Lăng Giáp Đăng Luân – Di tích kiến trúc tưởng nhớ một bậc hiền quan

05:52 | 12/02/2025

DNTH: Về thăm Tân Yên (Bắc Giang) - vùng đất thượng võ, giàu truyền thống lịch sử, gắn liền với câu phương ngôn “Trai Cầu Vồng Yên Thế”, nơi ghi dấu bao chiến công chống giặc ngoại xâm, hun đúc tinh thần kiên trung, không thể không ghé thăm lăng Giáp Đăng Luân tại xã Việt Lập, để thưởng thức những độc đáo của di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia và cũng để tưởng nhớ tới bậc hiền quan thanh liêm một thời.

Không dễ để hình dung lại khung cảnh cả nghìn năm trước, khi tiếng gươm khua, ngựa hí vang vọng trong những ngày đầu dựng nước, dựng làng. Từ những truyền thuyết xa xưa đến những chiến công oanh liệt trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm, Tân Yên vẫn luôn là vùng đất kiên trung, nơi hun đúc nên những con người quả cảm, mang trong mình tinh thần bất khuất, quyết giữ đất, giữ làng qua bao thăng trầm lịch sử.

Lăng Giáp Đăng Luân – Di tích kiến trúc tưởng nhớ một bậc hiền quan 2
Lăng Giáp Đăng Luân với lối kiến trúc phủ màu cổ kính uy nghiêm vẫn trường tồn với thời gian.

Ngày nay, đến với Tân Yên, du khách không thể bỏ qua xã Việt Lập - nơi ghi dấu một bậc hiền quan lỗi lạc: Giáp Đăng Luân. Ông là vị quan thanh liêm dưới triều Lê - Trịnh, người đã cống hiến trọn đời vì nước, vì dân. Lăng Giáp Đăng Luân, hay còn gọi là lăng Phục Chân Đường, tọa lạc tại thôn Ngọc Trai, được xây dựng vào những năm 1728 - 1733, khi Giáp Đăng Luân còn sống, ông lấy đây làm chốn dưỡng nhân, khi mất lại chôn cất tại đó. Công trình này không chỉ mang giá trị tâm linh, mà còn là một kiệt tác kiến trúc độc đáo, được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.

Lăng Giáp Đăng Luân – Di tích kiến trúc tưởng nhớ một bậc hiền quan 3
Cổng tam môn nhô lồi ra trước khu lăng với cả 3 cửa đều cuốn vòm, cửa giữa khắc chữ Hán "Phục Chân Đường", phía dưới đặt hai linh cẩu đá.

Lăng có diện tích khoảng 500m2, là công trình kiến trúc cổ hơn 300 năm nhưng còn khá nguyên vẹn. Cổng lăng dựng hai cột đá tứ diện, phía dưới đặt hai linh cẩu đá. Toàn bộ khu lăng được bao bọc bởi tường xây gạch cổ, xen các khối đá xanh thẫm. Các hạng mục công trình được xây theo lối kiến trúc cổ, cách bài trí sắp xếp gọn gàng, khoa học theo một trục dọc. 

Cổng tam môn nhô lồi hẳn ra khỏi trước khu lăng, cả 3 cửa đều cuốn vòm, cửa giữa có 3 chữ Hán “Phục Chân Đường”. Tiếp đó là hệ thống các pho tượng linh thú, nghê đá, sấu đá, chồn đá, chó đá... vẫn còn giữ nguyên vẹn hình thù và giá trị trên phương diện lịch sử, văn hóa, thẩm mỹ qua bao đời.

Lăng Giáp Đăng Luân – Di tích kiến trúc tưởng nhớ một bậc hiền quan 4
Tiền đường có hai con nghê đá ngồi uy nghiêm hai bên hồi.

Phục Chân Đường trước đây có ba toà nhà lớn, mỗi nhà 5 gian làm theo lối chồng diêm, chữ tam, kề nhau với các tòa tiền đường, trung đường và chính đường (ba tòa nhà được gọi với cái tên chung là Phục Chân Đường). Tiền đường là ngôi nhà để các linh vật đá, linh nhân đá. Hai con nghê đá ngồi uy nghiêm hai bên hồi. Bốn viên thị thư được tạo dáng gần bằng người thật túc trực hai hàng. Đáng tiếc là cách đây vài chục năm, người ta đã dỡ đi mất ngôi tiền đường nên Phục Chân Đường bây giờ chỉ còn lại hai nhà trung đường và chính đường. Lăng Phục Chân Đường có hệ thống tượng đá vô cùng phong phú cùng những tấm bia đá rất có giá trị. Đây cũng là khu lăng mộ cổ tiêu biểu nhất trên địa bàn huyện và được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 1988. 

