Khai mạc triển lãm và ra mắt sách về họa sĩ Phùng Phẩm

07:28 | 11/10/2023

DNTH: Vừa qua, tại Thang Long Art Gallery  (41 Hàng Gai, Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm tranh sơn mài và cuốn sách về nghệ thuật của họa sĩ Phùng Phẩm. Sự kiện được tổ chức hướng tới kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Thăng Long Gallery - một trong những phòng tranh nghệ thuật lâu đời nhất tại Hà Nội, được biết tới bởi giới hội họa trong và ngoài nước.

z4774147332234_e5766da2dc47727c8baa374f377dc1a6
Họa sĩ Phùng Phẩm. 

Triển lãm đã giới thiệu đến công chúng hơn 50 tác phẩm sơn mài của họa sỹ Phùng Phẩm, cùng với những tranh in khắc gỗ và phác thảo đã tìm lại được sau rất nhiều năm. Trong đó có những tác phẩm hầu như chưa từng được trưng bày rộng rãi trước đây. 

Dịp này, Thăng Long Gallery cũng ra mắt cuốn sách Phùng Phẩm, do Nhà xuất bản Mỹ thuật ấn hành. Sách dày hơn 200 trang, giới thiệu đến công chúng một cái nhìn khái quát về cuộc đời, cũng như quá trình sáng tác nghệ thuật của họa sĩ Phùng Phẩm.

Nhận xét về tranh sơn mài của họa sĩ Phùng Phẩm, họa sĩ Thành Chương cho biết: "Các tác phẩm của họa sĩ Phùng Phẩm vô cùng đặc biệt, luôn thể hiện được chất riêng của mình. Bởi vậy, ai đã từng xem tranh Phùng Phẩm chỉ cần một lần thôi , thì lần sau đứng từ xa cũng đã nhận ra tác phẩm của ông dù ông thể hiện trên chất liệu nào. Thậm chí, khi một tác phẩm bị che đi chỉ thừa một mẩu tôi vẫn có thể nhận biết được tranh của họa sĩ Phùng Phẩm. 

Họa sĩ Thành Chương cho rằng đó là chất riêng của người họa sĩ tài hoa, trời phú cũng như phải rèn luyện, lao động rất nhiều mới có được phong cách độc đáo như vậy. Cũng như chính bản thân họa sĩ Phùng Phẩm từng nói: làm nghệ thuật khó như một người nghèo đi đào vàng. Nay đào chưa thấy, mai cũng chưa thấy. Có lẽ hết cả cuộc đời cũng chưa chắc thấy. Chỉ có lòng quyết tâm, lòng ham muốn, say mê, mong ra mới có thể tìm thấy nó. Nghệ thuật ấy mới là nghệ thuật đích thực. 

z4774147354172_0cfd8ee86574f0cc2c0a486bb226629f
Triển lãm thu hút sự tham gia của đông đảo khán giả yêu hội họa.

Trong tranh của họa sĩ Phùng Phẩm thể hiện rõ nét phong cách của ông, mạnh mẽ đến mức độ dị biệt nhưng lại rất Việt Nam, không phải một thứ gì đó bị bóp méo, quái đản hay dị dạng, mảng miếng vô cùng hiện đại, không lạc hậu so với ngôn ngữ tạo hình trên thế giới. Những điều đó được hòa quyện hết sức dung dị, tự nhiên trong một con người họa sĩ Phùng Phẩm.

Đặc biệt, "tranh sơm mài của Phùng Phẩm, không bóng bẩy oáng mượt trong trẻo nhưu các tranh sơn mài theo kỹ thuật truyền thống. Ông có một kỹ thuật riêng, chồng màu vừa phải, mài đi vừa đủ. Các lớp sơn đan xem tạo nên hòa sắc lấp lánh trên bề mặt nhờ có lớp vàng quì hay bạc bên dưới hắt lên. Mà theo chính họa sĩ Phùng Thẩm cho biết, sự bóng bảy không thích hợp với ngôn ngữ tạo hình vốn thô mộc chắc khỏe mà ông hướng tới.

Tranh của Phùng Phẩm không phải loại mỹ thuật dành cho số đông. Như người xưa thường nói, quý vật thường dành cho quý nhân là vậy. Bởi nó là những viên đá quý được gọt giũa chỉ tỏa sáng khi gặp ánh sáng tương thích thẩm thấu được qua lớp màu hay nét khắc...

Giám đốc Thăng Long gallery - ông Nguyễn Đình Quang chia sẻ về triển lãm và cuốn sách đồ sộ “Phùng Phẩm” vừa phối hợp Nhà xuất bản Mỹ thuật ấn hành: “Chúng tôi muốn mang tới cái nhìn khái quát về cuộc đời cũng như sự nghiệp sáng tác của họa sĩ Phùng Phẩm thông qua thực hiện chương trình ý nghĩa này. Có thể nói, ông là một nghệ sĩ can trường, đầy nghị lực, vượt qua nhiều nghịch cảnh của cuộc sống để kiên định đi trên con đường nghệ thuật của riêng mình. Nghệ thuật của ông bởi vậy mà độc đáo, khác thường, có bản sắc riêng, rất Việt Nam trong toàn cảnh của thế giới đang phẳng dần ra theo xu hướng toàn cầu hóa”.

