Nguồn cung hàng hóa dồi dào, giá rau xanh tại chợ Hà Nội vẫn tăng mạnh

09:03 | 19/09/2024

DNTH: Ở các hệ thống siêu thị và các chợ truyền thống tại Hà Nội, người dân không còn tình trạng tích trữ thực phẩm, nguồn cung hàng hóa vẫn dồi dào.

Nguồn hàng hóa dồi dào sau bão

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 Yagi, thị trường hàng hóa miền Bắc cũng chịu tác động không ít từ việc khan hiếm hàng hóa, đặc biệt là mặt hàng rau xanh. Ghi nhận tại Hà Nội cho thấy hàng hóa cơ bản được đảm bảo do nguồn hàng dồi dào và sự chuẩn bị sẵn sàng của các doanh nghiệp bán lẻ, phân phối từ trước, trong và sau bão lũ.

Trên thực tế,  ở các hệ thống siêu thị và các chợ truyền thống tại Hà Nội, người dân không còn tình trạng tích trữ thực phẩm. Các kệ hàng, quầy hàng rau xanh, thực phẩm tươi sống, lương thực... vẫn đầy ắp. 

Nguồn cung hàng hóa dồi dào, giá rau xanh tại chợ Hà Nội vẫn tăng mạnh- Ảnh 1.

Các mặt hàng rau xanh, thực phẩm vẫn đầy ắp trên kệ Winmart (Ảnh: Thanh Loan).

Chị Linh - một nhân viên ở quầy hàng rau củ tại siêu thị Winmart cho biết giá cả hàng hóa trước, trong và sau bão không có nhiều thay đổi. Hàng ngày, siêu thị vẫn nhập đủ nguồn hàng để cung cấp cho người dân, không có tình trạng khan hiếm hàng hóa.

"Thời điểm trước bão, mọi người có đổ xô đi mua thực phẩm tích trữ nhưng siêu thị chưa bao giờ bị thiếu hụt nguồn hàng. Tất cả các mặt hàng tại siêu thị vẫn đang đảm bảo nguồn cung cho người tiêu dùng" - chị Lan chia sẻ.

Nguồn cung hàng hóa dồi dào, giá rau xanh tại chợ Hà Nội vẫn tăng mạnh- Ảnh 2.

Tại Tops Market, lượng hàng hóa dồi dào, người dân đi mua sắm khá vắng (Ảnh: Thanh Loan).

Trước đó ngày 11/9, Bộ Công Thương đã gửi Công điện về việc triển khai hiệu quả Tổ công tác tiền phương. Nhiệm vụ của Tổ công tác là cung ứng và điều tiết hàng hóa thiết yếu tại các địa phương chịu ảnh hưởng sau bão số 3, nhằm trực tiếp nắm bắt tình hình thị trường và nhu cầu hàng hóa.

Nguồn cung hàng hóa dồi dào, giá rau xanh tại chợ Hà Nội vẫn tăng mạnh- Ảnh 3.

Nhiều thực phẩm tươi sống được giảm giá tại siêu thị (Ành: Thanh Loan).

Công điện cũng yêu cầu các cơ quan chức năng điều phối hàng hóa giữa các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng bởi mưa lũ với các tỉnh khác, đặc biệt ưu tiên việc điều tiết hàng hóa từ miền Trung và miền Nam.

Đáng chú ý, một số doanh nghiệp còn thực hiện các chương trình giảm giá, bán hàng không lợi nhuận dành cho bà con, tổ chức cứu trợ người dân vùng lũ.

Điển hình, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TPHCM (Saigon Co.op) vừa công bố triển khai chương trình "Hàng hóa không lợi nhuận dành cho bà con, các tổ chức cứu trợ vùng lũ", vừa giữ ổn định giá cả các mặt hàng thiết yếu tại 800 điểm bán của Saigon Co.op trên toàn quốc.

