Kỳ VII: Quảng Bình - Miền đất Danh nhân và Di sản. (Phần II)
13:40 | 15/06/2019
DNTH: DN&TH: Kỳ này, cũng là kỳ cuối về chuyên kỳ du lịch Quảng Bình “Miền đất Danh nhân và Di sản” chúng tôi xin được dưới thiệu đến bạn đọc 2 huyện ở phía nam của tỉnh Quảng Bình đó là huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy. Khi đến với 2 huyện nằm ở phía nam tỉnh Quảng Bình chúng ta được thưởng ngoạn đầy đủ một miền đất trù phú và đa dạng về đời sống, cảnh quan du lịch mà vùng đất nơi đây được thiên nhiên và đời sống ban tặng.
Huyện Quảng Ninh & Lệ Thủy là hai huyện có nhiều cảnh quan đẹp, nhiều di tích lịch sử và giàu bản sắc văn hóa truyền thống. Ngoài ra còn có bờ biển dài, nhiều bãi cát rộng, thoải, sạch được bao bọc bởi hệ thống rừng phòng hộ ven biển đẹp và mát. Là điều kiện thuận lợi cho nghỉ dưỡng và du lịch biển. Nơi đây là vùng quê sở hữu những đồng lúa trĩu vàng, thắng cánh cò bay. Và không chỉ có thế mà nơi đây còn là nơi chiến tuyến giao tranh đầy lửa đạn khốc liệt thời chiến, là vùng đất “địa linh nhân kiệt” qua các thời kỳ và là mảnh đất có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, tâm linh.
Kỳ VII: Chứa chan câu hò đậm tình, đậm nghĩa.
Là kỳ cuối về du lịch tại Quảng Bình, nơi mà chúng tôi dưới thiệu đến quý bạn đọc là 2 huyện nằm phía ở nam tỉnh Quảng Bình. Nơi đây cũng là nơi chiến tuyến mở đầu cho phong trào Quảng Bình quật khởi trong kháng chiến chống thực dân Pháp; đến những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước với khẩu hiệu "Xe chưa qua nhà không tiếc, đường chưa thông không tiếc máu xương".
Đua thuyền trên sông Kiến Giang. (ảnh: Trần Hưởng)
Phần II: Về xứ Lệ, về với quê hương Đại tướng.
Về Lệ Thủy, ta về với vùng đất “Địa linh nhân kiệt” gắn với tên tuổi của những nhân vật kiệt xuất có công lớn với quê hương qua các thời kỳ lịch sử, như: Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh – người có công đầu mở cõi phương Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp – người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị tướng tài ba nổi tiếng thế giới…
Toàn bộ quang cảnh ngôi nhà nơi Đại Tướng Võ Nguyên Giáp sinh ra và lớn lên. (ảnh Thanh Thu)
Ngoài ra, Lệ Thủy cũng là mảnh đất có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, tâm linh, như: Chùa Hoằng Phúc với bề dày hơn 700 năm tuổi, Miếu Thần Hoàng – nơi ra đời của Chi bộ Đảng đầu tiên phía Nam Quảng Bình, Nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp… Đặc biệt, những năm trở lại đây, tên gọi Lệ Thủy được nhắc đến nhiều hơn, gắn với những địa danh có thể phát triển loại hình du lịch sinh thái, như: Suối nước nóng Bang, Bàu Sen…
Và hơn thế nữa, văn hóa truyền thống với những bản sắc riêng của Lệ Thủy, như: làn điệu hò khoan 9 mái, lễ hội bơi, đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang, lễ hội chùa Hoằng Phúc… đang hứa hẹn một tiềm năng phát triển du lịch to lớn mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện đang tập trung mọi nguồn lực, khai thác tối đa để phát triển kinh tế.
