Người dân Hà Giang khó vì cam sành được mùa lại mất giá
14:48 | 19/03/2019
DNTH: Theo báo cáo của ngành chức năng, trong niên vụ cam 2018 – 2019, cam sành Hà Giang được mùa nhưng giá giảm sâu và tiêu thụ chậm.
Theo báo cáo của ngành chức năng, trong vụ cam 2018 – 2019, cam sành Hà Giang được mùa nhưng giá giảm sâu và tiêu thụ chậm. Tính đến thời điểm đầu tháng 3/2019, chỉ riêng 2 huyện là Vị Xuyên và Quang Bình đã tiêu thụ được khoảng 70% sản lượng cam sành; riêng đối với huyện Bắc Quang mới chỉ tiêu thụ được khoảng 30% sản lượng cam sành.
Cam sành là cây ăn quả đặc sản của Hà Giang, được trồng tập trung tại 3 huyện Bắc Quang, Quang Bình và Vị Xuyên. Tính đến thời điểm cuối năm 2018, tổng diện tích cam sành của Hà Giang đạt gần 7.150 ha, trong đó có khoảng 5.190 ha cho thu hoạch và tổng sản lượng ước đạt 62 nghìn tấn (thời gian chín và thu hoạch của cam sành từ tháng 12 đến tháng 3 dương lịch của năm sau).
Riêng huyện Bắc Quang có diện tích và sản lượng cam sành lớn nhất tỉnh (toàn huyện Bắc Quang có trên 6.000 ha cam sành, trong đó có 4.108 ha đang cho thu hoạch và sản lượng đạt gần 45 nghìn tấn).
![]() |
Cam sành Hà Giang được mùa nhưng mất giá |
Bên cạnh đó, theo đánh giá của các chủ vườn và các tiểu thương tại chợ Trung tâm huyện Bắc Quang và chợ trung tâm thành phố Hà Giang thì giá cam sành năm nay giảm sâu, trung bình giảm từ 6.000 – 7.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước.
Vào thời trung tuần tháng 3/2019, giá cam sành loại 1 tại chợ trung tâm thành phố Hà Giang chỉ vào khoảng từ 13.000 – 15.000đồng/kg; giá cam loại 2 chỉ từ 7.000 – 9.000 đồng/kg.
Mặc dù các ngành chức năng của tỉnh đã làm tốt công tác quảng bá và xúc tiến thương mại đối với sản phẩm cam sành như tổ chức Hội thi sản phẩm cam sành vào đầu vụ thu hoạch; quảng bá sản phẩm cam sành Hà Giang tại các hội chợ trong và ngoài tỉnh và trên các phương tiện thông tin đại chúng… nhưng cam sành năm nay vẫn tiêu thụ chậm và giảm giá.
Ngoài các nguyên nhân chủ quan thì cam sành Hà Giang được mùa với sản lượng lớn nhất từ trước đến nay nhưng cam Hòa Bình, cam Vinh, cam Hàm Yên (Tuyên Quang)…cũng được mùa nên nguồn cung vượt quá nhu cầu tiêu dùng của người dân tại các tỉnh, thành.
Giá bán cam sành cũng chỉ dao động từ 10.000 đồng đến 15.000 đồng/kg. Do tiêu thụ chậm nên nhiều nhà vườn trồng cam tại Hà Giang chỉ cắt cam đóng túi bán lẻ tại các chợ trên địa bàn huyện và dọc theo tuyến Quốc lộ 2 trên đường từ Hà Giang đi Hà Nội. Cũng do khả năng tiêu thụ chậm nên các nhà vườn cũng không dám cắt để bảo quản do lo ngại người tiêu dùng nghi dùng thuốc mà vẫn để cam chín trên cây.
Hiện tượng này được người trồng cam gọi là "cam treo cành". Điều này gây ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và năng suất cam sành của vụ tới. Bên cạnh đó, khi cam đã vào giai đoạn chín, nếu thời tiết thay đổi đột ngột (nắng mưa xen kẽ, gió mạnh...) sẽ gây hiện tượng cam rụng hàng loạt, ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người trồng cam.
Đứng trước thực trạng trên, các ngành chức năng của tỉnh Hà Giang như Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Giang… đã phối hợp với UBND các huyện trồng cam nói chung và UBND huyện Bắc Quang nói riêng nhằm tìm kiếm giải pháp tiêu thụ sản lượng cam sành còn tồn đọng cho người dân.
PV (Thương TrườngTổng hợp)

Trồng khoai lang lãi từ 130-150 triệu đồng/ha
DNTH: Những ngày này, trên khắp cánh đồng huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai), không khí thu hoạch khoai lang diễn ra nhộn nhịp. Niên vụ Đông Xuân 2024-2025, bà con nông dân không chỉ vui mừng vì năng suất cao mà giá thu mua cũng tăng mạnh, mang lại...

Giải pháp tưới tiết kiệm nước cho cây sầu riêng
DNTH: Hệ thống tưới nhỏ giọt khuếch tán dưới mặt đất được thử nghiệm cho vườn sầu riêng ở Tiền Giang, giúp tiết kiệm nước và tăng năng suất cây trồng.

Nhiều giải pháp phòng chống sâu bệnh gây hại cây trồng vụ Xuân
DNTH: Để chủ động phòng chống sâu bệnh gây hại vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã có nhiều giải pháp chủ động phòng chống sâu bệnh.

Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc
DNTH: Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Cánh đồng khoai tây canh tác bền vững cho năng suất tăng 30%
DNTH: Mô hình sản xuất khoai tây bền vững tại Thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) theo quy trình canh tác bền vững cho năng suất tăng 30% so với truyền thống.

Trồng hướng hữu cơ, bưởi đặc sản Quế Dương giá 24.000đ mỗi quả
DNTH: Xã Cát Quế (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) đang lưu giữ giống bưởi quý mang tên bưởi Quế Dương. Người dân nơi đây có nhiều sáng kiến để bảo vệ cây bưởi danh tiếng.
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Sống khỏe
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
-
"3 nhớ 2 không" phục hồi sức khoẻ, nạp năng lượng sau kỳ nghỉ Tết
-
Giá trị sống từ không gian xanh
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...