Người lớn làm 8 tiếng, sao bắt trẻ học 12 tiếng mỗi ngày?
08:35 | 11/02/2025
DNTH: Mất nhiều thời gian đấu tranh để người lớn được Luật Lao động bảo vệ làm việc 8 tiếng mỗi ngày, câu hỏi được đặt ra là tại sao chúng ta lại bắt con trẻ học trên 10 tiếng mỗi ngày?.
Học từ sớm tinh mơ đến gần nửa đêm
Chị Nguyễn Hồng Hạnh, nhà ở quận Đống Đa cho biết, "con tôi mới học lớp 7 thôi mà thời gian học đã gần như kín từ sáng đến khuya. Sáng nào tôi cũng phải đánh thức con dậy từ 6h để kịp 7h vào lớp. Con học hai ca đến hơn 17h, rồi lại tiếp tục học thêm đến tối muộn, về đến nhà là con bơ phờ, mệt nhoài cả người, ăn vội ăn vàng và nghỉ khoảng 30 phút rồi lại lao vào ôn bài đến hơn 10 giờ mới được đi ngủ. Tính ra mỗi ngày con tôi phải học hơn 12 tiếng đồng hồ, thứ Bẩy, Chủ Nhật vẫn phải đi học thêm các môn khác. Thực sự nhiều lúc nhìn con mệt mỏi mà lòng xót xa, tôi là người lớn đi làm mà cảm giác còn dễ thở hơn con đi học".

Anh Hoàng Văn Bản – nhà ở Quận Nam Từ Liêm cho biết: "Tôi có hai con, cháu lớn học lớp 8, cháu nhỏ học lớp 5 nên cả hai phải đi học thêm rất nhiều. Cả 2 vợ chồng mặc dù phân công nhau chơ các con đi nhưng vẫn ko xuể, thường xuyên phải nhờ bố, mẹ, anh chị em trong gia đình chở giúp. “Nói thật, kinh tế gia đình cũng khá giả do cả 2 vợ chồng đi làm đều có thu nhập cao, vấn đề tài chính không phải điều chúng tôi quá lo lắng nhưng nhìn các cháu tất bật đi học chính khóa rồi lại đi học thêm từ sáng đến khuya mà lòng đau nhói, không biết nói cùng ai vì nhìn xung quanh ai ai cũng như mình”. Anh Bản than thở.
Nhiều người nói rằng: “ai bắt bạn phải cho con đi học thêm”?. Đúng là không muốn thì có thể không đi, nhưng vấn đề ở chỗ xung quanh ai cũng phải cho con đi học thêm, nếu con mình đi ngược lại thì sẽ bị đánh giá kém so với các bạn khác.
Theo các chuyên gia, việc tự học sẽ giúp con người chủ động tìm tòi, khám phá và tiếp thu những kiến thức mình cần, kiến thức mới, thích nghi và đáp ứng tốt sự trong một xã hội ngày càng phát triển và hội nhập. Còn học thêm thông thường mà thầy cô giáo chính khóa dạy là học nhồi nhét, học thụ động và học cái mà thầy cô có sẵn, chuẩn bị sẵn. Đa phần kiến thức các thầy cô truyền thụ khi đó chỉ là học trước, học lại bài trên trường, làm cho quen dạng bài để áp dụng vào bài kiểm tra, bài thi sắp tới chứ không cần phải suy nghĩ, động não. Như vậy học trò sẽ đương nhiên không cần phải tìm tòi, không cần phải nghiên cứu, không cần phải phát huy sáng kiến.
Đừng “tước đi” quyền của con trẻ?
Đã bao nhiêu bình luận, phản ánh và góp ý về tình trạng học quá tải của học sinh mà Bộ Giáo dục & Đào tạo chưa có lấy một văn bản nào trả lời. Chính bộ này đưa ra khẩu hiệu “Nói không với tiêu cực và bệnh thành tích”, nhưng chính họ lại mắc bệnh thành tích với chương trình dạy và học rối rắm, chẳng giống ai và rồi cũng chẳng để làm gì.
Ông Đồng Thanh Tùng – Một chuyên gia chuyên nghiên cứu xã hội cho rằng: Nhiều năm qua chúng ta luôn tranh đấu để bảo vệ quyền thanh niên, quyền phụ nữ, quyền người lao động, mà vô tình quên đi hay xem nhẹ quyền nghỉ ngơi, vui chơi giải trí của con trẻ.
Còn nhớ trong suốt nhiều năm qua, chúng ta đã có nhiều thỏa thuận, nhiều tính toán, thậm chí là nhiều tranh luận nảy lửa để đưa ra độ tuổi nghỉ hưu cho người lao động, hay việc tranh cãi, thảo luận về thời gian làm việc cho người lao động. Và rồi từ 52 tiếng làm việc/tuần chúng ta giảm xuống 48 tiếng, và chốt lại 40 tiếng/tuần với người lao động.
Trong khi đó từ việc trẻ nhỏ trước đây chỉ phải học nửa ngày, nghỉ hè 3 tháng, dần dần thời gian học tăng lên, thời gian nghỉ ít đi và hiện nay các cháu chỉ được nghỉ đúng nghĩa mỗi năm hơn một tháng hè, thời gian học thì từ sáng sớm tinh mơ đến khuya, kể cả ngày nghỉ, thứ Bẩy, Chủ Nhật, không còn thời gian để nghỉ ngơi chứ chưa nói đến chuyện vui chơi, giải trí hay học kỹ năng sống.
Đành rằng quyền dạy thêm là của thầy cô giáo, quyền học thêm là của các bậc phụ huynh nhưng người lớn chúng ta cũng cần trả lại cái quyền được nghỉ ngơi, quyền được vui chơi giải trí của con nhỏ, đừng để các cháu biến thành quân cờ trong tay phụ huynh và Nhà trường để 2 bên thỏa mãn vấn đề “ngại đụng chạm, sợ bị trù úm” và hơn cả là bệnh sĩ thành tích.
Bên cạnh luật bảo vệ xâm hại thân thể trẻ con, người lớn chúng ta cần phải tạo ra luật bảo vệ quyền được tự do học tập, quyền được tự do nghỉ ngơi để sau này chúng ta có một thế hệ vừa khỏe về thể chất, vừa mạnh về tinh thần, chủ động, sáng tạo, đủ sức xây dựng đất nước đi nhanh trên con đường hội nhập.
Theo Diễn đàn doanh nghiệp
Nguồn: https://diendandoanhnghiep.vn/nguoi-lon-lam-8-tieng-sao-bat-tre-hoc-12-tieng-moi-ngay-10149992.html
Cùng chuyên mục
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Đại lễ Vesak 2025: 10.000 người sẽ tham dự lễ hoa đăng cầu nguyện hòa bình
DNTH: Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) sẽ đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 (Đại lễ) từ ngày 6 đến 8/5 ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, các hoạt động chào mừng diễn ra từ ngày 2.5. Trong khuôn khổ đại...

