Mang hồ sơ đi dự thầu cao tốc Bắc - Nam nhưng CC1 'quên' nộp đảm bảo dự thầu

10:14 | 23/10/2020

DNTH: CC1 “con cưng” của Bộ xây dựng sau cổ phần hóa liên tiếp trúng hàng loạt gói thầu lớn, trong đó có dự án thu gom xử lý nước thải bị đánh giá chất lượng kém, sơ sài. Mới đây, CC1 vẫn tham gia dự thầu cao tốc Bắc – Nam nhưng lại “quên” nộp đảm bảo dự thầu.

tm-img-alt

Dự thầu cao tốc Bắc - Nam nhưng CC1 “quên” nộp đảm bảo dự thầu.

“Quên” nộp đảm bảo dự thầu

Tổng Công ty Xây dựng số 1 (Mã CK: CC1) hiện tham gia làm chủ đầu tư của nhiều dự án lớn trong lĩnh vực năng lượng, giao thông và dân dụng theo hình thức BT, BOT, BOO, PPP, đặc biệt liên tiếp trúng các gói thầu dự án giá trị hàng trăm tỉ đồng.

Mới đây, giữa lúc hoạt động kinh doanh bết bát và đói vốn, CC1 đã tham gia Liên danh Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng STD Việt Nam nộp hồ sơ dự thầu Gói thầu số 14-XL đoạn Mai Sơn - Quốc lộ 45 có tổng mức đầu tư khoảng 2.822 tỉ đồng. Đây là gói thầu xây lắp thuộc Dự án thành phần đường cao tốc Bắc - Nam do Ban QLDA Thăng Long làm đại diện chủ đầu tư, được thực hiện bằng vốn đầu tư công 100% từ ngân sách nhà nước. Việc giải ngân vốn đầu tư công phụ thuộc vào tiến độ từng hạng mục, thanh toán theo hạng mục, là sức ép tài chính không nhỏ cho các nhà thầu thi công.

Tuy nhiên, khả năng trúng thầu khó có thể xảy khi CC1 liên doanh với Công ty CP Đầu tư Xây dựng STD Việt Nam - một doanh nghiệp kín tiếng có trụ sở tại Hà Nội với 11 năm kinh nghiệm xây dựng, nhưng sức khỏe tài chính của công ty này ra sao lại không được công khai.

Dù tham gia nộp hồ sơ dự thầu gói thầu lớn, nhưng lạ thay, Liên danh nhà thầu CC1-STD Việt Nam lại không nộp bảo đảm dự thầu.

Trong khi đó, theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, một trong những yêu cầu để hồ sơ dự thầu của nhà thầu được đánh giá là hợp lệ là phải “có bảo đảm dự thầu với giá trị và thời hạn hiệu lực đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu”.

Do vậy, việc CC1 “quên“ bảo lãnh dự thầu khi tham gia đấu thầu dự án giá trị lớn là điều khó có thể chấp nhận, đặc biệt là đối với nhà thầu dự thầu nghiêm túc. Trên thực tế, tồn tại chuyện một số nhà thầu “quên” bảo lãnh dự thầu là có chủ đích… trượt thầu, tham dự thầu mà không muốn thắng thầu thì có nhiều khả năng nhà thầu đang đảm nhận vai “quân xanh” cho một nhà thầu “quân đỏ” nào đó. Điều này làm dấy lên nghi vấn phải chăng liên danh nhà thầu CC1- STD Việt Nam “quên” nộp bảo lãnh dự thầu là nhằm mục đích… dễ trượt thầu?

Do Gói thầu số 14-XL Thi công xây dựng đoạn Km318+000 - Km337+478,11 (bao gồm khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công) có giá trị tới 2.822 tỉ đồng, bảo đảm dự thầu là 52 tỉ đồng, nên nhà thầu sẽ được Ngân hàng thẩm định hồ sơ nếu đủ điều kiện sẽ cung cấp dịch vụ bảo lãnh, trong trường hợp không đủ điều kiện thì ngân hàng sẽ không cấp dịch vụ bảo lãnh. Dư luận đặt câu hỏi liệu nhà thầu quên không nộp hay do tình hình tài chính không vượt qua vòng thẩm định của ngân hàng thương mại nên không được cấp dịch vụ bảo lãnh?

Hiện, Gói thầu số 14-XL nói trên vẫn đang trong giai đoạn đấu thầu. Những đối thủ còn lại của liên danh CC1 và Công ty CP Đầu tư Xây dựng STD Việt Nam là Liên danh Công ty CP Xây dựng và Lắp máy Việt Nam - Công ty CP Tập đoàn xây dựng Miền Trung - Công ty CP Tập đoàn Cienco4 và Liên danh Vinaconex - Công ty CP Đầu tư xây dựng và kỹ thuật VNCN E&C - Công ty CP Xây dựng Tân Nam.

Trong khi đang cạnh tranh với các đối thủ đáng gờm trong lĩnh vực xây lắp thì CC1 bị tung ra bằng chứng dính bê bối khi thi công gói thầu hệ thống thu gom nước thải bao quanh hồ Phần Lăng (gói thầu 1.8), thuộc Hợp phần 1 - Dự án phát triển bền vững TP. Đà Nẵng. Cụ thể, trong khi thi công dự án đã làm hư hỏng nghiêm trọng các tuyến đường cận kề. Sau đó, nhiều tháng liền, việc khắc phục vẫn không được tiến hành song song, gây bức xúc dư luận.