Bốn viên thị thư được tạo dáng gần bằng người thật túc trực hai hàng trong khu lăng mộ.
Bốn viên thị thư được tạo dáng gần bằng người thật túc trực hai hàng trong khu lăng mộ.

Phía sau Phục Chân Đường là khu mộ - nơi an nghỉ của Lập nghĩa hầu Giáp Đăng Luân. Phía trên công vào khu mộ khắc ba chữ: Tiêu Dao Am (Am của một người thong thả chơi xa). Khoảng sân hẹp trước công nhà mộ được lát gạch chỉ phẳng phiu, hai bên xây tường thấp bằng gạch cổ. Bên trong là phần mộ Lập Quận công Giáp Đăng Luân, phía trước có nồi hương đặt trên bệ đá phiến, tạo nên sự trang nghiêm. Xung quanh lăng được bao bọc bởi cây cối quanh năm xanh mát, càng khiến cho cảnh sắc nơi đây thơ mộng, hữu tình. 

Phía sau Phục Chân Đường là khu mộ - nơi an nghỉ của Lập nghĩa hầu Giáp Đăng Luân.
Phía sau Phục Chân Đường là khu mộ - nơi an nghỉ của Lập nghĩa hầu Giáp Đăng Luân.

Ngoài ra còn có tượng thú, và hai bia đá, khắc vào năm 1729, nét chữ to, đẹp, rõ. Tòa Hậu đường, có khám và bệ thờ đặt đồ thờ, Ngai, bài vị, mâm bài, mâm xe. Hai bên khám có đủ long trùy, chấp kích uy nghi. Đáng chú ý nhất ở đây là bài vị và bức hoành phi. Theo đó, bài vị ghi Giáp Đăng Luân, trước được đặc tiến “Phụ quốc thượng tướng quân” và sau đó được phong tặng “Tham đốc, thượng trụ quốc, Lập quận công”.

Ông Giáp Công Sự (75 tuổi, hậu duệ nhiều đời của cụ Giáp Đăng Luân), thôn Ngọc Trai, xã Việt Lập chia sẻ: "Dân làng chúng tôi rất vinh dự, tự hào có ngôi lăng mộ của cụ tổ làng này. Chúng tôi có nguyện vọng được Nhà nước quan tâm, hỗ trợ để khôi phục lại tỏa Tiền đường, trả lại đúng vị thế của lăng trước đây". 

Lăng Giáp Đăng Luân được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia.
Lăng Giáp Đăng Luân được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia xứng tầm giá trị và ý nghĩa của khu di tích trong hệ thống di tích lịch sử quốc gia.

Lăng Giáp Đăng Luân từ xa xưa là nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân dân địa phương. Hàng năm, tại khu di tích ẩn mình nơi thôn xóm xã Việt Lập, Nhân dân lại tổ chức cúng lễ vào ngày mùng 6 tháng Giêng để tưởng nhớ tới bậc hiền quan thanh liêm này đó, nhớ tới một thời cha ông kiên cường dựng và giữ nước và cũng để ngắm nhìn, thưởng thức và hoài niệm về kho tàng kiến trúc cổ đồ sộ mang đậm tính nghệ thuật của dân tộc ta.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Đại lễ Vesak 2025: 10.000 người sẽ tham dự lễ hoa đăng cầu nguyện hòa bình

DNTH: Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) sẽ đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 (Đại lễ) từ ngày 6 đến 8/5 ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, các hoạt động chào mừng diễn ra từ ngày 2.5. Trong khuôn khổ đại...

'Sắc màu thành phố Bác' đặc sắc với nhiều loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống

DNTH: Nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống của Việt Nam như cải lương, hát bội, múa bóng rỗi, đờn ca tài tử... được trình diễn kết hợp trong chương trình 'Sắc màu thành phố Bác', diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP.HCM).

Hà Nội bắn pháo hoa mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

DNTH: Thành phố tổ chức bắn pháo hoa vào ngày 22/4 và 27/4 tại khu vực đường đua F1 (quận Nam Từ Liêm) và công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng).

Công nghệ trình chiếu ánh sáng chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

DNTH: Tối 19/4, UBND TP Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa Thể thao TP Hồ Chí Minh đã khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao, công nghệ trình diễn chủ đề “Sắc màu Thành phố Bác” để chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam,...

Nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước

DNTH: Sáng nay (18/4) tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm (2023-2025) tổ chức Họp báo các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống...

Sẽ có 119 bài tham luận tại Hội thảo khoa học cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

DNTH: Hội thảo kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) cấp quốc gia sẽ diễn ra tại TP. HCM vào ngày mai (20/4). Hội thảo có 119 bài tham luận được chuẩn bị công phu và nghiêm túc.

XEM THÊM TIN