Lễ hội Gầu Tào được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
16:15 | 16/02/2025
DNTH: Tối 14/2, UBND huyện Trạm Tấu (Yên Bái) tổ chức Lễ công bố Quyết định và trao Chứng nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Gầu Tào của người Mông huyện Trạm Tấu, huyện Mù Cang Chải, huyện Văn Chấn (tỉnh Yên Bái); trao Bằng công nhận Cây Di sản cho UBND huyện Trạm Tấu.

Tại buổi lễ, thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công bố Quyết định “Lễ hội Gầu Tào của người Mông ở các huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải và Văn Chấn, tỉnh Yên Bái” chính thức trở thành Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.
Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa Nông Quốc Thành, thừa ủy quyền lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trao Bằng chứng nhận cho đại diện cộng đồng chủ thể Di sản của 3 huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải và Văn Chấn.
Cũng tại buổi lễ, đại diện Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã công bố và trao Quyết định, Bằng công nhận Cây Di sản cho UBND huyện Trạm Tấu đối với quần thể cây Du Sam Núi Đất tại thị trấn Trạm Tấu và xã Xà Hồ.
Chủ tịch UBND huyện Trạm Tấu, Vũ Lê Chung Anh cho biết, Trạm Tấu là huyện miền Tây của tỉnh Yên Bái, nổi bật với truyền thống cách mạng và là nơi hội tụ những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc. Dân tộc Mông chiếm hơn 79% dân số, sinh sống chủ yếu ở 10 xã vùng cao và sở hữu những di sản văn hóa giàu giá trị nhân văn.
Trong những năm qua, UBND huyện Trạm Tấu đã luôn chú trọng đến công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, coi đây là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đến nay, huyện đã có 4 di tích, di sản được xếp hạng cấp tỉnh và quốc gia.

Đối với người Mông, Lễ hội Gầu Tào là một nét đẹp đặc trưng, thể hiện tín ngưỡng và tâm linh của họ. Lễ hội diễn ra vào dịp đầu năm mới, tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, với cây nêu là biểu tượng thiêng liêng, liên kết với 4 vị thần: thần trời, thần đất, thần sông và thần núi.
Với những giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật đặc sắc, Lễ hội Gầu Tào đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là thành quả của sự nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa từ Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc ở ba huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải và Văn Chấn, cũng như sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước đối với những giá trị di sản văn hóa của cộng đồng người Mông.

Thay mặt cho các huyện, UBND huyện Trạm Tấu cam kết tiếp tục triển khai các hoạt động thiết thực nhằm phát huy giá trị di sản, đồng thời tăng cường tuyên truyền và quảng bá Lễ hội Gầu Tào gắn liền với phát triển du lịch văn hóa cộng đồng. Huyện cũng sẽ hỗ trợ đồng bào Mông duy trì, truyền dạy lễ hội, bảo vệ các nghi lễ truyền thống và phát huy vai trò của cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ, để di sản văn hóa này được bảo tồn và phát triển bền vững.
Lễ hội Gầu Tào, trong tiếng Kinh có nghĩa là cúng tạ trời đất, thần linh, nhằm cầu mong sức khỏe, sự thịnh vượng cho gia đình, dòng họ, bản làng, và sự bình an, hạnh phúc cho mọi người. Đây không chỉ là dịp để người dân bày tỏ niềm tin, hy vọng vào một tương lai tươi đẹp mà còn là cơ hội để gắn kết tình cảm giữa các thế hệ, đồng thời là dịp để những người xa quê trở về sum vầy với gia đình và quê hương.

Trong khuôn khổ lễ hội, còn diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch đặc sắc, như chương trình nghệ thuật "Rực rỡ sắc màu Trạm Tấu", màn trình diễn múa Khèn Mông của 500 học sinh trên địa bàn huyện, và tái hiện Lễ hội Gầu Tào. Các hoạt động này sẽ mang đến cho đại biểu, Nhân dân và du khách những trải nghiệm văn hóa đặc sắc, phong phú của các dân tộc tại địa phương.
Ngay sau khi diễn ra Lễ công bố Quyết định và trao Chứng nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Gầu Tào của người Mông huyện Trạm Tấu, huyện Mù Cang Chải, huyện Văn Chấn (tỉnh Yên Bái), sáng 15/2, huyện Trạm Tấu tưng bừng tổ chức Lễ hội Gầu Tào năm 2025, thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia.

Mở đầu Lễ hội là lễ cúng được thực hiện theo phong tục dân tộc Mông do Nghệ nhân Giàng A Su thực hiện, với nội dung: "Tạ ơn thần núi, thần đất, thần trời, thần suối đã cho đồng bào các dân tộc huyện Trạm Tấu một năm có nhiều điều tốt lành, mùa màng bội thu và cầu xin thần linh tiếp tục phù hộ độ trì cho đồng bào các dân tộc huyện Trạm Tấu một năm mới nhiều may mắn...”.
Sau khi phần lễ được thực hiện trang trọng theo phong tục dân tộc Mông, phần hội với các tiết mục văn nghệ đặc sắc và các môn thể thao truyền thống như: Kéo co, đẩy gậy, đánh quay, ném pao, thi giã bánh dày… thu hút đông đảo bà con Nhân dân ở 10 xã vùng cao trên địa bàn huyện tham gia. Được hòa mình vào các trò chơi truyền thống, mỗi người dân có mặt trong Ngày hội như được đắm mình trong không gian bản sắc vùng miền để rồi dặn lòng phải bảo tồn và phát huy bản sắc đó cho muôn đời sau.
Theo Baodantoc.vn
Nguồn: https://baodantoc.vn/le-hoi-gau-tao-duoc-cong-nhan-la-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-gia-1739628303801.htm
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- Lễ hội Gầu Tào được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia /
- huyện Trạm Tấu /
- Lễ hội Gầu Tào /
- Gầu tào /
- Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Đại lễ Vesak 2025: 10.000 người sẽ tham dự lễ hoa đăng cầu nguyện hòa bình
DNTH: Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) sẽ đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 (Đại lễ) từ ngày 6 đến 8/5 ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, các hoạt động chào mừng diễn ra từ ngày 2.5. Trong khuôn khổ đại...

'Sắc màu thành phố Bác' đặc sắc với nhiều loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống
DNTH: Nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống của Việt Nam như cải lương, hát bội, múa bóng rỗi, đờn ca tài tử... được trình diễn kết hợp trong chương trình 'Sắc màu thành phố Bác', diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP.HCM).

Hà Nội bắn pháo hoa mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
DNTH: Thành phố tổ chức bắn pháo hoa vào ngày 22/4 và 27/4 tại khu vực đường đua F1 (quận Nam Từ Liêm) và công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng).

Công nghệ trình chiếu ánh sáng chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
DNTH: Tối 19/4, UBND TP Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa Thể thao TP Hồ Chí Minh đã khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao, công nghệ trình diễn chủ đề “Sắc màu Thành phố Bác” để chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam,...

Nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
DNTH: Sáng nay (18/4) tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm (2023-2025) tổ chức Họp báo các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống...

Sẽ có 119 bài tham luận tại Hội thảo khoa học cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
DNTH: Hội thảo kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) cấp quốc gia sẽ diễn ra tại TP. HCM vào ngày mai (20/4). Hội thảo có 119 bài tham luận được chuẩn bị công phu và nghiêm túc.
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Sống khỏe
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
-
"3 nhớ 2 không" phục hồi sức khoẻ, nạp năng lượng sau kỳ nghỉ Tết
-
Giá trị sống từ không gian xanh
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...