Ngân hàng siết mạnh dòng vốn chảy vào đầu tư bất động sản, chứng khoán, du lịch

10:09 | 28/07/2021

DNTH: Các ngân hàng dự báo rủi ro tín dụng tăng mạnh hơn trong 6 tháng cuối năm 2021, dự kiến vẫn thắt chặt cho vay lĩnh vực đầu tư kinh doanh chứng khoán, bất động sản, kinh doanh tài chính, kinh doanh du lịch. Mức độ rủi ro của các khoản vay kinh doanh du lịch tiếp tục được nhiều TCTD đánh giá tăng cao thứ 2 chỉ sau khoản vay đầu tư, kinh doanh bất động sản trong 6 tháng đầu năm 2021.

Theo Báo cáo về cuộc điều tra xu hướng tín dụng của các tổ chức tín dụng (TCTD) tháng 6/2021 của Vụ Dự báo Thống kê, Ngân hàng Nhà nước (NHNN), các TCTD nhận định nhu cầu tín dụng tổng thể của khách hàng tăng trong 6 tháng đầu năm 2021 và dự báo tiếp tục tăng trong 6 tháng cuối năm và cả năm 2021 ở tất cả các đối tượng, loại tiền, kỳ hạn và lĩnh vực. Tuy nhiên, nhu cầu tín dụng cho đầu tư, kinh doanh du lịch đã giảm trong 6 tháng đầu năm 2021 và được dự báo phục hồi nhẹ trong 6 tháng cuối năm 2021. 

Các TCTD đã điều chỉnh thu hẹp bớt mức kỳ vọng về xu hướng gia tăng nhu cầu tín dụng năm 2021 qua các kỳ điều tra, trong đó, thu hẹp đáng kể đối với kỳ vọng về sự gia tăng nhu cầu vay vốn trong lĩnh vực xây dựng, du lịch, vận tải, kho bãi, xuất nhập khẩu, sản xuất phân phối điện, vay mua nhà để ở, công nghiệp hỗ trợ và đầu tư ứng dụng công nghệ cao.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, tỷ lệ TCTD nhận định đã đáp ứng 100% nhu cầu vay vốn của khách hàng đủ điều kiện, đạt tỷ lệ cao nhất trong vòng 4 năm trở lại đây (38 TCTD, tương đương 44,9%). Tỷ lệ TCTD nhận định đáp ứng từ 75-100% nhu cầu vay vốn của khách hàng tiếp tục duy trì ở mức cao hơn 90%.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, rủi ro tín dụng được nhận định tăng với tốc độ chậm hơn 6 tháng cuối năm 2020 ở tất cả các lĩnh vực, ngoại trừ các khoản vay kinh doanh tài chính, ngân hàng và bảo hiểm, kinh doanh chứng khoán và kinh doanh du lịch được đánh giá rủi ro tăng mạnh hơn. 

Mức độ rủi ro của các khoản vay kinh doanh du lịch tiếp tục được nhiều TCTD đánh giá tăng cao thứ 2 chỉ sau khoản vay đầu tư, kinh doanh bất động sản trong 6 tháng đầu năm 2021. Trước tác động khó lường của dịch Covid-19, rủi ro tín dụng được dự báo tăng mạnh hơn trong 6 tháng cuối năm 2021. Rủi ro tín dụng tổng thể năm 2022 được kỳ vọng giảm nhẹ so với năm 2021.

Mặc dù mặt bằng rủi ro được nhận định tiếp tục tăng nhẹ trong 6 tháng đầu năm 2021, nhóm 17 NHTM trọng yếu cho biết có xu hướng nới lỏng hơn tiêu chuẩn tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp và giữ không đổi đối với khách hàng cá nhân trong 6 tháng đầu năm 2021. 

