Lăng kính chứng khoán 8/7: “Cửa tăng” của VN-Index vẫn sáng

06:35 | 08/07/2024

DNTH: Chuyên gia từ SSI nghiêng về kịch bản thị trường tiếp tục xu hướng tăng trưởng, dù các biến số rủi ro đang vẫn còn hiện diện và có thể khiến thị trường biến động.

Thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua tuần giao dịch đầu quý II trong trạng thái hồi phục khi cả 5 phiên đều tăng điểm, giúp VN-Index đã vượt mốc 1.280 điểm.

Kết tuần, VN-Index tăng 37,72 điểm so với tuần trước, tương ứng 3,03% lên 1.283,04 điểm. HNX tăng 1,99% lên 242,31 điểm.

1
Lăng kính chứng khoán 8/7: “Cửa tăng” của VN-Index vẫn sáng

Tuần qua, HVN tăng 9%, BID tăng 9,36%, VCB tăng 3,29% và LPB tăng 14,18% là các mã chính hỗ trợ thị trường. Ngược lại, SAB, VRE, HDB là các nhân tố gây áp lực lên chỉ số chung.

Tuy nhiên, thanh khoản toàn thị trường đang có phần thu hẹp lại cho thấy sự thận trọng của nhà đầu tư. Khối ngoại tiếp đà bán ròng 2.163 tỷ đồng trên cả 3 sàn, trong đó nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 2.308 tỷ đồng trên HoSE, mua ròng 99 tỷ đồng trên HNX và mua ròng 46 tỷ đồng trên sàn UPCoM.

Theo đánh giá của bà Hoàng Việt Phương - Giám đốc Trung tâm Phân tích và Tư vấn Đầu tư CTCK SSI, vượt qua các “cơn gió ngược”, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn mang nhiều gam màu sáng khi nối tiếp đà hồi phục từ tháng 11/2023 và tiếp tục bứt phá về điểm số. Dù đi qua nhịp điều chỉnh ngắn trong tháng 4 và tiếp tục giảm 1,3% trong tháng 6, chỉ số VN-Index vẫn tăng trưởng tích cực 10,2% từ đầu năm.

Tài chính - Ngân hàng - Lăng kính chứng khoán 8/7: “Cửa tăng” của VN-Index vẫn sáng
Diễn biến chỉ số VN-Index tuần qua (Nguồn: TradingView).

cP/E ước tính năm 2024 của VN-Index hiện ở mức 11,5 lần, thấp hơn mức trung bình 5 năm là 13,4 lần. Với mức định giá này thì “cửa tăng” của VN-Index vẫn sáng trong nửa cuối năm và sang năm 2025.

Trong ngắn hạn, sự thận trọng quan sát là cần thiết khi rủi ro thị trường chung đang gia tăng. Nhà đầu tư nên kiên nhẫn chờ đợi vùng giá thật sự hấp dẫn, tập trung câu chuyện riêng của từng cổ phiếu để giải ngân mới; trong khi có thể tiếp tục nắm giữ các cổ phiếu được kỳ vọng tăng trưởng mạnh.

Còn bà Nguyễn Thị Thuỳ Linh - Giám đốc phân tích CTCK An Bình (ABS) nhận định, các chỉ số kinh tế của Việt Nam cho tín hiệu rất tích cực với GDP quý II đạt gần 7%, một mức ấn tượng nếu so sánh với các nước cùng khu vực và với chính số liệu trong quá khứ.

Bên cạnh đó, thị trường vàng cũng đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bình ổn khi giá vàng miếng SJC đã đứng yên xuyên suốt cả tháng 6 và được kỳ vọng sẽ tiếp tục ở mức này trong tháng 7. Đây là một tín hiệu tốt cho nền kinh tế khi dòng tiền sẽ không còn chảy vào tích trữ vàng mà sẽ được lưu thông, đóng góp cho tăng trưởng chung.

Mặc dù tỉ giá vẫn là một vấn đề nhức nhối đối với NHNN khi liên tục leo thang trong tháng 6, song ABS cho rằng trong tháng 7 tốc độ tăng giá của cặp tiền tệ này sẽ không còn nhanh hoặc thậm chí còn quay đầu giảm khi lãi suất điều hành và lãi suất thị trường tiền đồng đã và đang tăng trở lại.

