NASA lên kế hoạch tạo múi giờ riêng cho Mặt Trăng

07:36 | 01/10/2024

DNTH: Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đang xem xét việc tạo ra một múi giờ riêng cho Mặt Trăng, được gọi là "Giờ Mặt Trăng", để hỗ trợ các hoạt động khám phá và định cư trên Mặt Trăng trong tương lai.

Chú thích ảnh
Mặt trăng nhìn từ Los Angeles, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Sáng kiến này, do chương trình Thông tin Liên lạc và Dẫn đường Vũ trụ (SCaN) của NASA dẫn đầu, được đưa ra sau chỉ thị chính sách của Nhà Trắng hồi tháng 4.

Giờ Mặt Trăng sẽ đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng một hệ sinh thái bền vững trên Mặt trăng và đảm bảo an toàn cho các sứ mệnh tương lai. Javier Ventura-Traveset, quản lý dự án Moonlight của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA), nhấn mạnh tầm quan trọng của việc có một thời gian chuẩn chung cho các hoạt động trên Mặt trăng, từ hạ tầng thông tin liên lạc đến các thí nghiệm khoa học và hoạt động điều hành nhạy cảm về thời gian.

Tương tự như "Giờ Phối hợp Quốc tế" (UTC) trên Trái đất, "Giờ Mặt Trăng" sẽ được tính toán dựa trên các đồng hồ nguyên tử đặt trên Mặt trăng. Tuy nhiên, việc thiết lập "Giờ Mặt Trăng" gặp không ít thách thức, đặc biệt là trong việc tính toán các hiệu ứng của thuyết tương đối của Einstein.

Phân tích hiện tại cho thấy đồng hồ nguyên tử trên bề mặt Mặt trăng chạy nhanh hơn vài micro giây mỗi ngày do chênh lệch trọng lực. Cheryl Gramling, chuyên gia về vị trí, dẫn đường và thời gian mặt trăng tại trụ sở NASA ở Washington, giải thích rằng sự chênh lệch này tuy nhỏ nhưng có thể gây ra sai số lớn trong lĩnh vực thám hiểm vũ trụ đòi hỏi độ chính xác cao.

Khi chương trình Artemis của NASA tiến tới mục tiêu đưa phi hành gia lên Mặt trăng vào tháng 9/2026 và thiết lập sự hiện diện lâu dài trên và xung quanh Mặt trăng, nhu cầu về một hệ thống thời gian chuẩn hóa cho Mặt trăng ngày càng trở nên cấp thiết.

Ben Ashman, chuyên gia dẫn đường cho dự án truyền tin mặt trăng, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc có một định nghĩa chung về thời gian để đảm bảo hoạt động an toàn, linh hoạt và bền vững khi ngày càng nhiều quốc gia và doanh nghiệp tham gia vào công cuộc thám hiểm Mặt trăng.

Việc phát triển "Giờ Mặt Trăng" không chỉ dừng lại ở Mặt trăng. NASA coi đây là bước đệm cho các sứ mệnh tương lai đến sao Hỏa và các hành tinh khác trong hệ Mặt trời. Nhà Trắng đã đặt hạn chót là 31/12/2026 để NASA đưa ra chiến lược triển khai "Giờ Mặt Trăng".

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Thử nghiệm triển khai ứng dụng “AI Hải Phòng”

DNTH: Vừa qua, Sở Khoa học và Công nghệ Hải Phòng phối hợp Công ty Cổ phần Công nghệ HeyU tổ chức Hội nghị thử nghiệm triển khai ứng dụng “AI Hải Phòng”.

Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phòng tránh tác hại do dòng chảy xiết gây ra tại một...

DNTH: Vừa qua, tại Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Hải Phòng diễn ra Hội nghị tư vấn, đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện Đề tài: “Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phòng tránh tác hại do dòng chảy...

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản trị doanh nghiệp

DNTH: Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) từ tự phát trong nhân viên giờ đã trở thành nhu cầu của doanh nghiệp để nâng cao hiệu suất, giảm chi phí.

Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn về AI và bán dẫn

DNTH: Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn trong phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) và bán dẫn. Đó là nhận định mà Tiến sĩ Christopher Nguyễn, nhà sáng lập công ty Aitomatic, đưa ra tại Hội nghị Quốc tế về Trí tuệ Nhân tạo và Bán...

Hà Nội sẽ có Trung tâm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

DNTH: Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Kế hoạch số 73/KH-UBND về việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2030.

Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến...

DNTH: Vừa qua, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Hội nghị tư vấn, đánh giá nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN cấp thành phố: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hải Phòng...

XEM THÊM TIN