạt ni-lôn sau khi làm “nhà” cho lúa xong, nếu còn nguyên vẹn thì được dùng lại căng dọc bờ ruộng để ngăn chuột xuống ruộng phá lúa hoặc có thể dùng làm "cờ” để đuổi chim. Khi không còn dùng nữa thì vứt lên bờ ruộng, ven đường, đợi khi xã phát động ra quân làm nội đồng thì gom lại đốt. Một số thì chôn lẫn với bùn đất”.

Còn chính quyền các địa phương ở Hà Tĩnh khi được hỏi về tình trạng trên thì đều cho rằng: ‘Người dân dù đã được tuyên truyền nhưng vẫn chưa nhận thức đầy đủ về tác hại của loại rác thải này nên sau khi sử dụng tiện đâu vứt đó”.

Một số xã của huyện Đức Thọ như Lâm Trung Thủy, Tùng Châu, Thái Yên, Hòa Lạc…thì bao ni-lon phủ kín cả đồng. Một số xã bạt ni lon không còn sử dụng được chất thành đống dọc đường liên xã, phủ kín các con đường nội đồng, tấp đầy mương nước.

“Tình trạng này cứ lặp đi lặp lại qua các năm trong vụ đông xuân. Những khu vực gần chợ, người ta còn vứt cả những loại rác khác xuống ruộng” ông Lân, người dân xã Lâm Trung Thủy cho hay.

Hiểm họa từ bao bì ni lông đã được cảnh báo, thậm chí được gọi là "ô nhiễm từ túi ni lông là “ô nhiễm trắng” bởi những tác hại như: cản trở quá trình sinh trưởng của các loại thực vật, sự phát triển của hệ sinh thái dẫn đến hiện tượng xói mòn đất đai; khiến cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng; tắc nghẽn các đường ống dẫn nước thải, cản trở công tác thủy lợi. Ngoài ra còn dẫn tới vô số những tác hại khác đối với môi trường và con người…

Chính vì vậy việc làm được xem là “thói quen” trên của người nông dân chẳng khác nào đang tự tay mình hủy hoại tư liệu sản xuất.

Bắc Hạnh

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hàng trăm ha lúa khô hạn, nhiều diện tích mất trắng

DNTh: Gia Lai Hàng trăm ha lúa đang trong giai đoạn trổ bông thì bất ngờ gặp khô hạn khiến nhiều diện tích của người dân bị thiệt hại nặng và mất trắng.

Thôn vùng cao ở Lào Cai, trước chìm trong hoa anh túc nay trồng lúa, ngô, cây ăn quả mà giảm nghèo làm giàu

DNTH: Bản Giàng là thôn xa nhất, khó khăn nhất của xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền địa phương, diện mạo vùng quê nghèo nơi đây đang từng bước thay da, đổi thịt.

Đường hoa nông thôn mới Nam Định, nhìn đâu cũng ra hoa, cây cảnh, cây công trình, làng quê đáng sống

DNTH: Về các miền quê trong tỉnh Nam Định, đi đến đâu cũng dễ dàng bắt gặp những con đường hoa, đường cây rực rỡ, xanh mát. Trong cái nắng chói chang của mùa hạ, những thảm hoa mười giờ, dừa cạn, dứa tím, lạc tiên, chuỗi...

Lào Cai: Nhiều nông dân vùng cao đổi đời nhờ cây tam thất

DNTH: Các xã vùng cao trên của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thường lạnh, mát quanh năm với độ ẩm bình quân từ 70 - 80%; đây là môi trường thích hợp để trồng những loại dược liệu quý, trong đó có cây tam thất. Loại cây có giá trị...

Kon Tum: Hỗ trợ hơn 3.300 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo

DNTH: Ngày 11/2, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) tiến hành cấp phát miễn phí 3.320 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo, hộ cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tại hai xã Đăk Na và Văn Xuôi.

'Phù thủy' điều khiển cây nhãn thu hoạch quả từ tháng Giêng

DNTH: Trong nghề canh nông, lão Hoàng Quang Tuấn được bà con ở địa phương ví như 'dị nhân' bởi nuôi con nào, trồng cây gì cũng đều thắng đậm hơn người.

XEM THÊM TIN