Hát ru Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
16:14 | 25/12/2023
DNTH: Chính quyền và nhân dân xã Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) kỷ niệm 380 năm ngày thành lập và đón nhận bằng Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Hát ru Cảnh Dương”.
Kỷ niệm 380 năm ngày thành lập làng chài Cảnh Dương
Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 380 năm ngày thành lập làng Cảnh Dương với chủ đề “Nhớ về nguồn cội, phát huy truyền thống quê hương - xây dựng Cảnh Dương ngày càng phát triển bền vững” và đón nhận bằng Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia nghệ thuật trình diễn dân gian “Hát ru Cảnh Dương” vào ngày 22/12.

Theo dòng lịch sử, ngày Đông Chí năm Quý Mùi (1643) đến mùa Hè năm Quý Tỵ (1653) có 19 vị tiền khai khẩn và đồng khẩn quê ở Cảnh Dương trang thuộc phủ Đức Quang (huyện Chân Phúc, tỉnh Nghệ An) vào lập nghiệp ở xứ Cồn Dưa cửa biển làng Thuần Thần (thôn Bắc Hà, Châu Bố Chính) cùng nhau làm nghề đánh cá và lập nên nhà cửa, đào giếng tạo quần cư cùng sinh sống. Qua hơn 12 năm cư trú lập nghiệp ở xứ Cồn Dưa, các vị tiền khẩn và đồng khẩn cho rằng “Đất Cồn Dưa nhỏ hẹp không thể lập làm xã hiệu được” nên chọn Lòi Mắm làm nơi định cư lâu dài.
Lòi Mắm là vùng cát trắng hoang vu, không có đất sản xuất nông nghiệp, không có cư dân sinh sống thuộc địa phận của Di Lộc (tức Cảnh Dương ngày nay) với các loại cây nước mặn sinh sống như đước, giá, sú, mắm và các loại... Nhận thấy phù hợp với nghề chài lưới, vận chuyển đường thủy, buôn bán… nên tháng 2 năm Ất Mùi (triều Thịnh Đức thứ 3 - 1655) các vị cùng nhau di chuyển qua sông đến xứ Lòi Mắm dựng nhà, đào giếng chung lòng lập nghiệp. Đến mùa hạ năm Mậu Tuất (triều Thịnh Đức thứ 6 - 1658) đặt tên làng là Cảnh Dương trình triều đình phê chuẩn và được công nhận đơn vị hành chính từ đời Lê Thần Tông cho đến ngày nay.
Hiện nay, Cảnh Dương là một làng chài trú phú nằm ở hữu ngạn cửa biển sông Roòn, trong các cuộc kháng chiến ngư dân Cảnh Dương vẫn bám biển, bám làng và tham gia kháng chiến tranh giữ biển trời, hăng say lao động với khẩu hiệu “rào làng chiến đấu”. Năm 1976, xã Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) được Nhà nước phong tặng “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” và năm 1993 được Nhà nước công nhận “Di tích lịch sử văn hóa Làng chiến đấu Cảnh Dương” nhân kỷ niệm 350 năm ngày thành lập làng.

Ghi ơn công đức Tổ tiên đã tạo dựng bồi đắp và phát triển xã Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) ngày nay. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 380 năm ngày thành lập làng Cảnh Dương với chủ đề “Nhớ về nguồn cội, phát huy truyền thống quê hương - xây dựng Cảnh Dương ngày càng phát triển bền vững”.
Công nhận nghệ thuật trình diễn dân gian “Hát ru Cảnh Dương”
Trải qua những thăng trầm của lịch sử nhưng Cảnh Dương vẫn giữ được nét đẹp của một làng chài mang đậm bản sắc văn hóa phong phú với nhiều loại hình độc đáo, đặc sắc về cả văn hóa vật thể và phi vật thể đang được bảo tồn, phát huy như Lễ hội rước lửa đêm giao thừa, lễ hội cầu ngư, lễ hội bơi thuyền… cùng một số làn điệu dân ca, hò, vè, đồng dao… mang đậm dấu ấn của người miền biển, trong đó đặc sắc là làn điệu hát ru nổi tiếng trong đời sống Nhân dân.
Hát ru Cảnh Dương đa dạng về nội dung và hình thức, mang đậm tính dân gian ca ngợi công ơn cha mẹ, tình cảm anh em, tình yêu vợ chồng, tình yêu lao động, tình yêu cuộc sống và quê hương đất nước. Với những nghệ thuật trình diễn đắc sắc, Hát ru Cảnh Dương đã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ký Quyết định số 3427/QĐ-BVHTTDL ngày 10/11/2023 về việc công nhận nghệ thuật trình diễn dân gian “Hát ru Cảnh Dương” (xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) là di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia.

