Hai chế phẩm sâm Ngọc Linh đạt tiềm năng OCOP 5 sao

16:55 | 13/06/2024

DNTH: Ngày 13/6, UBND tỉnh Kon Tum cho biết, vừa có thông báo kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp tỉnh năm 2024 (đợt 1).

Theo đó, đợt này có 2 sản phẩm đạt tiềm năng 5 sao, 6 sản phẩm khác được công nhận đủ điều kiện đạt sản phẩm OCOP 4 sao

Cụ thể, 2 sản phẩm đạt tiềm năng 5 sao là Rượu Sâm Ngọc Linh K5 Premium và Rượu Quốc tửu K5 của Công ty cổ phần Vingin. Trong đó sản phẩm Rượu Sâm Ngọc Linh K5 Premium được Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Kon Tum chấm 91,75 điểm; Rượu Quốc tửu K5 đạt 91,88 điểm. Hội đồng OCOP tỉnh Kon Tum giao Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành Quyết định phê duyệt kết quả chấm điểm đối với 2 sản phẩm có tiềm năng đạt hạng 5 sao và dự thảo văn bản đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT đánh giá, phân hạng đối với sản phẩm OCOP có tiềm năng đạt hạng năm 5 sao; đề nghị Trung ương đánh giá, phân hạng sản phẩm cấp quốc gia.

DSC07944
Sâm Ngọc Linh Kon Tum K5. 
snl
Chế phẩm từ sâm Ngọc Linh-Rượu Quốc tửu K5 của Công ty cổ phần Vingin. 

6 sản phẩm khác được công nhận đủ điều kiện đạt sản phẩm OCOP 4 sao gồm Rượu Thảo Mộc PyLo Măng Đen 18, Rượu Thảo Mộc PyLo Măng Đen 12 (Sâm & Dược liệu rừng Măng Đen – Chi nhánh Công ty Cổ phần PYLOHERB); Vang Sim rừng Măng Đen 1, Vang Sim rừng Măng Đen (Công ty TNHH MTV Sim Thiên Sơn); Chuối sấy Joy, Mít sấy OHJOY! (Công ty TNHH APANAX).

Mặc dù được đánh giá cao về mặt chất lượng, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Kon Tum nhận định, một số sản phẩm có bao bì chưa thực sự ấn tượng, sang trọng; các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm của một số cơ sở còn hạn chế; câu chuyện sản phẩm chưa được chú trọng, chưa gắn với ý tưởng và thế mạnh của sản phẩm…

Các đơn vị cần cải thiện thêm về hình thức bao bì, sự đa dạng, tiện lợi về đóng gói sản phẩm gắn với thị hiếu của người tiêu dùng và thị trường; năng lực về quản trị, quảng bá, giới thiệu sản phẩm cần được nâng cao, đáp ứng các yêu cầu mở rộng sản xuất, thị trường tiêu thụ…

Thời gian tới các sản phẩm trên tiếp tục nâng cao chất lượng, chuẩn hóa sản phẩm đối với các nội dung còn hạn chế để tiếp tục đăng ký thi nâng hạng sản phẩm đạt tiêu chí sản phẩm OCOP quốc gia theo đúng quy định.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Kon Tum, hiện toàn tỉnh có 236 sản phẩm OCOP; trong đó, có một sản phẩm 5 sao, 8 sản phẩm tiềm năng 5 sao; 20 sản phẩm 4 sao và 207 sản phẩm 3 sao.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Máy sấy nông sản mini cho hợp tác xã nhỏ – Vì sao chính sách hỗ trợ vẫn chưa đến tay?

DNTH: Dù đã có nhiều chương trình hỗ trợ thiết bị chế biến sau thu hoạch, thực tế cho thấy rất ít hợp tác xã (HTX) nhỏ ở nông thôn tiếp cận được với máy sấy nông sản mini – một thiết bị tưởng chừng đơn giản nhưng lại...

Những cánh đồng 'mở đường' nhân rộng 1 triệu ha lúa chất lượng cao

DNTH: Kết quả đánh giá từ những cánh đồng thí điểm là cơ sở để tỉnh Kiên Giang nhân rộng diện tích tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Trái cây an toàn, chất lượng nhờ công nghệ giám sát ruồi vàng

DNTH: Sử dụng công nghệ IoT giám sát ruồi vàng giúp nông dân chủ động hơn trong việc phòng trừ, không phải đợi đến khi ruồi vàng gây hại quá nặng mới xử lý.

Nông dân huyện đảo Lý Sơn áp dụng tưới tiết kiệm

DNTH: Công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng được người dân huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) áp dụng vừa giảm chi phí nhân công và tiết kiệm nguồn nước.

Những nông dân dám nghĩ, dám làm

DNTH: Nông nghiệp Việt Nam đã chứng kiến sự xuất hiện của nhiều cá nhân xuất sắc, những người đã đạt được thành công kinh tế đáng kể thông qua các mô hình sản xuất và kinh doanh sáng tạo. Họ là những người dám nghĩ, dám làm...

Kỳ vọng lớn từ mô hình trồng ba kích tím tại huyện miền núi tỉnh Bắc Giang

DNTH: Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất rừng sản xuất, Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với huyện Sơn Động triển khai Đề án phát triển vùng trồng cây ba kích tím theo hướng sản xuất hàng hóa. Đây được xem là giải...

XEM THÊM TIN