Thị trường chứng khoán đang vận động với dòng tiền và khối lượng giao dịch có xu hướng yếu dần khi tiến đến ngưỡng cản 1.300 điểm. Khối ngoại liên tục bán ròng các tháng vừa qua với giá trị lớn, áp lực tỉ giá tăng cùng với sự điều tiết thu hẹp thanh khoản trên thị trường tiền tệ... là các yếu tố khiến thị trường chưa đạt được sự đồng thuận cho sự bứt phá mạnh mẽ.

Chuyên gia từ ABS dự báo tháng 7 là thời điểm thị trường hấp thụ tốt yếu tố tiêu cực và tạo ra vùng đi ngang tích lũy với biên độ giá lớn từ 1.300 - 1.180 điểm, chuẩn bị cho nhịp sóng tăng của nửa cuối năm 2024. Về trung hạn, chúng tôi vẫn duy trì kỳ vọng đối với VN-Index tăng trưởng lên vùng 1.350 - 1.395 điểm theo báo cáo đầu năm. Mốc xác nhận nhịp tăng mới của thị trường khi giá đóng cửa tuần giao dịch tuần vượt kháng cự 1 ở 1.315 điểm.

Về chiến lược đầu tư, sau các nhịp điều chỉnh với biên độ giá quanh 60-100 điểm sẽ luôn có hồi phục kỹ thuật nhanh với những phiên tăng điểm nhờ cổ phiếu vốn hóa lớn. Đối với nhà đầu tư ưa thích giao dịch nhanh, cần căn cứ vào mốc hỗ trợ - kháng cự của thị trường và biên độ tăng giảm đặc thù cổ phiếu. Với nhà đầu tư trung dài hạn, nhịp điều chỉnh tích lũy này của thị trường sẽ là cơ hội tham gia với những mã cổ phiếu tạo ra điểm mua trung hạn- dài hạn.

Các nhóm ngành ưu tiên trong tháng 7 bao gồm: bảo hiểm, năng lượng, bất động sản, phân bón, dệt may, hàng không, ngân hàng. Các cổ phiếu cần có triển vọng kết quả kinh doanh tích cực, hưởng lợi từ các yếu tố vĩ mô, có mô hình tích lũy phù hợp về khối lượng và thời gian, còn dư địa tăng giá.

Theo Người đưa tin

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

"Sốc" với giá vé máy bay dịp nghỉ lễ

DNTH: Theo ghi nhận của phóng viên Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn ngày 19/4, một số chuyến bay đến các khu du lịch như Phú Quốc, Côn Đảo, TP. HCM, Hà Nội… tăng mạnh trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5, giá vé hiện đang ở mức rất cao,...

Doanh số bán ô tô tại Việt Nam tăng 47%

DNTH: Chiều 11/4, Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) công bố doanh số bán hàng của các đơn vị thành viên trong tháng 3/2025 đạt 31.750 xe, tăng 47% so với tháng trước và tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái.

Biến áp lực thành cơ hội mở rộng tăng trưởng

DNTH: Trước chính sách thuế đối ứng của Mỹ, doanh nghiệp công nghiệp cần biến khó khăn thành động lực mở rộng tăng trưởng.

Thịt lợn đang... hạ nhiệt

DNTH: Cục Thống kê cho biết, vừa qua, có thời điểm giá thịt lợn biến động, tăng mạnh nhất là đầu tháng 3, nhưng sau đó đã chững lại và giảm dần, đến cuối tháng 3 chỉ còn tăng ở một số tỉnh phía Nam.

Tăng thuế thu từ kinh doanh thương mại điện tử lên 19%

DNTH: Bộ Tài chính cho biết, 3 tháng đầu năm, số thu thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử là 34,5 nghìn tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ.

Thị trường nông sản: Giá xuất khẩu gạo tiếp tục tăng

DNTH: Giá lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua không có biến động mạnh dù đang cao điểm thu hoạch lúa Đông Xuân. Giá gạo xuất khẩu Việt Nam tiếp tục tăng và thu hẹp dần sự chênh lệch về giá xuất khẩu với các nước khác trong...

XEM THÊM TIN