Lối đi mới cho doanh nghiệp Việt

07:16 | 30/01/2025

DNTH: Thời đại toàn cầu hóa hiện nay, chuyển đổi kép – bao gồm chuyển đổi số và chuyển đổi xanh đã trở thành một yêu cầu cấp thiết để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển bền vững.

Chú thích ảnh
Công ty TNHH Jakob Sài Gòn hoạt động tại Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore là đơn vị chuyển đổi xanh tiêu biểu tại Bình Dương. Ảnh: Dương Chí Tưởng/TTXVN

Chuyển đổi số không chỉ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình sản xuất và quản trị, mà còn tạo ra cơ hội tăng trưởng mới. Trong khi đó, chuyển đổi xanh mang lại lợi ích không chỉ cho môi trường mà còn tạo dựng được lòng tin và sự trung thành từ khách hàng.

Đánh giá về thực trạng chuyển đổi kép tại doanh nghiệp Việt Nam, bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Giám đốc kinh doanh, Công ty TNHH Truyền thông và Đào tạo Việt Anh - chuyên cung cấp giải pháp truyền thông và số hóa marketing cho doanh nghiệp chia sẻ, hiện tại, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn chậm chạp trong việc áp dụng công nghệ số vào quá trình vận hành và sản xuất.

Khảo sát của Bộ Khoa học và Công nghệ công bố gần đây cho thấy, dù gần 80% tổng số doanh nghiệp trên cả nước đã áp dụng một số hình thức công nghệ số để duy trì hoạt động, song chỉ khoảng 20% doanh nghiệp Việt Nam đã thực hiện chuyển đổi số một cách toàn diện. Trên thực tế, đã có rất nhiều doanh nghiệp sẵn sàng chi trả và đầu tư kinh phí không nhỏ vào việc đổi mới công nghệ nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng hiệu quả.

Điều này dẫn đến việc giảm năng suất và tăng chi phí sản xuất. Trong khi đó, vấn đề chuyển đổi xanh cũng chưa được chú trọng đúng mức, khi thực tế đang phản ánh tình trạng, các quy định về bảo vệ môi trường chưa thực sự được thực thi một cách nghiêm ngặt.

Nhìn về tương lai, nhiều doanh nghiệp chia sẻ đang nỗ lực hướng đến một mô hình sản xuất xanh và thông minh. Theo một nghiên cứu từ Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF), các doanh nghiệp áp dụng mô hình kinh doanh bền vững có khả năng tồn tại và phát triển tốt hơn trong thời gian dài. Khách hàng ngày càng ưu tiên lựa chọn những sản phẩm thân thiện với môi trường. Chính vì vậy, chuyển đổi xanh và chuyển đổi số không chỉ là nhiệm vụ mà còn là cơ hội lớn cho doanh nghiệp. 

Ông Nguyễn Thanh Sơn, đại diện Công ty IONIA Việt Nam cho biết, đến năm 2025, công ty đặt mục tiêu giảm 40% lượng nước sử dụng trong quy trình sản xuất và 20% khí thải CO2. Việc đầu tư vào công nghệ xanh không chỉ đáp ứng yêu cầu của thị trường mà còn tạo ra hình ảnh thương hiệu tích cực cho công ty qua đó giúp doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh cao hơn.

Tuy nhiên, cũng giống như nhiều đơn vị khác, một trong những thách thức lớn nhất mà công ty đang gặp phải, đó là thiếu nhân lực có chuyên môn và kỹ năng trong lĩnh vực công nghệ thông tin và công nghệ xanh, không đủ nhân sự để thực hiện các dự án chuyển đổi một cách hiệu quả. Thêm vào đó, việc đầu tư vào công nghệ mới và quy trình sản xuất xanh thường đòi hỏi vốn ban đầu lớn. Doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, có thể gặp khó khăn trong việc huy động nguồn vốn cần thiết cho quá trình chuyển đổi.

Chuyển đổi kép còn đặt ra yêu cầu thay đổi trong cách thức vận hành doanh nghiệp, thay đổi văn hóa doanh nghiệp và thói quen làm việc của cán bộ, công nhân viên và người lao động, bởi không phải ai cũng chấp nhận và sẵn sàng thích nghi với sự thay đổi, ông Nguyễn Thanh Sơn chia sẻ. 

Sự thiếu hiểu biết hoặc cái nhìn còn hạn chế của lãnh đạo về tính cấp thiết của chuyển đổi kép cũng có thể là nguyên nhân kéo lùi quá trình này. Thêm lý do nữa là khi công nghệ phát triển quá nhanh và các giải pháp công nghệ có thể trở nên lỗi thời chỉ sau một thời gian ngắn buộc doanh nghiệp phải liên tục cập nhật và cải tiến công nghệ nếu không muốn bị tụt lại phía sau.