Đến Lệ Thủy, chắc hẳn chúng ta sẽ nhận ra những nét văn hóa đặc trưng riêng có của người dân nơi đây. Tất cả đều gắn bó với hình ảnh cây đa, bến nước, những con đường rợp bóng cây, tiếng trẻ con nô đùa lẫn trong tiếng cười sảng khoái của các bác nông dân sau một ngày vất vả việc đồng áng. Hệ thống các làng nghề truyền thống của huyện Lệ Thủy cũng rất đa dạng với nhiều sản phẩm gắn liền với đời sống người dân nơi đây. Dòng sông Kiến Giang hiền hòa tắm mát ruộng đồng mùa lúa trổ bông hay rộn ràng tiếng mái chèo khua nước hòa trong điệu hò khoan của các mẹ, các chị mỗi mùa gặt…
Chùa Hoằng Phúc.
Chùa Hoằng Phúc nằm ở vị trí giữa làng, cạnh đường liên xã Mỹ Thủy – Tân Thủy, cách sông Kiến Giang khoảng 400m về phía Tây. Chùa Hoằng Phúc nằm ở thế đất cao ráo, bằng phẳng có ao hồ bọc hai bên tả hữu. Đây là vùng đất tốt, đất thiêng, vì thế mà chúa Nguyễn Phúc Chu mới tặng cho chùa bức hoành phi: “Vô Song Phúc Địa”, tức là vùng đất phúc, đất thiêng có một không hai. Theo dân gian truyền lại rằng, chùa Hoằng Phúc là một ngôi chùa lớn, có bái đường, nhà tăng, hai bên là hai hò sen lớn, sân vườn chùa rộng, trồng nhiều loại cây cảnh. Cổng Tam quan to, rộng với hai cổng tả hữu và cổng chính. Cổng chính có hai mái. Trong những ngày thường phật tử phải đi vào chùa bằng cửa phụ tả, hữu. Những ngày lễ lớn mới được đi cửa chính. Trước cổng chùa có đặt tấm bia “Thượng cái, hạ mã”, khi đi ngang qua chùa phải xuống xe, xuống ngựa, đám tang đi qua không được trống kèn…
Các phật tử về dâng hương cầu lễ dịp xuân. (ảnh: Phạm Trung)
Chùa Hoằng Phúc là một ngôi chùa cổ tọa lạc tại mảnh đất thiêng trên địa bàn thôn Thuận Trạch, xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình và có niên đại trên 715 năm. Chùa có tên gọi khởi nguồn là am Tri Kiến, tiếp đến là chùa Kính Thiên và bây giờ là chùa Hoằng Phúc. Cổ tự còn có tên gọi dân gian thân thiết là chùa Quan, chùa Trạm. Năm 1301, trong chuyến vân du phương Nam Phật hoàng Trần Nhân Tông đã đến ở và thuyết pháp truyền giảng giáo lý Phật giáo và cầu phúc đức cho dân tại ngôi thảo am Tri Kiến đã thu hút sự ngưỡng vọng của công chúng. Trở thành trung tâm tâm linh của vùng, nhờ đó mà thành ngôi chùa cổ nổi tiếng và đồng hành cùng lịch sử dân tộc hơn 7 thế kỷ qua.
Trải qua thời kỳ lịch sử từ khi hình thành chùa từ đầu cho đến bây giờ chùa Hoằng Phúc được sự quan tâm ghé thăm của các nhân vật lịch sử của quốc gia phong kiến (Phật hoàng Trần Nhân Tông, chúa Tiên Nguyễn Hoàng, chúa Nguyễn Phúc Chu, vua Minh Mạng, vua Thiệu Trị, Tùng Thiện Quận công Nguyễn Phúc Miên Thẩm, vua Tự Đức,…) đã đến, quan tâm trùng tu, phục dựng và chấn hưng vì mục đích phục vụ cho sự hòa đồng dân tộc trong quá trình mở cõi, cố kết cộng đồng trong sinh hoạt văn hóa tâm linh để tạo sức mạnh từ cố kết lòng dân thông qua đức tin đầy lòng vị tha của đạo Phật.
