Lào Cai bảo tồn, nhân rộng giống chè đặc sản

23:55 | 06/03/2025

DNTH: Huyện Bát Xát (Lào Cai) đang bảo tồn giống chè shan cổ thụ. Những cây chè shan 10 tuổi trở lên, không sâu bệnh, năng suất cao được lấy hạt ươm giống để nhân rộng.

Loại chè mang hương vị núi rừng 

Các xã vùng cao Mường Hum, Dền Sáng, Dền Thàng, Sàng Ma Sáo, Nậm Chạc, A Mú Sung của huyện Bát Xát có diện tích chè tập trung khoảng 244ha, hầu hết được trồng từ năm 2001, trong đó diện tích cho thu hoạch khoảng 209ha (87ha cho thu hoạch ổn định).

Các giống chè được bà con trồng ở Bát Xát khá đang dạng gồm Kim Tuyên, Long Vân 2000, Hùng Đỉnh Bạch… Ngoài ra, còn có khoảng 26ha chè cổ thụ được phân bố ở các xã Nậm Pung, A Lù… 

Cây chè gắn liền với đời sống bà con vùng cao nhờ hiệu quả kinh tế. Ảnh: Hải Đăng.

Cây chè gắn liền với đời sống bà con vùng cao nhờ hiệu quả kinh tế. Ảnh: Hải Đăng.

Trong các giống chè trồng ở Bát Xát, giống chè shan và Bát Tiên nổi trội vì rất hợp với thổ nhưỡng, khí hậu, nguồn nước cũng như độ cao hàng trăm mét so mực nước biển. Do đó, những loại chè này có chất lượng khác biệt. 

Chè shan đã có từ lâu đời, đặc biệt những cây chè shan cổ thụ muốn hái phải bắc thang để trèo lên ngọn. Chè shan sau khi được thu hái thủ công có thể sao bằng tay theo kinh nghiệm dân gian để giữ hương vị của núi rừng.

Trong khi đó, chè Bát Tiên có hương vị vị ngọt chát quyện vào nhau nhưng uống rất vừa miệng, vị còn đọng lại sau khi thưởng thức trà…

Cả hai loại chè trên hiện bà con bán rất được giá, với chè Bát Tiên khoảng 350 nghìn đồng/kg, chè shan khoảng 150 nghìn đồng/kg. Vì vậy bà con ngày càng nhân rộng diện tích hai loại chè trên.

Thấy được tiềm năng, một số hợp tác xã, hộ cá thể đã mua sắm thiết bị, dựng nhà xưởng thu mua chè của bà con để chế biến. Hợp tác xã chè Hướng Tâm tại xã Mường Hum và Hợp tác xã Sản xuất và chế biến sản phẩm nông nghiệp A Mú Sung tại xã A Mú Sung… là những cơ sở điển hình mạnh dạn đầu tư sản xuất chè ở huyện vùng cao này. Để có chè chất lượng, từ trồng, hái đều tuân theo quy trình, từ thiết kế nương đồi, trồng cây che bóng, áp dụng các biện pháp thâm canh, bón phân hữu cơ, phân vi sinh, hái đúng kỹ thuật một tôm hai lá… 

Bà Chảo San Mẩy ở xã Mường Hum cho biết, nhờ được tập huấn, hướng dẫn quy trình trồng, chăm sóc, thâm canh chè, cây chè phát triển tốt, cho năng suất, chất lượng cao hơn, được thu mua với giá tốt hơn trước đây. Người dân cũng như các hợp tác xã mong muốn tiếp tục được hỗ trợ công nghệ chế biến chè để nâng cao hơn nữa chất lượng, giá bán…

Cây chè shan cổ thụ được bảo tồn để mở rộng vùng sản xuất. Ảnh: Hải Đăng.

Cây chè shan cổ thụ được bảo tồn để mở rộng vùng sản xuất. Ảnh: Hải Đăng.

Bảo tồn giống chè cổ thụ quý

Theo ông Trương Văn Hướng, Giám đốc Hợp tác xã chè Hướng Tâm (huyện Bát Xát), Hợp tác xã cử thành viên giám sát từ khâu chăm bón, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hái để chè búp có chất lượng tốt nhằm nâng “sao” OCOP cho các sản phẩm chè, bởi có nhiều “sao” chè dễ bán hơn. 