'Sắc màu thành phố Bác' đặc sắc với nhiều loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống
DNTH: Nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống của Việt Nam như cải lương, hát bội, múa bóng rỗi, đờn ca tài tử... được trình diễn kết hợp trong chương trình 'Sắc màu thành phố Bác', diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP.HCM).

Hà Nội bắn pháo hoa mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
DNTH: Thành phố tổ chức bắn pháo hoa vào ngày 22/4 và 27/4 tại khu vực đường đua F1 (quận Nam Từ Liêm) và công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng).

Công nghệ trình chiếu ánh sáng chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
DNTH: Tối 19/4, UBND TP Hồ Chí Minh, Sở Văn hóa Thể thao TP Hồ Chí Minh đã khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao, công nghệ trình diễn chủ đề “Sắc màu Thành phố Bác” để chào mừng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam,...

Nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
DNTH: Sáng nay (18/4) tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm (2023-2025) tổ chức Họp báo các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống...

Sẽ có 119 bài tham luận tại Hội thảo khoa học cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
DNTH: Hội thảo kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) cấp quốc gia sẽ diễn ra tại TP. HCM vào ngày mai (20/4). Hội thảo có 119 bài tham luận được chuẩn bị công phu và nghiêm túc.
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Sống khỏe
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
-
"3 nhớ 2 không" phục hồi sức khoẻ, nạp năng lượng sau kỳ nghỉ Tết
-
Giá trị sống từ không gian xanh
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...