Giá rau xanh tại chợ vẫn tăng mạnh

Thực tế nguồn hàng tại Hà Nội vẫn dồi dào, tuy nhiên giá mặt hàng rau xanh ở các chợ truyền thống vẫn chứng kiến mức tăng mạnh. Cụ thể tại chợ Mỹ Đình, không có tình trạng khan hiếm nguồn hàng nhưng giá rau vẫn tăng mạnh so với thời điểm trước bão. Theo ghi nhận, giá rau muống vẫn ở mức 20.000 đồng/bó (tăng 10.000 đồng), giá mồng tơi là 25.000 đồng/bó, bắp cải trắng 25.000 đồng/kg, rau cải 23.000 đồng/kg...

Chia sẻ về lý do, chị Hoa - tiểu thương tại chợ Mỹ Đình cho rằng: "Bão lũ nên các vườn rau cũng bị hỏng hết. Những người bán hàng nhỏ lẻ như chúng tôi đều nhập rau từ các tỉnh, huyện quanh Hà Nội nên không thể tránh khỏi việc tăng giá hàng".

Nguồn cung hàng hóa dồi dào, giá rau xanh tại chợ Hà Nội vẫn tăng mạnh- Ảnh 4.

Dù hàng hóa dồi dào, giá rau tại chợ vẫn giữ mức tăng mạnh (Ảnh: Thanh Loan)

Theo đó, anh Dương (Nam Từ Liêm, Hà Nội) bày tỏ khá bất ngờ khi giá rau xanh tại các chợ ở Hà Nội vẫn tăng giá mạnh, có mặt hàng tăng gấp 2-3 lần so với thời điểm trước bão lũ. Vì vậy, anh đã lựa chọn tin dùng các sản phẩm trong hệ thống siêu thị vì vừa ổn định giá cả lại an tâm chất lượng. 

Trước đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ra Công điện về việc tăng nhằm tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường trước hậu quả của cơn bão số 3.

Công điện được đưa ra nhằm kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý. Đặc biệt là lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp trong thời gian sau bão.

Theo Người đưa tin

Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/nguon-cung-hang-hoa-doi-dao-gia-rau-xanh-tai-cho-ha-noi-van-tang-manh-204240918191655201.htm


Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

"Sốc" với giá vé máy bay dịp nghỉ lễ

DNTH: Theo ghi nhận của phóng viên Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn ngày 19/4, một số chuyến bay đến các khu du lịch như Phú Quốc, Côn Đảo, TP. HCM, Hà Nội… tăng mạnh trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5, giá vé hiện đang ở mức rất cao,...

Doanh số bán ô tô tại Việt Nam tăng 47%

DNTH: Chiều 11/4, Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) công bố doanh số bán hàng của các đơn vị thành viên trong tháng 3/2025 đạt 31.750 xe, tăng 47% so với tháng trước và tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái.

Biến áp lực thành cơ hội mở rộng tăng trưởng

DNTH: Trước chính sách thuế đối ứng của Mỹ, doanh nghiệp công nghiệp cần biến khó khăn thành động lực mở rộng tăng trưởng.

Thịt lợn đang... hạ nhiệt

DNTH: Cục Thống kê cho biết, vừa qua, có thời điểm giá thịt lợn biến động, tăng mạnh nhất là đầu tháng 3, nhưng sau đó đã chững lại và giảm dần, đến cuối tháng 3 chỉ còn tăng ở một số tỉnh phía Nam.

Tăng thuế thu từ kinh doanh thương mại điện tử lên 19%

DNTH: Bộ Tài chính cho biết, 3 tháng đầu năm, số thu thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử là 34,5 nghìn tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ.

Thị trường nông sản: Giá xuất khẩu gạo tiếp tục tăng

DNTH: Giá lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua không có biến động mạnh dù đang cao điểm thu hoạch lúa Đông Xuân. Giá gạo xuất khẩu Việt Nam tiếp tục tăng và thu hẹp dần sự chênh lệch về giá xuất khẩu với các nước khác trong...

XEM THÊM TIN