Ngành tôm vượt khó hướng tới mục tiêu 3,5 tỷ USD

20:28 | 08/05/2020

DNTH: Ngày 8/5, Bộ NN&PTNT phối hợp với UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội nghị “Triển khai nhiệm vụ phát triển ngành tôm nước lợ năm 2020”.

Ảnh minh hoạ

Năm 2020, ngành tôm nước lợ phải đối mặt với nhiều thách thức. Dịch COVID-19 không chỉ đe dọa đến cả tính mạng, sức khỏe của nhân dân trên toàn thế giới, còn làm ảnh hưởng nặng đến toàn bộ chuỗi kinh tế trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam.

Bên cạnh đó là thời tiết cực đoan, hạn mặn những tháng đầu năm cũng làm cho việc nuôi tôm gặp thách thức lớn, cùng với đó xảy ra dịch bệnh trên tôm nuôi, thị trường tiêu thụ khó khăn...

Tuy vậy, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cũng nhấn mạnh về cơ hội, triển vọng phát triển cho ngành tôm nước lợ năm 2020.

Quốc hội tới đây phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) là theo đó, thuế các loại nông sản; trong đó, có sản phẩm tôm về mức vô cùng thuận lợi. Hiện các thị trường đang trong giai đoạn khống chế dịch COVID-19, nhưng tới đây sẽ có nhiều cơ hội triển vọng cho ngành tôm Việt Nam.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, phải biến nguy thành cơ, phấn đấu phát triển mạnh ngành tôm trong điều kiện khó khăn của ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 nhưng ngành tôm cũng có niềm tin sẽ phấn đấu xuất khẩu đạt trên 3,5 tỷ USD.

Năm 2020, ngành tôm nước lợ đặt kế hoạch thả nuôi 730.000 ha với sản lượng ước thu về 830.000 tấn; kim ngạch xuất khẩu đạt 3,5 tỷ USD, tăng từ 2-3% so với năm 2019.

Để đạt được mục tiêu này, tại hội nghị, nhiều ý kiến của đại diện các đơn vị chuyên môn, hiệp hội, doanh nghiệp nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu thủy sản tham gia hội nghị cho rằng, Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như các địa phương có diện tích nuôi thủy sản lớn cần triển khai quyết liệt công tác ứng phó xâm nhập mặn, quan trắc cảnh báo môi trường, phòng chống dịch bệnh.

Ngoài ra, quản lý chặt chẽ vật tư đầu vào, theo đó kiểm tra đánh giá, công nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản, đồng thời xử lý tận gốc các cơ sở vi phạm chất lượng giống thủy sản, thức ăn. Bên cạnh đó, áp dụng công nghệ nuôi tiên tiến, mô hình sản xuất hiệu quả, bền vững… Đặc biệt, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, cần nắm chắc tình hình giá cả tôm nước lợ xuất khẩu, nghiên cứu, phát triển thị trường xuất khẩu…

Tổng cục Thủy sản cho rằng, năm 2020, thời tiết diễn biến phức tạp, thất thường, cực đoan sẽ là nguyên nhân dễ gây ra dịch bệnh cho tôm nuôi. Hạn, mặn những tháng đầu năm dẫn đến người nuôi chưa thể thả giống hoặc tôm chậm lớn đối với những vùng khó điều tiết nước ngọt.

Bên cạnh đó, giá vật tư và tôm nguyên liệu nhập khẩu tăng, dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động thương mại, dẫn đến sự sụt giảm về nhu cầu của nửa đầu năm 2020. Tuy vậy, vẫn còn đó những tín hiệu tích cực của ngành tôm. Đó là hiệp định thương mại EVFTA có hiệu lực sẽ tạo kỳ vọng cho con tôm Việt Nam xuất sang thị trường EU nhiều hơn, khi thuế giảm mạnh...

Tính đến cuối tháng 4/2020, diện tích tôm thả nuôi của các địa phương ven biển đạt hơn 480.000 ha, bằng gần 85% so với cùng kỳ năm 2019 và đạt hơn 71% so với kế hoạch năm 2020. Trong đó, tôm sú hơn 457.000 ha, tôm thẻ chân trắng là hơn 22.000 ha. Ước sản lượng tôm nước lợ tính đến cuối tháng 4/2020 thu hơn 168.000 tấn, đạt 21,7% so với kế hoạch. Trong khi kim ngạch xuất khẩu tôm các loại tính đến hết quý I năm nay, đạt gần 600 triệu USD. Từ đầu năm đến nay, có gần 16.000 ha nuôi tôm bị thiệt hại, tăng 3,3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

PN

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hàng trăm ha lúa khô hạn, nhiều diện tích mất trắng

DNTh: Gia Lai Hàng trăm ha lúa đang trong giai đoạn trổ bông thì bất ngờ gặp khô hạn khiến nhiều diện tích của người dân bị thiệt hại nặng và mất trắng.

Thôn vùng cao ở Lào Cai, trước chìm trong hoa anh túc nay trồng lúa, ngô, cây ăn quả mà giảm nghèo làm giàu

DNTH: Bản Giàng là thôn xa nhất, khó khăn nhất của xã Pa Cheo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền địa phương, diện mạo vùng quê nghèo nơi đây đang từng bước thay da, đổi thịt.

Đường hoa nông thôn mới Nam Định, nhìn đâu cũng ra hoa, cây cảnh, cây công trình, làng quê đáng sống

DNTH: Về các miền quê trong tỉnh Nam Định, đi đến đâu cũng dễ dàng bắt gặp những con đường hoa, đường cây rực rỡ, xanh mát. Trong cái nắng chói chang của mùa hạ, những thảm hoa mười giờ, dừa cạn, dứa tím, lạc tiên, chuỗi...

Lào Cai: Nhiều nông dân vùng cao đổi đời nhờ cây tam thất

DNTH: Các xã vùng cao trên của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai thường lạnh, mát quanh năm với độ ẩm bình quân từ 70 - 80%; đây là môi trường thích hợp để trồng những loại dược liệu quý, trong đó có cây tam thất. Loại cây có giá trị...

Kon Tum: Hỗ trợ hơn 3.300 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo

DNTH: Ngày 11/2, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) tiến hành cấp phát miễn phí 3.320 cây giống sâm Ngọc Linh cho 40 hộ nghèo, hộ cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tại hai xã Đăk Na và Văn Xuôi.

'Phù thủy' điều khiển cây nhãn thu hoạch quả từ tháng Giêng

DNTH: Trong nghề canh nông, lão Hoàng Quang Tuấn được bà con ở địa phương ví như 'dị nhân' bởi nuôi con nào, trồng cây gì cũng đều thắng đậm hơn người.

XEM THÊM TIN