Nguyên Chủ tịch UBCKNN Vũ Bằng: 'Không thể vì các sai lầm mà siết chặt cơ hội tiếp cận vốn của doanh nghiệp'

14:02 | 08/11/2018

DNTH: Ông Vũ Bằng – Nguyên Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Thành viên Tổ tư vấn của Chính phủ đưa ra một số điểm góp ý với mong muốn Luật Chứng khoán sửa đổi sát với thực tế và đi vào cuộc sống.

nhadautu - ong vu bang

Ông Vũ Bằng - Nguyên Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Thành viên Tổ tư vấn của Chính phủ 

Bên cạnh nhiều điểm tích cực và được nâng cao hơn, ông Vũ Bằng đã nêu một số điểm bất cập trong Dự thảo Luật Chứng khoán  sửa đổi. Trong đó, ông đặc biệt nhấn mạnh đến 3 điểm của Dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi mà nếu ban hành sẽ ảnh hưởng và tạo cú sốc với doanh nghiệp.

Thứ nhất, khái niệm chào bán riêng lẻ. Phạm vi quy định chào bán riêng lẻ rất hẹp so với thông lệ quốc tế, có thể thấy Dự thảo Luật đang "thắt" điều kiện phát hành riêng lẻ, như vậy doanh nghiệp sẽ “không có cửa” huy động vốn.

Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa muốn đi con đường chào bán cổ phiếu riêng lẻ, nhưng phạm vi chào bán quá hẹp nên khả năng tiếp cận vốn rất khó. Ngoài ra, Dự thảo đã bắt đầu mở ra về phạm vi đối tượng, nhưng vẫn khá xa với quy định quốc tế. Theo đó, chào bán riêng lẻ, ngoài các cổ đông nhỏ lẻ dưới 100 người, theo quy định được chia ra 3 nhóm các nhà đầu tư chứng khoán đủ điều kiện, gồm các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp (CTCK, ngân hàng, quỹ đầu tư); nhà đầu tư chứng khoán đủ tiêu chuẩn hiểu biết và tự chịu trách nhiệm (người có giấy phép hành nghề, nhân viên nghiệp vụ tổ chức tài chính) và doanh nghiệp có vốn từ 1.000 tỷ đồng. Ông Bằng cho rằng, con số 1.000 tỷ là quá lớn và khó để các doanh nghiệp tiếp cận vốn, trong khi đó, luật tại Singapore chỉ yêu cầu doanh nghiệp có vốn 10 triệu USD SGP, cỡ khoảng 6 triệu USD Mỹ và 150 tỷ đồng Việt Nam.

Ngoài ra, quy định hiện nay với cá nhân đang khá rườm rà, trong khi việc kiểm soát tài sản có thể chỉ thông qua giấy tờ sổ đỏ, chứng khoán và sổ tiết kiệm và xác nhận giao dịch chuyển nhượng khi đến mở tài khoản chứng khoán.

Đáng chú ý, quy định chào bán tối thiểu 20% vốn phải do 100 nhà đầu tư nắm giữ. Điều này đồng nghĩa đợt chào bán sẽ được tính là không thành công và bị hủy nếu điều kiện này không đảm bảo. Điều này khiến việc huy động vốn của doanh nghiệp dễ thất bại và nhiều doanh nghiệp sẽ không đáp ứng được và không thể niêm yết.

Ông cũng nhận định, Dự thảo Luật nâng điều kiện công ty đại chúng về vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng lên 30 tỷ đồng cùng với hai điểm trên sẽ khiến nhiều doanh nghiệp không thể huy động vốn và không thể niêm yết.

Ngoài các nội dung trên, ông Vũ Bằng cũng đánh giá phạm vi điều chỉnh của Dự thảo nên theo thông lệ quốc tế và đề cập chứng khoán ngắn hạn (không chỉ dài hạn). Lý giải cho quan điểm này, ông Bằng nhận định, trong các quá trình giấy tờ có giá, tín phiếu,… và các quỹ đầu tư đều đầu tư vào giấy tờ có giá ngắn hạn, nếu được đề cập thì phạm vi sẽ toàn diện hơn.

Ngoài ra, UBCKNN chủ trương chuyển sang hệ thống quản lý dù doanh nghiệp thua lỗ và không đủ điều kiện nhưng vẫn có thể chào bán cổ phiếu ra công chúng để tiếp cận vốn. Vấn đề tiếp cận vốn rất được Chính phủ quan tâm nhưng hiện vẫn chưa đủ điều kiện, do đó ông Bằng đánh giá thế hệ Luật cải cách lần này (lần thứ ba chỉnh sửa) nên có sự nới lỏng điều kiện và tăng cường minh bạch công bố thông tin để doanh nghiệp có thể tiếp cận vốn.

“Nên tăng cường minh bạch hơn là tăng điều hành kiểm soát... Không thể vì các sai lầm mà siết chặt và ảnh hưởng cơ hội tiếp cận vốn của doanh nghiệp", ông Bằng nói.

Theo NĐT

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Bộ Nông nghiệp và Môi trường triển khai kế hoạch đột phá khoa học công nghệ

DNTH: Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ nghiên cứu cơ chế khuyến khích các hợp tác xã đầu tư cho chuyển đổi số và KHCN trong sản xuất, kinh doanh.

Nghị quyết 57 và cơ hội chuyển mình của doanh nghiệp

DNTH: Nghị quyết số 57-NQ/TW, ban hành ngày 22/12/2024, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam, đặc biệt đối với cộng đồng doanh nghiệp.

Giảm mạnh thuế nhập khẩu đối với 3 dòng ô tô

DNTH: Bộ Tài chính đang đề xuất điều chỉnh mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với một số mặt hàng ô tô nhằm đa dạng hóa nguồn cung xe nhập khẩu, thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường và xây dựng hệ thống thuế...

Đề xuất giảm 2% thuế VAT với xăng, dầu: Bài toán cần cân đối là làm sao hài hòa nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước

DNTH: Bộ Tài chính đề xuất mở rộng diện giảm 2% thuế VAT với một số mặt hàng, trong đó có xăng, dầu và kéo dài chính sách ưu đãi này tới hết năm 2026. Đề xuất nhận được sự ủng hộ của người dân và cộng đồng DN.

Bổ sung nguồn kinh phí thực hiện chế độ nghỉ hưu trước tuổi tại đơn vị sự nghiệp công lập

DNTH: Nghị định 67/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 16 về nguồn kinh phí để thực hiện chế độ đối với viên chức và người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Doanh nghiệp nhà nước phải tập trung tiên phong trong 6 lĩnh vực

DNTH: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 21/3/2025 về nhiệm vụ, giải pháp của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) góp phần tăng trưởng kinh tế hai con số, phát triển đất nước nhanh và bền vững.

XEM THÊM TIN