Kinh doanh thua lỗ

CC1 được biết đến là tập đoàn xây dựng đa ngành nghề thuộc bộ Xây dựng, chủ đầu tư hàng loạt dự án lớn nhưng đang trong tình trạng thua lỗ liên tục.

tm-img-alt

3 năm trở lại đây hoạt động kinh doanh của CC1 bết bát và đói vốn.

Báo cáo tài chính quý II/2020 đã soát xét cho thấy, tổng tài sản của CC1 tính đến ngày 30/6/2020 là 9.983 tỉ đồng, trong đó nợ phải trả chiếm đến 8.317 tỉ đồng, gồm 5.473 tỉ đồng nợ ngắn và 2.842 tỉ đồng nợ dài hạn, vốn chủ sở hữu ở mức 1.663 tỉ đồng. Trước đó, hết quý I/2020, CC1 lỗ 56 tỉ đồng. Đến quý II/2020, lợi nhuận sau thuế vẫn âm 32 tỉ đồng do sụt giảm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, lỗ từ hoạt động kinh doanh, gia tăng chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác.

Đáng chú ý, tồn kho và nợ phải trả lớn đã khiến dòng tiền hoạt động kinh doanh của CC1 liên tục âm. Tính đến ngày 30/6/2020, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm 773 tỉ đồng, cùng kỳ năm 2019 con số này chỉ ở mức 182 tỉ đồng. Điều này là chỉ báo dòng tiền yếu ớt, khiến cho các ngân hàng dè chừng hạn chế cho vay, cấp bảo lãnh do lo sợ rủi ro cho vay nợ xấu, mất vốn.

Được biết, từ ngày 22/11/2019 - 14/2/2020, CC1 đã huy động được 300 tỉ đồng nhờ phát hành trái phiếu riêng lẻ, có kì hạn 3 năm. Song từ đầu năm đến nay, CC1 chưa thi công gói thầu nào trong khi công ty phải thế chấp một phần Cao ốc Sailing Tower tại ngân hàng SHB để đảm bảo phát hành lô trái phiếu này.

Thông tin trước đó CC1 từng cho biết nguồn vốn huy động được sẽ rót vào 4 dự án mà CC1 đang đầu tư triển khai, bao gồm: Dự án tuyến đường bộ ven biển đi qua địa phận Hải Phòng và 9 km tỉnh Thái Bình, Dự án Khu dân cư Hạnh Phúc tại số 11B, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM các giai đoạn tiếp theo, Dự án nhà máy điện gió Hàm, Dự án Tổng kho trung chuyển miền Đông

Khi tình hình tài chính “có vấn đề”, lỗ tới 32 tỉ đồng, CC1 liệu có xoay sở được nguồn vốn để đảm bảo nghĩa vụ tài chính khi dự thầu, cũng như triển khai thi công gói thầu sau này không, là điều cần được làm rõ?

Thùy An

Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

ROX Key đặt mục tiêu doanh thu 1.000 tỷ đồng

DNTH: Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2025 của ROX Key đã thông qua kế hoạch kinh doanh với doanh thu ở mức 1.000 tỷ đồng, tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ổn định trong bối cảnh kinh tế đầy thách thức.

Làn sóng doanh nghiệp mới trong nông nghiệp đang dâng cao

DNTH: Giới trẻ không còn rời quê để lập nghiệp. Trái lại, ngày càng nhiều doanh nghiệp mới – phần lớn do những người trẻ sáng lập – đang chọn nông nghiệp làm bệ phóng phát triển lâu dài. Công nghệ, đổi mới tư duy và khát vọng...

Nghị định thư là chìa khóa, nhưng doanh nghiệp nhỏ cần phải tự mở

DNTH: Nhiều nghị định thư xuất khẩu nông sản được ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đã mở ra nhiều cơ hội. Nhưng không ít doanh nghiệp nhỏ và hợp tác xã nông nghiệp vẫn đứng ngoài cuộc chơi xuất khẩu...

Doanh nghiệp Việt ứng phó trước chính sách thuế quan của Hoa Kỳ

DNTH: Trong bối cảnh thương mại toàn cầu biến động, đặc biệt là áp lực từ các chính sách thuế quan của Hoa Kỳ, nhiều doanh nghiệp Việt Nam không còn chọn cách “đứng yên chờ đợi”. Thay vào đó, các doanh nghiệp chủ động mở...

Tín dụng nông thôn: SME “khát vốn” giữa lúc ngân hàng siết room

DNTH: Trong khi dòng vốn tín dụng bị kiểm soát để ổn định lạm phát, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) khu vực nông thôn đang gặp bế tắc nghiêm trọng về tiếp cận nguồn vốn. Những chương trình tín dụng ưu đãi tuy đã được ban...

Quý I, 36.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới

DNTH: Theo báo cáo của Cục Thống kê, Bộ Tài chính mới công bố, quý I/2025, cả nước có 36.400 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký đạt gần 356.800 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, số doanh nghiệp giảm 4%,...

XEM THÊM TIN