Khi các sản phẩm chè được thương mại, nhu cầu nguyên liệu tăng cao, bà con tiếp tục trồng chè, biến chè thành cây hàng hóa chủ lực. Qua đó góp phần thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TU ngày 26/8/2021 của Tỉnh ủy Lào Cai về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Ngoài ra, huyện Bát Xát củng cố và phát triển vùng chè nguyên liệu tại các xã vùng cao, đồng thời mở rộng lên huyện Y Tý - nơi cao nhất của huyện (trên 2.000m). Các vùng chè sẽ được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và hướng tới sản phẩm hữu cơ phục vụ cho các nhà máy, hợp tác xã và cơ sở chế biến. Đồng thời, hỗ trợ xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè bền vững.

Theo ông Sí Trung Kiên, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bát Xát, sản xuất nông nghiệp hữu cơ được coi là hướng đi tất yếu, và Chính phủ đã có chủ trương gắn phát triển nông nghiệp hữu cơ với đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Ngoài kế thừa các kết quả nghiên cứu về sản xuất chè hữu cơ tại các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Srilanka, Nhật Bản…, từ điều kiện thực tế sẽ áp dụng kỹ thuật trồng thâm canh chè theo hướng hữu cơ.

“Chúng tôi hướng dẫn bà con kỹ thuật làm đất, trồng, chăm sóc, cách phòng trừ sâu bệnh, chế biến và quy trình sản xuất chè an toàn theo hướng hữu cơ để tăng năng suất, chất lượng chè; tham gia chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp để nâng cao thu nhập cho bà con”, ông Sí Trung Kiên cho hay.

Huyện Bát Xát hiện cũng đang thực hiện bảo tồn giống chè shan cổ thụ. Những cây chè shan khoảng 10 tuổi trở lên, không sâu bệnh, năng suất cao được lấy hạt và xử lý gieo ươm, làm bầu… Sau khi cây giống đủ tiêu chuẩn sẽ được trồng với diện tích khoảng 30ha.

“Với việc bảo tồn và mở rộng vùng chè shan (nhà nước hỗ trợ giống gieo ươm, hỗ trợ phân bón cùng nhân dân để thực hiện) sẽ góp phần phát triển vùng chè có giá trị cao song song với mở rộng chè hàng hóa tai địa phương”, ông Sí Trung Kiên nhấn mạnh.

Hiện nay, bà con ở huyện Bát Xát đã đăng ký mở rộng vùng chè cổ thụ năm 2025 với diện tích hơn 200ha. Để đáp ứng nguồn giống, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện này đang triển khai xây dựng vườn giống gốc rộng 20ha tại xã A Mú Sung.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

FedEx nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng cường kết nối doanh nghiệp Việt Nam với thị trường Mỹ

DNTH: Tăng khả năng tiếp cận giúp các nhà xuất khẩu địa phương kết nối hiệu quả hơn với thị trường Mỹ.

Đài Loan, Hàn Quốc nhập khẩu nhiều phân bón Việt Nam

DNTH: Theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), 3 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu phân bón đạt 601 nghìn tấn, trị giá 225 triệu USD, tăng 20,2% về lượng, tăng 8,5% về trị giá so với 3 tháng đầu năm 2024.

Thị trường ớt: Dư địa còn rất lớn

DNTH: Xuất khẩu ớt của Việt Nam đang tăng trưởng tích cực, mở ra nhiều cơ hội tại các thị trường khó tính như Mỹ và Đài Loan. Tuy nhiên, diện tích canh tác còn hạn chế, chất lượng chưa đồng đều và áp lực cạnh tranh từ các...

Tuổi trẻ Gia Lai và khát vọng cà phê vươn tầm quốc tế

DNTH: Sáng 9/4, tại TP. Pleiku đã diễn ra buổi công bố Lễ hội Cà phê Gia Lai 2025 - Gia Lai Coffee Festival 2025, với chủ đề “Cà phê Gia Lai từ địa phương ra quốc tế”.

LocknLock khẳng định uy tín với giải thưởng Top 10 Thương hiệu tiêu biểu châu Á – Thái Bình Dương

DNTH: LocknLock, thương hiệu đồ gia dụng hàng đầu đến từ Hàn Quốc vừa được vinh danh trong Top 10 Thương hiệu Tiêu biểu châu Á – Thái Bình Dương năm 2025.

LocknLock ký kết thỏa thuận ghi nhớ (MOU) với CP Axtra

DNTH: Thương hiệu gia dụng toàn cầu LocknLock đã ký kết thỏa thuận ghi nhớ (MOU) với CP Axtra, một công ty con chủ chốt của Tập đoàn CP - tập đoàn lớn nhất Thái Lan, nhằm thúc đẩy mở rộng thị trường châu Á và các khu vực khác.

XEM THÊM TIN