Nhu cầu tăng, xuất khẩu cá tra vào EU quay trở lại đường đua

14:20 | 19/12/2023

DNTH: Xuất khẩu cá tra sang thị trường EU đã có những khởi sắc trong những tháng cuối năm 2023 cho thấy, ngành hàng này đang từng bước trở lại đường đua

Nhu cầu tăng, xuất khẩu cá tra vào EU quay trở lại đường đua
Xuất khẩu cá tra vào Eu trở lại đường đua.

Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), nửa đầu tháng 11/2023, xuất khẩu cá tra sang EU đạt hơn 6 triệu USD, giảm 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính đến ngày 15/11/2023, EU đã mua hơn 150 triệu USD cá tra từ Việt Nam, giảm 17% so với cùng kỳ năm 2022.

Theo các chuyên gia VASEP, xuất khẩu sang thị trường EU đã có những khởi sắc những tháng cuối năm 2023 trong khi giá trung bình xuất khẩu vẫn chứng kiến sụt giảm cho thấy nhu cầu tiêu thụ của người tiêu dùng không giảm. Do đó, các chuyên gia VASEP khuyến nghị, doanh nghiệp cần chuẩn bị nguồn hàng ổn định, cung ứng hàng hóa kịp thời để duy trì xuất khẩu sang thị trường này nhất là trong bối cảnh khó khăn toàn cầu như hiện nay.

Trước đó, trong tháng 9 và tháng 10/2023 kim ngạch xuất khẩu cá tra sang EU liên tục tăng trưởng dương và duy trì ở mức 10 - 11% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, Đức đã tăng nhập khẩu cá tra Việt Nam gấp 2,5 lần trong cả tháng 9 và tháng 10/2023, giá trị đạt lần lượt 5,5 triệu USD và 6,3 triệu USD. Đây cũng là giá trị cao nhất kể từ đầu năm nay của quốc gia này về tiêu thụ cá tra.

Lũy kế xuất khẩu cá tra 10 tháng đầu năm 2023 sang khối thị trường EU đạt gần 144 triệu USD, giảm 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, tháng 9 và tháng 10/2023 kim ngạch xuất khẩu cá tra sang EU liên tục tăng trưởng dương và duy trì ở mức 10% - 11% so với cùng kỳ năm 2022.

Trong đó, Đức đã tăng nhập khẩu cá tra Việt Nam gấp 2,5 lần trong cả tháng 9 và tháng 10/2023, giá trị đạt lần lượt 5,5 triệu USD và 6,3 triệu USD. Đây cũng là giá trị cao nhất kể từ đầu năm nay của quốc gia này về tiêu thụ cá tra. Tuy nhiên, giá FOB trung bình xuất khẩu cá tra trong tháng 10/2023 vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi trở lại khi chỉ ở mức 2,41 USD/kg, mức giá thấp nhất trong 10 tháng đầu năm nay.

Tính đến hết tháng 10/2023, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Hà Lan đạt 37 triệu USD, giảm 21% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù là thị trường top 1 trong khối EU ghi nhận nhập khẩu nhiều nhất cá tra Việt Nam, tuy nhiên tháng 10/2023, lượng tiêu thụ tại quốc gia này đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm nay, giảm 27% và chỉ đạt hơn 2 triệu USD.

Tính đến ngày 15/11/2023, Hà Lan vẫn tạm dẫn đầu trong khối EU về nhập khẩu cá tra từ Việt Nam với hơn 39 triệu USD, giảm 21% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ tính riêng nửa đầu tháng 11/2023, quốc gia này đã tiêu thụ gần 2 triệu USD cá tra Việt Nam các sản phẩm. Mặc dù giá trị xuất khẩu sang Hà Lan trong nửa đầu tháng 11 vẫn giảm 29% so với cùng kỳ, nhưng Hà Lan vẫn “bỏ xa” các quốc gia khác trong khối về tiêu thụ cá tra Việt Nam.