Chùa được khởi dựng từ đời nào, vào đời Trần hay đời Lê, hiện vẫn chưa tìm thấy nguồn sử liệu nào xác nhận rõ, nhưng chắc chắn là có trước năm 1553, khi Dương Văn An soạn sách Ô Châu cận lục.
Nơi thành lập lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Quảng Bình (LLVTND).
Di tích lịch sử LLVTND tại An Sinh xã An Thủy, huyện Lệ Thủy có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tỉnh nhà, là nơi chứng kiến sự ra đời của LLVTND Quảng Bình ngày 04/7/1945. Đây là lực lượng nòng cốt trong phong trào toàn dân đánh giặc, đã lập nên những chiến công oanh liệt trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, xây dựng nên truyền thống vẽ vang, tô thắm thêm những trang sử vàng chói lọi cho Đảng bộ, nhân dân và cho cả quê hương Quảng Bình.
Về với di tích lịch sử LLVTND chúng ta được nghe về những phong trào, chiến công,… của LLVTND và nhiều sự tích mà thời cha ông chúng ta đã chiến đấu để giành độc lập ngày hôm nay.
Những thành quả cách mạng đó có ý nghĩa vô cùng to lớn, đã thể hiện sự vận dụng sáng tạo có tính cách mạng và khoa học về đường lối quân sự của Đảng; việc áp dụng các quan điểm chiến tranh nhân dân, chiến lược quân sự, nghệ thuật quân sự vào tình hình thực tiễn, đưa cuộc chiến tranh nhân dân địa phương tỉnh nhà phát triển với những nhân tố “xây dựng làng xã chiến đấu”, “xây dựng và phát triển LLVTND địa phương”, “vận dụng sáng tạo cách đánh và bố trí thế trận hợp lý”,…
Di còn có giá trị to lớn trong việc giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống đấu tranh cách mạng, tinh thần chiến đấu anh dũng kiên cường, bất khuất cho các thế hệ, đặc biệt từ quá khứ hào hùng đó đã tiếp thêm sức mạnh cho LLVTND Quảng Bình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Khu lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh (NHC).
Khu lăng mộ NHC là một điểm tham quan vô cùng khiêm tốn nằm trên một ngọn đồi cao “ Thượng An Mã, hạ đùng đùng, trung trung nhất huyệt (Phía trên là núi An Mã, phía dưới là phá Hạc hải, chính giữa là phần mộ) của dãy núi An Mã thuộc xã Trường Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình. Nơi đây như một dấu ấn nhắc nhỡ về ông - một vị quan có công lớn dưới thời chúa Nguyễn. Bia mộ NHC lần đầu tiên tìm thấy ở ngọn núi An mã vào ngày 21/6/ 1995 và được trùng tu tôn tạo lại như bây giờ vào năm 2012, được xếp hạng di tích Quốc gia theo Quyết Định số 95 ngày 24/1/1998 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch. “Khu vực lăng mộ có diện tích 4,9 ha gồm các hạng mục: lăng mộ, ao sen, cầu đá, đồi thông, bãi đỗ xe và công viên cây xanh.”
Khu lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh. (ảnh: Trịnh Hoàng Tân)
NHC là người con ưu tú của quê hương Quảng Bình, tên tuổi của ông gắn liền với việc mở mang bờ cõi về phương nam. Ông sinh năm 1650 mất 1700 tại thôn Phước Long-Chương Tín-huyện Phong Lộc nay là xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh. Là con thứ 3 của danh tướng Nguyễn Hữu Dật, mẹ là bà Nguyễn Thị Thiện. Ông là cháu 9 đời của Nguyễn Trãi. Là dòng dõi con nhà tướng, lại lớn lên trong thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh, ông rất chuyên tâm luyện võ nghệ. Bỡi vậy, tuy còn trẻ nhưng ông đã lập được nhiều chiến công và đã được chúa Nguyễn Phúc Tần phong chức Cai Cơ, đó là một chức quan thuộc bậc cao của triều đình lúc bấy giờ.