Đánh giá 6 tháng cuối năm 2021, các TCTD dự kiến nới lỏng nhẹ tiêu chuẩn tín dụng tổng thể của đơn vị mình đối với hầu hết các nhóm khách hàng, trong đó, ưu tiên nới lỏng đối với nhóm khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa, và áp dụng với hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên, trong khi vẫn dự kiến thắt chặt đối với lĩnh vực Đầu tư kinh doanh chứng khoánĐầu tư kinh doanh bất động sảnKinh doanh tài chính, ngân hàng và bảo hiểm  Đầu tư, kinh doanh du lịch

Các TCTD cho biết cơ sở để dự kiến nới lỏng nhẹ tiêu chuẩn tín dụng trong 6 tháng cuối năm 2021 là các yếu tố Triển vọng kinh tế vĩ mô khả quan, chính sách và định hướng của Chính phủ, NHNN cùng với năng lực tài chính của TCTD được cải thiện hơn.

Các điều khoản, điều kiện cho vay nới lỏng hơn đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh trong khi thắt chặt hơn đối với lĩnh vực cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản và cho vay kinh doanh chứng khoán trong 6 tháng đầu năm 2021. Trong 6 tháng cuối năm 2021, xu hướng nới lỏng hơn được dự kiến tiếp tục duy trì đối với lĩnh vực cho vay tiêu dùng, giữ ổn định đối với cho vay qua thẻ tín dụng và thắt chặt hơn đối với cho vay bất động sản để ở.

Tương tự 6 tháng cuối năm 2020, bán buôn, bán lẻ; xuất, nhập khẩu và cho vay phục vụ nhu cầu đời sống tiếp tục là 3 lĩnh vực được nhiều TCTD lựa chọn là động lực chính tăng trưởng tín dụng của hệ thống TCTD trong 6 tháng đầu năm, cả năm 2021 và năm 2022. 

Năm 2021, Dệt may là lĩnh vực xếp thứ 4, thay lĩnh vực Xây dựng được đánh giá tại kỳ điều tra trước và tiếp tục được thay thể bởi lĩnh vực sản xuất đồ ăn, thức uống trong năm 2022.  

 

Copy Link

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Lãnh đạo Techcombank: Sẽ đạt các mục tiêu đề ra, niêm yết cổ phiếu TCBS trong năm 2025

DNTH: Ngày 26/4, Đại hội cổ đông thường niên năm 2025 của Techcombank (mã: TCB) đã thông qua kế hoạch kinh doanh tăng trưởng cao với lợi nhuận đạt 31.500 tỷ đồng. Ngân hàng sẽ tiếp tục nâng vốn điều lệ, sớm đưa công ty chứng khoán...

Cổ đông CC1 chất vấn khi doanh nghiệp lại "lỡ hẹn" với sàn HOSE

DNTH: Tổng Công ty Xây dựng Số 1 - CTCP (mã chứng khoán: CC1) tiếp tục là tâm điểm chú ý của giới đầu tư khi tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, doanh nghiệp một lần nữa hoãn kế hoạch niêm yết cổ phiếu lên sàn HOSE.

OPES dẫn đầu ngành bảo hiểm phi nhân thọ trong bảng xếp hạng FAST500

DNTH: Ngày 24/04/2025, Công ty cổ phần bảo hiểm OPES (OPES) lần đầu tiên được vinh danh tại bảng xếp hạng những doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam trong khuôn khổ lễ công bố FAST500 do Vietnam Report phối hợp cùng báo VietnamNet tổ...

MB duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ trong Quý I/2025, tiếp tục tối ưu hiệu quả vận hành

DNTH: ngày 24 tháng 4 năm 2025 – Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2025 với nhiều tín hiệu tăng trưởng tích cực, tiếp tục khẳng định năng lực vận hành hiệu quả và khả năng thích ứng cao trong bối...

PVcomBank lần đầu ra mắt sản phẩm thẻ tín dụng phi vật lý

DNTH: Với mong muốn nâng cao chất lượng trải nghiệm thanh toán cho người dùng, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) triển khai ra mắt thẻ tín dụng quốc tế phi vật lý hoàn toàn mới - PVcomBank Home, không chỉ cung cấp nhiều tiện ích...

VPBank ghi nhận lợi nhuận tích cực trong quý I, bám sát mục tiêu tỷ đô năm 2025

DNTH: VPBank kết thúc quý đầu tiên của năm 2025 với các chỉ tiêu tài chính tích cực: Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 5.015 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ, tổng tài sản vượt 994.000 tỷ đồng. Cùng với đó, tăng trưởng tín...

XEM THÊM TIN