Nửa đầu tháng 11/2023, giá trị xuất khẩu cá tra sang Đức chỉ bằng 1/10 giá trị xuất khẩu trong tháng 10 (khoảng hơn 600 nghìn USD cá tra). Trong khi đó, chỉ tính riêng tháng 10/2023 nền kinh tế lớn nhất châu Âu này tiêu thụ hơn 6 triệu USD cá tra Việt Nam.

Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC) tính hết tháng 9/2023, Đức mua gần 8000 tấn cá thịt trắng (chủ yếu là cá tra) từ Việt Nam trị giá hơn 32 triệu USD. Con số này vượt qua khối lượng mà Đức nhập khẩu từ Việt Nam trong cả năm 2022. Cũng theo ITC, Việt Nam là nguồn cung cá thịt trắng lớn thứ 4 thế giới cho Đức, sau Trung Quốc, Mỹ và Na Uy.

VASEP nhận định, ngành xuất khẩu cá tra Việt Nam vẫn đang từng bước trên đường đua quay trở lại EU. Khách hàng tại khối thị trường này được đánh giá ngày càng khó tính và kỹ lưỡng hơn trong chọn thực phẩm, nhất là người tiêu dùng tại Đức. Xuất khẩu sang thị trường EU đã có những khởi sắc những tháng cuối năm 2023 trong khi giá trung bình xuất khẩu vẫn chứng kiến sụt giảm cho thấy nhu cầu tiêu thụ của người tiêu dùng không giảm. Do đó doanh nghiệp cần chuẩn bị nguồn hàng ổn định, cung ứng hàng hóa kịp thời để duy trì xuất khẩu sang thị trường này nhất là trong bối cảnh khó khăn toàn cầu như hiện nay.

Theo Thương hiệu Sản phẩm

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Chuyển đổi số trong nông nghiệp: Đừng để mãi là tiềm năng

DNTH: Chuyển đổi số đang trở thành xu hướng tất yếu trong nền kinh tế, và ngành nông nghiệp Việt Nam cũng không ngoại lệ. Việc ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, chế biến và phân phối nông sản không chỉ giúp nâng cao hiệu quả...

Ngành nông nghiệp từ phát thải đến tạo tín chỉ carbon

DNTH: Thị trường carbon đang trở thành công cụ chính để giảm phát thải khí nhà kính, tạo cơ hội mới cho nông nghiệp Việt Nam. Cam kết của Việt Nam trong việc giảm phát thải mở ra cơ hội lớn cho ngành này khi thiết lập và vận hành cơ...

Phát triển xanh giúp ngành tôm Việt Nam duy trì vị thế trên thế giới

DNTH: Phát triển xanh là điều kiện tiên quyết để ngành tôm Việt Nam duy trì vị thế trên thị trường thế giới, bằng việc ứng dụng công nghệ tiên tiến, kiểm soát tốt dịch bệnh.

Công nghệ và chuyển đổi số nông nghiệp chưa bùng nổ

DNTH: Để ứng dụng nhanh công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp cần nâng cao nhận thức, kỹ năng sử dụng cho nông dân, hợp tác xã.

3 "cái được" cho Việt Nam từ AGRITECHNICA ASIA 2025

Hội chợ Máy móc Nông nghiệp AGRITECHNICA ASIA 2025 diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh vừa khép lại. Có thể nói đây là một cơ hội để ngành Nông nghiệp Việt Nam có được cái nhìn rõ hơn về chuyển đổi phương thức sản xuất sang hướng...

Chủ động ứng phó, bảo vệ nông nghiệp trước tình hình hạn mặn phức tạp

DNTH: Những ngày gần đây, tình hình xâm nhập mặn trên sông Hậu tại Sóc Trăng đang diễn biến phức tạp, với độ mặn xâm nhập sâu từ 35 - 50 km, báo hiệu cao điểm mùa khô 2025 đang ở giai đoạn gay gắt nhất.

XEM THÊM TIN