Lễ hội chùa Hương 2025 đổi mới trong tổ chức, bài bản, văn minh, an toàn

12:55 | 03/03/2025

DNTH: Chùa Hương (quần thể di tích - danh thắng Hương Sơn) thuộc địa phận xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Đây được xem là điểm đến tâm linh nổi tiếng có một không hai ở Việt Nam. Chùa Hương có hệ thống núi non, có rừng Hương Sơn 3 tầng thực vật, có suối Yến trong xanh đưa khách vào chùa.

Lễ hội chùa Hương có sức hút hàng vạn người và kéo dài nhất trong năm. Hàng năm, công tác tổ chức, quản lý lễ hội này được huyện Mỹ Đức triển khai bài bản, văn minh, an toàn...

Lễ hội chùa Hương năm 2025 với chủ đề "Lễ hội chùa Hương điểm đến du lịch, văn hóa, truyền thống Việt" diễn ra trong 3 tháng (từ ngày 3/2 đến hết ngày 1/5). Trong đó, lễ khai hội đã được tổ chức vào ngày 3/2 (tức ngày mùng 6 tháng Giêng), thu hút hàng nghìn lượt khách đổ về tham quan, chiêm bái.
Lễ hội chùa Hương 2025 đổi mới trong tổ chức, bài bản, văn minh, an toàn 5
Du khách check in tại Lễ hội Chùa Hương.
 Đến nay, sau khoảng 3 tuần khai hội, chùa Hương đón hàng vạn du khách về trẩy hội, lễ phật. Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp, từ đầu lễ hội, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ ổn định, giao thông đường bộ, đường thủy thông thoáng. 

Chùa Hương luôn là điểm đến hấp dẫn trong dịp đầu năm

Lễ hội Chùa Hương năm nay có nhiều cải tiến so với năm 2024 và những năm trước đó. Ban tổ chức đã tích hợp vé tham quan thắng cảnh và vé xuồng đò, tạo sự tiện lợi và minh bạch trong dịch vụ. Giá vé tham quan thắng cảnh năm nay là 120.000 đồng/người/lượt, không đổi so với năm 2024. Trong khi giá vé đò thuyền tăng từ 85.000 lên 100.000 đồng, đi kèm với việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo an toàn giao thông thủy.

Lễ hội chùa Hương 2025 đổi mới trong tổ chức, bài bản, văn minh, an toàn 6
Du khách tham quan Chùa Hương dịp đầu năm.
 Mỗi đò quy định chỉ chở 6 người, đối với thuyền lớn chỉ chở 10-12 người. Các đò thuyền được điều phối luân phiên lần lượt chở khách, tránh tình trạng chở quá tải, gây mất an toàn. Ngoài ra, trên thuyền được trang bị đầy đủ áo phao, giỏ đựng rác, ô che nắng, che mưa, ghế ngồi, nước uống miễn phí...Mỗi xã viên lái đò có một mã QR để Hợp tác xã quản lý, mỗi thuyền đò có mã QR tương tác thông tin phản hồi về thái độ phục vụ của lái đò đối với du khách. Thời gian phục vụ du khách bằng thuyền đò bắt đầu từ 4h30 đến 20h hàng ngày.
Chia sẻ với phóng viên, anh P. Hưng( Hà Nội) cho biết, nhiều năm rồi, gia đình anh chọn chùa Hương là nơi tham quan mỗi dịp đầu năm. "Mấy năm gần đây, công tác tổ chức lễ hội được huyện Mỹ Đức triển khai rất bài bản, chuyên nghệp. Không còn tình trạng chen lấn, xô đẩy hay chèo kéo khách”.
Lễ hội chùa Hương 2025 đổi mới trong tổ chức, bài bản, văn minh, an toàn 7
Chùa Hương điểm đến du lịch văn hóa, tâm linh.
 Đặc biệt, khu vực bến Yến, lối lên xuống đò đã có cửa quét vé tự động kết hợp nhân viên hướng dẫn. Dịch vụ xuồng, đò năm nay rất chuyên nghiệp, được đổi mới hoàn toàn, với đẩy đủ áo phao, nước uống, ô che… khiến cho du khách cảm thấy an tâm khi trẩy hội.
 
Cùng với đổi mới trên, huyện Mỹ Đức đã tập trung chỉnh trang cảnh quan, không gian, lắp đặt panô, backdrop, bồn hoa cây cảnh dọc tuyến tỉnh lộ 419 (từ Vạn Tín đi Hương Sơn) và tuyến đi bộ hai bên bờ Suối Yến để tạo cảnh quan cho du khách về tham quan thưởng ngoạn lễ hội.
Bên cạnh đó, huyện tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý việc bày bán các mặt hàng không phù hợp gây phản cảm và việc sử dụng loa chào mời gây ồn ào trong khu vực lễ hội, bảo đảm công tác an ninh trật tự và phòng, chống cháy nổ.
 
Tiếp tục duy trì các nhà vệ sinh công cộng miễn phí phục vụ du khách; thu gom, vận chuyển rác thải trong khu vực lễ hội đưa đi xử lý tại các khu tập trung của thành phố. 
Bố trí các điểm sơ, cấp cứu tại các khu vực tập trung đông người, như cổng động Hương Tích, ga cáp treo, sân Thiên Trù, bảo đảm an toàn cho du khách.
Lễ hội chùa Hương 2025 đổi mới trong tổ chức, bài bản, văn minh, an toàn 8
Biển hướng dẫn, cảnh báo du khách tham quan.
Trẩy hội chùa Hương không chỉ đi lễ Phật mà còn là có dịp thưởng ngoạn cảnh đẹp của biết bao hình sông thế núi, có cơ hội nhận biết bao công trình lớn nhỏ đặc sắc của di tích Hương Sơn đã trở thành di sản văn hoá của dân tộc.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Đại lễ Vesak 2025: 10.000 người sẽ tham dự lễ hoa đăng cầu nguyện hòa bình

DNTH: Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) sẽ đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 (Đại lễ) từ ngày 6 đến 8/5 ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, các hoạt động chào mừng diễn ra từ ngày 2.5. Trong khuôn khổ đại...

'Sắc màu thành phố Bác' đặc sắc với nhiều loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống

DNTH: Nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống của Việt Nam như cải lương, hát bội, múa bóng rỗi, đờn ca tài tử... được trình diễn kết hợp trong chương trình 'Sắc màu thành phố Bác', diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP.HCM).

Hà Nội bắn pháo hoa mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

DNTH: Thành phố tổ chức bắn pháo hoa vào ngày 22/4 và 27/4 tại khu vực đường đua F1 (quận Nam Từ Liêm) và công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng).

Công nghệ trình chiếu ánh sáng chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

DNTH: Tối 19/4, UBND TP Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa Thể thao TP Hồ Chí Minh đã khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao, công nghệ trình diễn chủ đề “Sắc màu Thành phố Bác” để chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam,...

Nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước

DNTH: Sáng nay (18/4) tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm (2023-2025) tổ chức Họp báo các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống...

Sẽ có 119 bài tham luận tại Hội thảo khoa học cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

DNTH: Hội thảo kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) cấp quốc gia sẽ diễn ra tại TP. HCM vào ngày mai (20/4). Hội thảo có 119 bài tham luận được chuẩn bị công phu và nghiêm túc.

XEM THÊM TIN