Lựa chọn hướng đi tương lai của doanh nghiệp Việt

14:35 | 03/02/2025

DNTH: Phát triển xanh, tăng trưởng xanh và xuất khẩu xanh là xu hướng tất yếu trong bối cảnh hiện nay khi các nước ngày càng coi trọng yếu tố bền vững và trách nhiệm với môi trường.

Chú thích ảnh
Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN

Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021 - 2030 của Thủ tướng Chính phủ đề ra nhiều mục tiêu và lộ trình cụ thể hướng đến phát triển nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam; trong đó, đặc biệt quan trọng là sẽ ưu đãi thuế cho doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất và xuất khẩu sản phẩm xanh; hỗ trợ tài chính và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ xanh và quy trình sản xuất thân thiện với môi trường; tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại cho các sản phẩm xanh tại thị trường quốc tế, giúp doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội xuất khẩu...

Theo các chuyên gia, chuyển đổi theo hướng xuất khẩu xanh như một nhu cầu tất yếu không chỉ bởi những lợi ích cho nền kinh tế như tăng cường sức cạnh tranh thông qua các sản phẩm thân thiện với môi trường mà còn giúp Việt Nam tiếp cận các thị trường khó tính với những yêu cầu tiêu chuẩn ngày càng cao về sự thân thiện và bảo vệ môi trường xuất khẩu xanh. Sản xuất ra những sản phẩm xanh thường đem lại giá trị cao hơn, giúp tăng thu nhập cho nông dân và doanh nghiệp, giúp thúc đẩy đổi mới sáng tạo qua việc cải tiến công nghệ để sản xuất hiệu quả hơn và giảm thiểu tác động đến môi trường. 

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, xuất khẩu xanh không chỉ là lựa chọn cho tương lai mà còn là hướng đi bắt buộc của doanh nghiệp Việt Nam. Phát triển xanh, tăng trưởng xanh và xuất khẩu xanh là xu hướng tất yếu trong bối cảnh hiện nay khi các nước ngày càng coi trọng yếu tố bền vững và trách nhiệm với môi trường. Tuy nhiên, việc đẩy mạnh xuất khẩu xanh là một quá trình chứ không thể một sớm một chiều bởi còn không ít rào cản và thách thức. 

Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức rõ về lợi ích của xuất khẩu xanh để áp dụng vào hoạt động sản xuất. Việc chuyển đổi sang quy trình sản xuất xanh đòi hỏi chi phí đầu tư lớn cho công nghệ và thiết bị mới và điều này có thể gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bên cạnh đó, cần phát triển chuỗi cung ứng bền vững để hỗ trợ cho các ngành sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm xanh một cách hiệu quả.

Thêm vào đó, nhiều công nghệ xanh hiện đại vẫn chưa được áp dụng rộng rãi trong sản xuất, làm hạn chế khả năng nâng cao chất lượng sản phẩm. Đó là chưa kể những thách thức khác đến từ thị trường quốc tế như sự khác biệt các tiêu chuẩn môi trường, sự khắt khe về các quy định ở mỗi thị trường xuất khẩu. 

Cụ thể như Chiến lược F2F của Liên minh châu Âu (EU) đã đặt ra nhiều yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Mặc dù, đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra không ít thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản và thực phẩm.

Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) khuyến nghị, doanh nghiệp cần có những định hướng rõ ràng và sự chủ động nhất định để kịp thời nương theo làn sóng chuyển đổi đang rất mạnh mẽ này; linh hoạt thích ứng được các tiêu chuẩn cao của chiến lược F2F.

Theo bà Thu Trang, doanh nghiệp nông sản cần chú trọng vào việc áp dụng các phương pháp sản xuất bền vững, hướng tới môi trường và hiệu quả trong toàn bộ chuỗi cung ứng, như: ưu tiên sử dụng phân bón hữu cơ và tái sử dụng các tài nguyên trong quá trình sản xuất nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường.

 

Để hỗ trợ cho quá trình đó, việc đầu tư vào công nghệ nông nghiệp thông minh là một yếu tố then chốt. Công nghệ tưới tiêu thông minh, hệ thống quản lý dữ liệu số hóa, và các công nghệ tiên tiến trong sản xuất và chế biến có thể giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm thiểu lãng phí và nâng cao năng suất. Đồng thời, việc sử dụng công nghệ hiện đại cũng giúp tăng cường khả năng theo dõi và minh bạch trong toàn bộ chuỗi cung ứng, từ đó đáp ứng yêu cầu khắt khe về truy xuất nguồn gốc của Chiến lược F2F.