Phùng Phẩm thường dành cái nhìn trìu mến và yêu thương ở đề tài phụ nữ, những thiếu phụ, những người đàn bà. Ông diễn tả phụ nữ nông thôn khỏe khoắn với thân hình chắc nịch, phụ nữ thành phố đài các kiêu sa với mái tóc cắt tỉa gọn gàng, dịu dàng bên hoa. Nhưng khi nhìn sâu, ngắm kỹ, ta nhận ra ngay đó chính là hình bóng ông. Con người họa sĩ tái hiện vào từng dáng dấp cụ thể, rồi lặng lẽ với cái bóng của mình, công việc của mình, lẫn ưu tư của riêng mình. Một chân dung hoàn hảo của chính Phùng Phẩm.

Nói về chủ đề phụ nữ vào lao động sản xuất, Họa sĩ Phùng Phẩm tâm sự: Một đề tài mà tôi thường vẽ là phụ nữ. Phụ nữ miền xuôi hay miền ngược đều có nét đẹp riêng. Nhưng phụ nữ miền núi như người: Thái, Thổ, Mường,... đều có nét đẹp về hình thể và y phục gây ấn tượng lớn - vẻ đẹp này khác hẳn với phụ nữ châu Âu. 

Họa sỹ Phùng Phẩm sinh năm 1932, năm nay 91 tuổi. Ông tham gia cách mạng ngay từ khi rất nhỏ, khi mới 13 tuổi. Năm 1952, ông được cử đi học ở Khu học xá tại Trung Quốc. Tại đây, ông được học vẽ cùng thầy Nguyễn Khang. Trở về Việt Nam, ông học tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam và từng công tác tại Hãng phim Hoạt hình Việt Nam. Sau 12 năm làm việc tại Hãng phim hoạt hình Việt Nam, từ 1985 đến nay, ông sáng tác tại nhà và tham gia một số triển lãm đồ họa, triển lãm mỹ thuật toàn quốc, triển lãm nhóm và bốn lần triển lãm cá nhân. Ông được giải A Triển lãm nghệ thuật đồ họa 1975 - 1985 tại Hà Nội, Huy chương vàng Triển lãm mỹ thuật toàn quốc 1990, Huy chương Vì sự nghiệp mỹ thuật Việt Nam, giải thưởng về mỹ thuật ở Đức, Hàn Quốc... 

Trước đó, vào tháng 1/2023, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam từng tiếp nhận 2 tác phẩm nghệ thuật từ châu Âu trở về của họa sỹ Phùng Phẩm là tác phẩm “Kiêu hãnh” và “Những nụ hôn tình yêu”, do bà Ellen Berends - nguyên Phó đại sứ Hà Lan tại Việt Nam hiến tặng. Hai bức tranh từng theo bà Ellen Berends đi nhiều nơi trên thế giới trước khi hồi hương.

Triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Phùng Phẩm mở cửa tự do từ ngày 11 - 28/10/2023  tại Thang Long Art Gallery.

Một số tác phẩm tại triển lãm:

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Đại lễ Vesak 2025: 10.000 người sẽ tham dự lễ hoa đăng cầu nguyện hòa bình

DNTH: Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) sẽ đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 (Đại lễ) từ ngày 6 đến 8/5 ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, các hoạt động chào mừng diễn ra từ ngày 2.5. Trong khuôn khổ đại...

'Sắc màu thành phố Bác' đặc sắc với nhiều loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống

DNTH: Nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống của Việt Nam như cải lương, hát bội, múa bóng rỗi, đờn ca tài tử... được trình diễn kết hợp trong chương trình 'Sắc màu thành phố Bác', diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP.HCM).

Hà Nội bắn pháo hoa mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

DNTH: Thành phố tổ chức bắn pháo hoa vào ngày 22/4 và 27/4 tại khu vực đường đua F1 (quận Nam Từ Liêm) và công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng).

Công nghệ trình chiếu ánh sáng chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

DNTH: Tối 19/4, UBND TP Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa Thể thao TP Hồ Chí Minh đã khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao, công nghệ trình diễn chủ đề “Sắc màu Thành phố Bác” để chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam,...

Nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước

DNTH: Sáng nay (18/4) tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm (2023-2025) tổ chức Họp báo các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống...

Sẽ có 119 bài tham luận tại Hội thảo khoa học cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

DNTH: Hội thảo kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) cấp quốc gia sẽ diễn ra tại TP. HCM vào ngày mai (20/4). Hội thảo có 119 bài tham luận được chuẩn bị công phu và nghiêm túc.

XEM THÊM TIN