Ông là người xác lập chủ quyền cho người Việt tại vùng đất sài Gòn- Gia Định vào tháng 2/1698. Một quảng thời gian chỉ vẻn vẹn chưa đến 2năm rưỡi (nói chính xác là hơn 27 tháng). Đây là quãng thời gian rất ngắn ngủi của một đời người càng ngắn ngủi hơn để làm trọn vẹn một việc gì đó thật sự có ích cho đời, cho dân, cho nước.
Khi đến với lăng mộ NHC chúng ta thấy bình dị, không nguy nga, không mang lại niềm vui thích, sảng khoái cho du khách, nhưng lại là 1 điểm tham quan Quảng Bình ko thể bỏ qua. Đối với du khách trong nước đây là dịp để ôn lại lịch sử cùng mặc niệm và biết ơn về một người anh hùng dành cả cuộc đời để bảo vệ quê hương. Mấy thế kỷ qua đi, dẫu thế sự thịnh suy thăng trầm, song trong ký ức bất diệt của nhân dân VN nói chung và nhân dân QB nói riêng tên tuổi và sự nghiệp của chưởng cơ NHC vẫn luôn tỏa sáng.
“Công Lễ thành hầu đi mở đất
Nghìn năm con cháu vẫn còn nghi”.
Đến đây chúng tôi cũng xin được kết thúc chuyên kỳ giới thiệu về du lịch Quảng Bình, “Miền đất Danh nhân và Di sản”. Trân trọng cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm, theo sát chúng tôi từ đầu đến cuối, chúc quý bạn đọc năm mới 2019 “Vạn sự như ý – Phú quý bình an”.
Phạm Trung.
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- Khu Lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh /
- sông Kiến Giang /
- Chùa Hoằng Phúc /
- Lệ Thủy /
- Quảng Bình - Miền đất Danh nhân và Di sản. /
- Đại tướng Võ Nguyên Giáp /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Đại lễ Vesak 2025: 10.000 người sẽ tham dự lễ hoa đăng cầu nguyện hòa bình
DNTH: Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) sẽ đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 (Đại lễ) từ ngày 6 đến 8/5 ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, các hoạt động chào mừng diễn ra từ ngày 2.5. Trong khuôn khổ đại...

'Sắc màu thành phố Bác' đặc sắc với nhiều loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống
DNTH: Nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống của Việt Nam như cải lương, hát bội, múa bóng rỗi, đờn ca tài tử... được trình diễn kết hợp trong chương trình 'Sắc màu thành phố Bác', diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP.HCM).

Hà Nội bắn pháo hoa mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
DNTH: Thành phố tổ chức bắn pháo hoa vào ngày 22/4 và 27/4 tại khu vực đường đua F1 (quận Nam Từ Liêm) và công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng).

Công nghệ trình chiếu ánh sáng chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
DNTH: Tối 19/4, UBND TP Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa Thể thao TP Hồ Chí Minh đã khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao, công nghệ trình diễn chủ đề “Sắc màu Thành phố Bác” để chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam,...

Nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
DNTH: Sáng nay (18/4) tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm (2023-2025) tổ chức Họp báo các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống...

Sẽ có 119 bài tham luận tại Hội thảo khoa học cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
DNTH: Hội thảo kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) cấp quốc gia sẽ diễn ra tại TP. HCM vào ngày mai (20/4). Hội thảo có 119 bài tham luận được chuẩn bị công phu và nghiêm túc.
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Sống khỏe
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
-
"3 nhớ 2 không" phục hồi sức khoẻ, nạp năng lượng sau kỳ nghỉ Tết
-
Giá trị sống từ không gian xanh
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...