Ngoài ra, doanh nghiệp nên cân nhắc sử dụng các giải pháp năng lượng tái tạo trong quá trình sản xuất và chuỗi cung ứng như năng lượng mặt trời, gió... Việc này không chỉ giúp giảm khí thải carbon mà còn đáp ứng được tiêu chí bền vững mà chiến lược F2F đề ra. Đầu tư vào năng lượng tái tạo không chỉ là cách để doanh nghiệp thích ứng với các quy định của EU mà còn là hướng đi bền vững cho sự phát triển dài hạn.

Doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu kỹ các quy định để cải thiện các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm của mình theo hướng tuân thủ đúng những tiêu chuẩn an toàn thực phẩm khắt khe của thị trường EU; trong đó, đặc biệt chú trọng tới việc đạt được các chứng nhận hữu cơ, Global G.A.P hoặc các chứng nhận an toàn thực phẩm quốc tế khác được EU công nhận.

Bà Thu Trang nhấn mạnh: Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản và thực phẩm cần tích cực tham gia các hiệp hội ngành hàng liên quan để nâng cao hình ảnh và cập nhật được những thông tin quan trọng trong ngành. Việc tham gia vào các hiệp hội này không chỉ giúp doanh nghiệp nắm bắt kịp thời các quy định, tiêu chuẩn mới nhất mà chiến lược F2F đưa ra mà còn mở rộng cơ hội kết nối với các đối tác và khách hàng tiềm năng tại thị trường châu Âu thông qua những hội thảo, hội chợ và các sự kiện, hoạt động xúc tiến thương mại do hiệp hội tổ chức. 

Việc có nhiều kết nối với các đối tác EU mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, từ việc chuyển giao công nghệ tiên tiến đến việc học hỏi kinh nghiệm trong việc phát triển sản phẩm theo xu hướng tiêu dùng xanh và bền vững, cũng như cập nhật những thông tin mới nhất về quá trình thực thi. Các đối tác EU thường có mạng lưới thông tin sớm và nhiều kinh nghiệm tại thị trường EU, có thể hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị phần.

Theo TTXVN

Nguồn: https://baotintuc.vn/kinh-te/lua-chon-huong-di-tuong-lai-cua-doanh-nghiep-viet-20250203092717117.htm


Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

ROX Key đặt mục tiêu doanh thu 1.000 tỷ đồng

DNTH: Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2025 của ROX Key đã thông qua kế hoạch kinh doanh với doanh thu ở mức 1.000 tỷ đồng, tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ổn định trong bối cảnh kinh tế đầy thách thức.

Làn sóng doanh nghiệp mới trong nông nghiệp đang dâng cao

DNTH: Giới trẻ không còn rời quê để lập nghiệp. Trái lại, ngày càng nhiều doanh nghiệp mới – phần lớn do những người trẻ sáng lập – đang chọn nông nghiệp làm bệ phóng phát triển lâu dài. Công nghệ, đổi mới tư duy và khát vọng...

Nghị định thư là chìa khóa, nhưng doanh nghiệp nhỏ cần phải tự mở

DNTH: Nhiều nghị định thư xuất khẩu nông sản được ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đã mở ra nhiều cơ hội. Nhưng không ít doanh nghiệp nhỏ và hợp tác xã nông nghiệp vẫn đứng ngoài cuộc chơi xuất khẩu...

Doanh nghiệp Việt ứng phó trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ

DNTH: Trong bối cảnh thương mại toàn cầu biến động, đặc biệt là áp lực từ các chính sách thuế quan của Hoa Kỳ, nhiều doanh nghiệp Việt Nam không còn chọn cách “đứng yên chờ đợi”. Thay vào đó, các doanh nghiệp chủ động mở...

Tín dụng nông thôn: SME “khát vốn” giữa lúc ngân hàng siết room

DNTH: Trong khi dòng vốn tín dụng bị kiểm soát để ổn định lạm phát, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) khu vực nông thôn đang gặp bế tắc nghiêm trọng về tiếp cận nguồn vốn. Những chương trình tín dụng ưu đãi tuy đã được ban...

Quý I, 36.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới

DNTH: Theo báo cáo của Cục Thống kê, Bộ Tài chính mới công bố, quý I/2025, cả nước có 36.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký đạt gần 356.800 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, số doanh nghiệp giảm 4%,...

XEM THÊM TIN