Theo ông Nguyễn Thanh Sơn, chính sách pháp luật về chuyển đổi xanh và công nghệ số tại Việt Nam hiện vẫn còn chưa đủ mạnh mẽ và đồng bộ. Điều này có thể cản trở các doanh nghiệp trong việc triển khai các giải pháp bền vững. Cuối cùng là thách thức từ thị trường, khi nhiều khách hàng vẫn chưa hiểu rõ về lợi ích của các sản phẩm xanh, dẫn đến nhu cầu chưa đủ lớn.

 

Với thâm niên nhiều năm huấn luyện, đào tạo và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc tái cấu trúc, nâng cao năng lực cạnh tranh, ông Lê Minh Tuấn, Giám đốc Học viện Mikedu S khuyến nghị mỗi doanh nghiệp cần xây dựng một kế hoạch chuyển đổi kép rõ ràng, với các mục tiêu cụ thể và thời hạn thực hiện.

Doanh nghiệp cũng cần không ngừng nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, từ việc sử dụng hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning) cho đến các công cụ phân tích dữ liệu và tự động hóa quy trình giúp tối ưu hóa hoạt động. Ngoài ra, việc đào tạo nhân viên, hợp tác và nghiên cứu phát triển cũng luôn cần được chú trọng...

Theo ông Lê Minh Tuấn, các doanh nghiệp nên chủ động tìm kiếm các chứng nhận quốc tế về sản xuất xanh như ISO 14001 hay B Corp, giúp gia tăng tính cạnh tranh và uy tín trên thị trường quốc tế; xây dựng hệ thống báo cáo định kỳ về các vấn đề liên quan đến chuyển đổi số và chuyển đổi xanh, giúp doanh nghiệp không chỉ theo dõi tiến độ mà còn tạo dựng lòng tin với khách hàng và đối tác.

Chuyển đổi kép, bao gồm chuyển đổi số và chuyển đổi xanh, không chỉ là một xu hướng mà còn là yêu cầu thiết yếu cho doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng. Để có thể tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, doanh nghiệp cần có những chiến lược cụ thể và hành động quyết liệt trong việc áp dụng công nghệ mới và quy trình sản xuất thân thiện với môi trường.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

FedEx nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng cường kết nối doanh nghiệp Việt Nam với thị trường Mỹ

DNTH: Tăng khả năng tiếp cận giúp các nhà xuất khẩu địa phương kết nối hiệu quả hơn với thị trường Mỹ.

Đài Loan, Hàn Quốc nhập khẩu nhiều phân bón Việt Nam

DNTH: Theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), 3 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu phân bón đạt 601 nghìn tấn, trị giá 225 triệu USD, tăng 20,2% về lượng, tăng 8,5% về trị giá so với 3 tháng đầu năm 2024.

Thị trường ớt: Dư địa còn rất lớn

DNTH: Xuất khẩu ớt của Việt Nam đang tăng trưởng tích cực, mở ra nhiều cơ hội tại các thị trường khó tính như Mỹ và Đài Loan. Tuy nhiên, diện tích canh tác còn hạn chế, chất lượng chưa đồng đều và áp lực cạnh tranh từ các...

Tuổi trẻ Gia Lai và khát vọng cà phê vươn tầm quốc tế

DNTH: Sáng 9/4, tại TP. Pleiku đã diễn ra buổi công bố Lễ hội Cà phê Gia Lai 2025 - Gia Lai Coffee Festival 2025, với chủ đề “Cà phê Gia Lai từ địa phương ra quốc tế”.

LocknLock khẳng định uy tín với giải thưởng Top 10 Thương hiệu tiêu biểu châu Á – Thái Bình Dương

DNTH: LocknLock, thương hiệu đồ gia dụng hàng đầu đến từ Hàn Quốc vừa được vinh danh trong Top 10 Thương hiệu Tiêu biểu châu Á – Thái Bình Dương năm 2025.

LocknLock ký kết thỏa thuận ghi nhớ (MOU) với CP Axtra

DNTH: Thương hiệu gia dụng toàn cầu LocknLock đã ký kết thỏa thuận ghi nhớ (MOU) với CP Axtra, một công ty con chủ chốt của Tập đoàn CP - tập đoàn lớn nhất Thái Lan, nhằm thúc đẩy mở rộng thị trường châu Á và các khu vực khác.

XEM THÊM TIN