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) Trần Quang Trung cho biết, Hát ru Cảnh Dương xuất phát từ điệu hát ru con của những ông bố làng biển Cảnh Dương và hát về quê hương đất nước, công ơn cha mẹ, hát về tình làng nghĩa xóm. Huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) sẽ tập trung tạo điệu kiện, hỗ trợ kinh phí động viên tinh thần và trao truyền thế hệ duy trì thông qua câu lạc bộ hát ru Cảnh Dương, đồng thời giao Phòng Văn hóa và thông tin triển khai để quảng bá di sản.
Hiện, tỉnh Quảng Bình có 10 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được công nhận gồm Hát Kiều, Hát ru Cảnh Dương, Lễ hội Cầu ngư ở Quảng Bình, Hò khoan Lệ Thủy, Hò Thuốc cá huyện Minh Hóa, Lễ hội đua bơi thuyền trên sông Kiến Giang, Lễ hội đập trống của người Ma Coong xã Thượng Trạch, Lễ hội Trỉa lúa của người Bru-Vân Kiều xã Trường Sơn, Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Nhật Lệ, Lễ hội Mừng cơm mới của người Bru-Vân Kiều xã Ngân Thủy (huyện Lệ Thủy).
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- Hát ru Cảnh Dương /
- nghệ thuật trình diễn dân gian /
- Quảng Bình /
- Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Đại lễ Vesak 2025: 10.000 người sẽ tham dự lễ hoa đăng cầu nguyện hòa bình
DNTH: Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) sẽ đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 (Đại lễ) từ ngày 6 đến 8/5 ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, các hoạt động chào mừng diễn ra từ ngày 2.5. Trong khuôn khổ đại...

'Sắc màu thành phố Bác' đặc sắc với nhiều loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống
DNTH: Nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống của Việt Nam như cải lương, hát bội, múa bóng rỗi, đờn ca tài tử... được trình diễn kết hợp trong chương trình 'Sắc màu thành phố Bác', diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP.HCM).

Hà Nội bắn pháo hoa mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
DNTH: Thành phố tổ chức bắn pháo hoa vào ngày 22/4 và 27/4 tại khu vực đường đua F1 (quận Nam Từ Liêm) và công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng).

Công nghệ trình chiếu ánh sáng chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
DNTH: Tối 19/4, UBND TP Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa Thể thao TP Hồ Chí Minh đã khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao, công nghệ trình diễn chủ đề “Sắc màu Thành phố Bác” để chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam,...

Nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
DNTH: Sáng nay (18/4) tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm (2023-2025) tổ chức Họp báo các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống...

Sẽ có 119 bài tham luận tại Hội thảo khoa học cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
DNTH: Hội thảo kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) cấp quốc gia sẽ diễn ra tại TP. HCM vào ngày mai (20/4). Hội thảo có 119 bài tham luận được chuẩn bị công phu và nghiêm túc.
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Sống khỏe
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
-
"3 nhớ 2 không" phục hồi sức khoẻ, nạp năng lượng sau kỳ nghỉ Tết
-
Giá trị sống từ không gian xanh
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...